Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Một phần của tài liệu Học phần 2 Giáo Dục Quốc Phòng F2 (Trang 85 - 88)

23 Tập đoàn BKAV, Báo cáo tổng kết công tác an ninh mạng năm 2019.

6.2.4. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

liên quan đến không gian mạng.

Để chống lại các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, các cơ quan chức năng tiến hành phát hiện kiểm duyệt và chặn lọc, thu thập, xử lý thông tin sai phạm trên môi trường mạng.Phát hiện, điều tra để nắm tình hình, dự báo tình hình không để xảy ra các tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, các sự cố an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an inh mạng. Thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; tổ chức ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, phá hoại, lấy cắp thông tin trên mạng, xử lý các hoạt động lợi dụng mạng để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác.

6.2.3.6. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn thông tin, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Thực hiện tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn về các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng để sử dụng thiết bị thông minh, IoT an toàn, hiệu quả; các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và an toàn thông tin cho Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, giao dịch điện tử; ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong nước; bảo vệ thông tin cá nhân; phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; phòng, chống phần mềm độc hại, nâng cao cảnh giác đối với các nguồn phát tán thông tin độc hại, thông tin vi phạm pháp luật; đường lối, cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng; cảnh báo các sự cố, các lỗ hổng bảo mật, các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng; các xu hướng an toàn thông tin.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, những nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đến mọi đối tượng. Thực hiện tuyên truyền giáo dục trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, thông qua các hệ thống thông tin cơ sở. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức trực quan sinh động như gameshow, thông qua tờ rơi, panô áp phích vv. Thông qua qua hình thức nhắn tin, cảnh báo với sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, các mạng xã hội, trình duyệt Việt Nam nhằm cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin và các biện pháp phòng ngừa.

6.2.4. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật trênkhông gian mạng không gian mạng

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông và các phương tiện điện tử đã và đang mang đến sự ảnh hưởng cực kỳ to lớn về mọi mặt đối với mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân trong thời đại công nghệ số hiện nay. Với học sinh, sinh viên, không gian mạng đã cung cấp nguồn tài nguyên khổng lồ có tác động cực kỳ to lớn đối với việc học tập,

rèn luyện, nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm việc làm, vui chơi, giải trí, giao tiếp, sáng tạo… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng không gian mạng, nhất là các mạng xã hội cũng gây ra những tác động không tốt đối với học học sinh, sinh viên. Nhiều học sinh, sinh viên ngày càng sao nhãng việc học tập và hoạt động ngoại khóa, sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút. Các vụ việc vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng tăng cả về số vụ, mức độ và tính chất nghiêm trọng. Nhiều học sinh, sinh viên “nghiện” internet, game, mạng xã hội còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm, hình thành lối sống ảo, tự kỷ. Thậm chí không ít trẻ em đã bị quấy rối trên môi trường mạng. Nhiều trường hợp học sinh, sinh viên vì thiếu văn hóa ứng xử trên không gian mạng dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường, xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Một số học sinh, sinh viên sa đà vào các trang web đen, tệ nạn mại dâm, đánh bạc thông qua môi trường mạng vv. Một số học sinh, sinh viên đã sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi đánh cắp các thông tin của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích tống tiền, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. học sinh, sinh viên còn trở thành đối tượng để các thế lực thù địch, tội phạm công nghệ lôi kéo, mua chuộc, kích động tập hợp lực lượng, huấn luyện, tuyển dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Không gian mạng có tác động tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào nhận thức và hành động của mỗi người nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng. Để góp phần phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mỗi học sinh, sinh viên cần thực hiện tốt những nội dung sau. Không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để nâng cao nhận thức, bản lĩnh, lập trường tư tưởng, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng xã hội thông tinlành mạnh, văn minh, an toàn. Nêu cao cảnh giác, phân biệt và đấu tranh có hiệu quả trước mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù trong chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị của nước ta trên không gian mạng. Không để bị lôi kéo, kích động, mua chuộc tham gia vào các hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các văn bản pháp luật quy định về hoạt động trên không gian mạng, không vi phạm pháp luật trên không gian mạng do thiếu hiểu biết. Khai thác, sử dụng có hiệu quả không gian mạng để nâng cao trình độ, rèn luyện, tu dưỡng bản thân, đóng góp tích cực cho sự phát triển mọi mặt của đất nước.

KẾT LUẬN

Bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mọi tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đây là hoạt động đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng, nhất là các lực lượng chuyên trách, các cơ quan chức năng. Để thông tin được bảo đảm an toàn, để không gian mạng ngày càng giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, đòi hỏi trước tiên cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật, các kiến thức và kỹ năng cơ bản để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và xây dựng tình thần trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn thông tin và phòng chống các hành vi vi phạm trên không gian mạng cho mọi đối tượng. Xây dựng xã hội thông tin tiến bộ, lành mạng, an toàn, hiện đại. Sử dụng có hiệu quả không gian mạng, tài nguyên trên không gian mạng để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại công nghệ

thông tin hiện nay.

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

1.Những vấn đề chung về an toàn thông tin và không gian mạng ?

2.Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng, các hành vi bị cấm trên không gian mạng ?

Chương 7

Một phần của tài liệu Học phần 2 Giáo Dục Quốc Phòng F2 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w