Chi phí duy tu hệ thống thoát nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhặm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 29)

a. Chi phí cho công tác duy tu

Quyết định 3025/QĐ-UBND ngày 13/06/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố định mức dự toán công tác bảo dưỡng, duy trì một số lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

60

Quyết định 988/QĐ-UBND ngày 10/03/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố bộ đơn giá dự toán công tác duy trì hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi phí duy tu hệ thống thoát nước lưu vực 1 thể hiện chi tiết (Bảng 3.18). Bảng 3.18 Chi phí công tác duy tu hệ thống thoát [28]

b. Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được tính bằng 40% chi phí sản xuất trực tiếp (theo công văn 1076/UBND-ĐTMT).

c. Chi phí xử lý bùn

Lượng bùn xử lý được tính dựa trên khối lượng bùn nạo vét cho lưu vực 01 (Tàu Hũ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ) và đơn giá theo Ủy ban nhân dân thành phố ban hành (Bảng 3.19).

61

Bảng 3.19 Tổng hợp chi phí xử lý bùn [28]

Stt Hạng mục Năm 2019

1 Bùn cùa Quận huyện (QH: 1, 3, 5, 10, 6, 8, 11,4)

(tấn) 11.978,84

2 Bùn hệ thống Thoát nước lựu vực TH-BN-KĐ-KT

(tấn) 8.640,36

3 Tổng bùn xử lý của mạng lưới (tấn) 20.619,20

4 Đơn giá xử lý (đồng) 1.300.000

5 Chi phí xử lý bùn tuyến (đồng) 26.804.960.000 6 Chi phí chưa bao gồm VAT và lợi nhuận định mức

(đồng) 23.318.799.478

d. Chi phí khấu hao

Cách tính khấu hao dựa theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Thông tư số 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT- BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức sau đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định =

Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian trích khấu hao

Các số liệu sử dụng dựa theo tổng mức đầu tư từng dự án, và thời gian khấu hao đối với kè, đập, cống, kênh, mương máng và thiết bị vận chuyển đường ống tối đa là 30 năm, chi tiết thể hiện tại (Bảng 3.20).

62

Bảng 3.20 Tính toán giá trị khấu hao hệ thống thoát nước

Stt Dự án Địa điểm Tổng mức đầu tư (triệu.đồng)

Chi phí khấu hao (triệu.đồng)

1

Cải tạo hệ thống thoát nước đường Pasteur (từ Lê Thánh Tôn đến Bến

Chương Dương). Quận 1

86.918 2.897

2 Dự án sửa chữa cống vòm đường

Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1 100.070 3.336

3

Lập dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Chí Thanh (từ đường Tạ Uyên đến đường Lý Thường Kiệt)

Quận 5 43.659 1.455

4 Cải tạo HTTN đường Lê Lai (từ

Nguyễn Trãi đến Phan Chu Trinh) Quận 1 36.119 1.204 5

Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Chí Thanh (từ Lý Thường Kiệt đến Ngô Quyền)

Quận 5 40.236 1.341

6

Dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Triệu Quang Phục (từ đường Hồng Bàng đến đường Hải Thượng Lãn Ông)

Quận 5 60.952 2.032

7

Lập dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hàm Nghi (từ vòng xoay Quách Thị Trang đến sông Sài Gòn)

Quận 1 95.985 3.200

Tổng cộng 463.939 15.465

Tổng mức đầu căn cứ trên các Quyết định 1998/QĐ-SGTVT, Quyết định 3138/QĐ- SGTVT, Quyết định 5245/ QĐ-SGTVT, Quyết định 5667/QĐ-SGTVT, Quyết định 4574/QĐ-SGTVT, Quyết định 5235/QĐ-SGTVT, Quyết định 4548/QĐ-SGTVT.

63

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhặm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)