Phân tích phí bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhặm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 37)

Hiện nay, nguồn thu duy nhất dùng để duy tu hệ thống thoát nước và vận hành hành máy XLNT là phí BVMT đối với nước thải [5]. Phí BVMT đối với nước thải đựợc quy định trong Nghị định 53/2020/NĐ-CP, theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2020 /NĐ-CP “Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí” [30].

Do đó, mức phí bảo vệ môi trường từng đối tượng sử dụng giai đoạn 2017-2020 thể hiện chi tiết tại (Bảng 3.25).

Bảng 3.25 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt giai đoạn 2017 – 2020 [26]

Đối tượng sử dụng nước Mức thu phí Bảo vệ môi trường (đ/m 3)

2017 2018 2019 2020

Đối tượng sinh hoạt

Dưới 4m3/người/tháng 530 530 530 560

Từ 4m3 đến

6m3/người/tháng 1.020 1.020 1.080 1.150

Trên 6m3/người/tháng 1.140 1.140 1.210 1.280 Đối tượng không sinh hoạt

Đơn vị sản xuất 960 960 1.020 1.080

Cơ quan, hành chính sự

nghiệp 1.030 1.030 1.090 1.160

Đơn vị kinh doanh, dịch

vụ 1.690 1.690 1.790 1.900

Trên cơ sở mức thu (Bảng 3.25), phí bảo vệ môi trường thu được giai đoạn 2017- 2020 thể hiện tại (Bảng 3.26).

69

Bảng 3. 26 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt giai đoạn 2017- 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt Năm Doanh thu tiền

nước Thực thu phí bảo vệ môi trường Tỷ lệ thu phí/DT tiền nước

1 2017 4.235.808 406.763 9,60%

2 2018 4.589.716 440.659 9,60%

3 2019 4.944.529 474.212 10%

4 2020 5.573.873 533.514 10%

Tỷ lệ chi phí bảo vệ môi trường chi trả công tác duy tu hệ thống thoát nước và vận hành nhà máy XLNT thải được tính dựa trên tổng doanh thu phí bảo vệ môi trường và tổng chi phí công tác duy tu hệ thống thoát nước và vận hành các nhà máy XLNT (Bảng 3.27).

Bảng 3. 27 Tỷ lệ chi phí bảo vệ môi trường chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2017-2020

Stt Nội dung 2017 2018 2019 2020

1 Tổng thu phí bảo vệ môi

trường (tr.đồng) 406.763 440.659 474.212 533.514

2

Tổng chi phí công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước và vận hành các nhà máy xử lý nước thải (tr.đồng)

789.766 890.355 1.086.704 1.137.269

3

Tỷ lệ % chi phí bảo vệ môi trường chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (%)

52 49 44 47

4 Bổ sung từ ngân sách

70

Hình 3.17 Biểu đồ thể hiện hiện tỷ lệ chênh lệch giữa công tác duy tu và nguồn thu phí từ giai đoạn 2017-2020

Từ số liệu phân tích trên cho thấy giai đoạn 2017 - 2020, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đáp ứng khoảng 44% đến 52% chi phí công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước và vận hành các trạm và nhà máy xử lý nước thải. Theo Khoản 1 Điều 6 nghị định 53/2020 “Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí”. Hiện nay, nguồn thu duy nhất dùng để bảo trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là phí BVMT đối với nước thải. Như vậy, phần lớn những chi phí chủ yếu phụ thuộc ngân sách Nhà nước.

Đơn giá nước cấp từ năm 2013 -2019 hầu như không thay đổi, trong khi chi phí cho hoạt động này ngày một tăng. Do đó, nếu so sánh chênh lệch giữa phí bảo vệ môi trường và chi phí công tác duy tu hệ thống thoát nước và vận hành, bảo dưỡng các trạm và nhà máy nước thải, nguồn thu này đã không còn đủ đáp ứng cho hoạt động trên của thành phố. 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ thể hiện hiện tỷ lệ chênh lệch giữa công tác duy tu và nguồn thu phí giai đoạn 2017-2020

Doanh thu tiền nước

71

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhặm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hồ chí minh phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)