KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhặm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

1. Kết luận

Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại TP.HCM. Tổng hợp chi phí duy tu hệ thống thoát nước giai đoạn 2017-2020 và các văn bản về quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của TP.HCM. Thống kê công suất xử lý và chi phí hoạt động các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động giai đoạn 2017-2020.

Trên cơ sở tổng hợp trên, nghiên cứu đã phân tích chi phí duy tu hệ thống thoát nước, vận hành các nhà máy XLNT và nguồn phí bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, phân tích tỷ lệ nước thải được xử lý hiện nay toàn thành phố chỉ đạt 12,68% và tỷ lệ nguồn thu phí bảo vệ môi trường chỉ đáp ứng được 44%-52% trên tổng chi phí duy tu và vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện hữu. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã tính toán chi phí xử lý 1m3 nước thải qua lưu vực điển hình 9.331 đồng/m3 (chưa bao gồm VAT).

Dựa trên các phân tích chi phí trên và dự báo sản lượng nước thải giai đoạn 2021- 2030 trên toàn thành phố và căn cứ đề án chống ngập và xử lý nước thải thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2045 và kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030, và Chương trình giảm ô nhiễm môi trường 2021-2030, nghiên cứu đã xây dựng 3 kịch bản thu phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu thu đủ bù chi với lộ trình đạt vào thời điểm 2030.

Qua kết quả khảo sát cho thấy lộ trình thu phí dịch vụ thoát nước chịu tác động nhận thức cộng đồng về việc thu gom và xử lý nước thải và xử lý nước thải trước khi thải ra kênh rạch, sự hiểu biết về các quy hoạch của nhà máy XLNT, và trình độ học vấn của đáp viên, và phần lớn các đối tượng được khảo sát chọn lộ trình 3, tương ứng với mức tăng 4%/năm và tỷ lệ nước thải được xử lý đến năm 2030 là 65,5%.

99

2. Kiến nghị

Để giảm gánh nặng ngân sách, tạo bền vững kinh tế môi trường trong tương lai cũng như phù hợp nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước” (theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 80/2014).

Ở các nước phát triển, luôn có sự tham gia của cộng đồng vào các công trình thoát nước thành phố để nâng cao nhận thức của cộng đồng không chỉ về bảo tồn môi trường nước cũng như tạo ra sự đồng thuận. Theo kết quả khảo sát cũng chứng minh rằng ô nhiễm nước là thứ hai ưu tiên cần được giải quyết và nguyên tắc trả tiền cho người gây ô nhiễm đã đạt được sự đồng thuận cao.

Đồng thời, tránh sự phản đối gay gắt của người dân, đề tài khuyến nghị rằng đơn giá dịch vụ thoát nước bắt đầu từ mức chi phí quản lý vận hành hệ thống thoát nước và nhà máy XLNT vào năm 2021 và lộ trình tăng dần đến năm 2030 với mức tăng tương ứng là 4%/năm.

100

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhặm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)