Nhận thức chung về tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

Một phần của tài liệu Học phần 2 Giáo Dục Quốc Phòng F2 (Trang 62 - 63)

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

5.1. Nhận thức chung về tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

5.1.1. Một số khái niệm cơ bản

5.1.1.1. Nhân phẩm

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được, là giá trị làm người của mỗi con người. Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

- Nhân phẩm là tất cả những phẩm chất tạo nên giá trị, cốt cách của một con người trong xã hội. Nhân phẩm là phạm trù đạo đức gắn liền với mỗi cá nhân. Nhân phẩm được hình thành từ khi sinh ra và phát triển trong suốt cuộc đời của con người.

- Các yếu tố của nhân phẩm: có lương tâm trong sáng, nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.

5.1.1.2. Danh dự

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.

- Danh dự là kết quả phản ánh sự đánh giá của xã hội về giá trị của con người từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội và với người khác. Danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của con người.

- Danh dự bao gồm lòng tự trọng (tự ý thức về giá trị, vai trò của bản thân) và uy tín (giá trị xã hội về mặt đạo đức và tài năng, sự cống hiến cho xã hội). Danh dự vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy con người hành động hướng đến điều tốt đẹp và tránh xa điều xấu, cái ác.

- Là con người, ai cũng mong muốn được người khác và xã hội đánh giá cao, coi trọng. Mỗi người đều có đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi người phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác là nguyên tắc hiến định, được Pháp luật bảo đảm.

- Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, với hoàn cảnh điều kiện xã hội khác nhau thì tiêu chí đánh giá về của xã hội về danh dự của con người là khác nhau.

5.1.1.3. Xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

Xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác được thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho XH, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người.

- Hành vi thể hiện xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người: Dùng lời nói hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu cho người khác khiến dư luận xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó.

- Việc đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào người đưa ra thông tin vô ý hay cố ý. Tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc là tốt hay không dựa trên những nguyên tắc đạo đức xã hội, không phụ thuộc vào việc người đưa ra những thông tin vô ý hay cố ý. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại.

5.1.1.4. Tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

Tội phạm xâm hại nhân phẩm, danh dự của người khác là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác và phải bị xử lý hình sự.

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định trong Bộ luật Hình sự, của người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, và phải bị xử lý hình sự.

- Hành vi được biểu hiện dưới các hình thức dùng ngôn ngữ, hành động hoặc không hành động: hiếp dâm; cưỡng dâm; giao cấu; khiêu dâm; lây truyền HIV; buôn bán, đánh tráo, trao đổi mô, bộ phận cơ thể hoặc người; làm nhục; vu khống đối với người khác.

Một phần của tài liệu Học phần 2 Giáo Dục Quốc Phòng F2 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w