Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Một phần của tài liệu Học phần 2 Giáo Dục Quốc Phòng F2 (Trang 63 - 65)

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

5.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

5.1.2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại. Khách thể của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là nhân phẩm của người khác, danh dự của tập thể hay cá nhân khác bị chủ thể là người khác hay pháp nhân thương mại xâm phạm.

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển hiện nay, nhân phảm, danh dự của con người ngày càng được đề cao, con người ngày cảng nhận thức rõ hơn về giá trị làm người, về nhân phẩm, danh dự của bản thân mình. Con người đang có xu hướng đề cao các giá trị tinh thần thay vì chỉ nghĩ tới những giá trị vật chất như giai đoạn trước. Tuy nhiên, việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu về văn hóa, xã hội... đã làm nhận thức của một bộ phận người dân có sự thay đổi về quan niệm sống. Cuộc sống trong điều kiện kinh tế thị trường, khiến nhiều người chạy theo những tham vọng và tiền bạc bất chấp mọi thủ đoạn nhằm đạt được mục đích của mình, thậm chí hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác. Con người muốn mình có địa vị trong xã hội, muốn được xã hội coi trọng và kính nể, muốn giá trị làm người của bản thân được nâng cao nhưng để đạt được điều đó, họ lại sẵn sàng hạ thấp phẩm giá của người khác, chà đạp lên giá trị làm người của người khác. Đó là một nghịch lý trong xã hội hiện đại ngày nay. Đặc biệt, sự tác động của truyền thông, của internet, của các phương tiện thông tin đại chúng đã ảnh hưởng đến lớn đến cách xử sự của cá nhân trong xã hội. Những thông tin vu khống, những lời nói miệt thị, những hình ảnh xúc phạm, bôi nhọ thanh danh của người khác… được dễ dàng đăng tải vả lan truyền trên facebook, trên các diễn đàn xã hội khiến bản thân những người thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác cảm thấy đó là việc bình thường, không nghiêm trọng và bản thân những người tiếp nhận những thông tin đó cũng dửng dưng về những thông tin

mình có được mà không nghĩ tới những tổn thương mà những người là nạn nhân phải gánh chịu.

5.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.

Những dấu hiệu trong mặt khách quan thường được mô tả chi tiết trong các điều khoản phần các tội phạm cụ thể. Các dấu hiệu trong mặt khách quan biểu hiện ra bên ngoài dễ nhận biết hơn các yếu tố khác, và giữa các loại tội phạm khác nhau thì có các dấu hiệu trong mặt khách quan khác nhau.

Hành vi khách quan cấu thành các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác; hành vi vu khống; hành vi làm nhục người khác; hành vi lây truyền HIV cho người khác; hành vi xâm hại tình dục và hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người và mua bán người; hành vi đánh tráo, chiếm đoạt người. Những hành vi này gây ra nhiều thiệt hại cho nạn nhân mà nhiều trường hợp không thể lường trước hậu quả của nó. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, những dạng hành vi này đã có nhiều biến đổi cả về hình thức thực hiện lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội.

5.1.2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2017. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự mọi tội phạm về xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với các tội hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi.

Đốỉ với chủ thể của một số tội xâm hại tình dục như: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm và tội cưỡng dâm trẻ em, trong lý luận từ trước tới nay đều xác định đây là những tội có chủ thể đặc biệt về giới tính: nam giới là chủ thể của những tội phạm này còn nữ giới chỉ có thể tham gia với vai trò đồng phạm (người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức).

5.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Lỗi của người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người đều là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vì những động cơ và mục đích khác nhau mà đều mong muốn thực hiện hành vi đó.

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Thông thường, động cơ phạm tội của những người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thường do ham muốn, nhu cầu tình dục hoặc do những mâu thuẫn cá nhân hoặc các động cơ khác. Tuy nhiên, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người phạm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc được định tội.

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích phạm tội của những người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thông thường là muốn thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân, thu lợi bất chính hoặc cố ý nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Một phần của tài liệu Học phần 2 Giáo Dục Quốc Phòng F2 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w