Thực hiện dạy học PH&GQVĐ

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua dạy học chủ đề “phương trình lượng giác (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.3.4. Thực hiện dạy học PH&GQVĐ

Qua việc nghiên cứu những đặc điểm của PPDH PH&GQVĐ ta thấy hạt nhân của PPDH này là việc điều khiển HS tự thực hiện hoặc hòa nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề. Quá trình này được chia làm bốn bước sau:

Nội dung trình bày ở mục này dựa theo [10, tr. 190 – 192].

Bước 1. Phát hiện/ thâm nhập vấn đề

- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề (giáo viên tạo tình huống).

- Giải thích hoặc chính xác hóa tình huống (nếu cần) để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.

- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề.

Bước 2. Tìm giải pháp (tùy từng hình thức dạy học, có thể là giáo viên có thể là học sinh)

- Tìm một cách giải quyết vấn đề. Việc này thường được thực hiện theo sơ đồ thuật toán Hình 1.3.

Hình 1.3, Nguồn: [10, tr. 291]

- Sau khi đã tìm được 1 giải pháp, có thể tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khác theo sơ đồ, so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháp hơp lý nhất.

Bước 3. Trình bày giải pháp (tùy từng hình thức dạy học, có thể là giáo viên có thể là học sinh)

Trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp tuân theo chuẩn mực đề ra trong nhà trường (nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì không cần phát biểu lại vấn đề).

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp

BẮT ĐẦU

PHÂN TÍCH VẤN

ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN HƯỚNG GIẢI

HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP KẾT THÚC Đ S

- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng của kết quả.

- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan và giải quyết (nếu có).

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua dạy học chủ đề “phương trình lượng giác (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)