Thực trạng về dạy học rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giả

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua dạy học chủ đề “phương trình lượng giác (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.7. Thực trạng về dạy học rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giả

giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác” ở trường THPT

Để tìm hiểu thực trạng dạy dạy học rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác” ở trường THPT tôi đã tiến hành khảo sát 8 GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Toán và 200 em HS khối 11 trường THPT Long Châu Sa. Hình thức khảo sát chủ yếu là lập phiếu khảo sát dành cho GV và HS,

Hình 1.4.

ngoài ra tôi cũng tham gia dự giờ một số tiết nhằm quan sát hoạt động dạy - học của GV và HS; trực tiếp trao đổi, phỏng vấn GV, HS trường THPT Long Châu Sa.

Kết quả khảo sát

+) Về giáo viên

 Nội dung của phiếu điều tra (xem phụ lục 1)

 Ý định sư phạm của các câu hỏi trong phiếu điều tra

Câu 1: Điều tra về phương pháp dạy học mà GV thường xuyên sử dụng khi dạy học môn Toán.

Câu 2: Điều tra về phương pháp dạy học mà GV thường xuyên sử dụng khi dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác”.

Câu 3: Điều tra về khó khăn mà GV gặp phải khi dạy học bằng phương pháp PH&GQVĐ.

 Kết quả điều tra Câu Đáp án 1 2 3 A 2 (25%) 0 (0%) 3 (37,5%) B 1(12,5%) 2 (25%) 2 (25%) C 1(12,5%) 6 (75%) 2 (25%) D 4 (50%) 0 (0%) 1 (12,5%)  Kết luận sơ bộ

Đa số GV sử dụng PPDH PH&GQVĐ một cách khá thường xuyên trong dạy học Toán (50%). Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này trong dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác” còn hạn chế (chỉ có 25% số GV chọn phương án khá thường xuyên sử dụng PPDH PH&GQVĐ trong dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác”) do gặp phải một số khó khăn như: 37,5% GV cho rằng mất nhiều thời gian chuẩn bị bải giảng và các hoạt động dạy học; 25% GV cho rằng PPDH này khó tạo tình huống có vấn đề hay HS chưa thực

sự hứng thú với việc học Toán nên các em không có sự hợp tác trong quá trình học tập (25%).

Phần lớn GV trong nhiều tiết dạy học còn chưa phân hóa tốt cho HS khi thực hiện bài dạy, một số câu hỏi hay bài tập chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng nên dẫn đến tình trạng chưa phát huy được tối đa năng lực học tập của HS, chưa phát huy được tính tích cực của các em trong giờ học.

+) Về học sinh

 Nội dung của phiếu điều tra (xem phụ lục 2)

 Ý định sư phạm của các câu hỏi trong phiếu điều tra

Câu 1: Điều tra về các mức độ rèn luyện năng lực PH&GQVĐ của học sinh trong các tiết học.

Câu 2: Điều tra về thái độ học tập trên lớp của học sinh.

Câu 3: Điều tra mức độ kiến thức trong chủ đề “Phương trình lượng giác” đối với HS.

 Kết quả điều tra

Câu 1: Trong tiết học toán, các mức độ hoạt động của em như thế nào?

Các hoạt động

Mức độ Thường

xuyên Đôi khi Ít khi Nghe giáo viên giảng bài và ghi

chép. 132 (66%) 57 (28,5%) 11 (5,5%) Đọc sách giáo khoa và trả lời câu

hỏi. 123 (61,5%) 56 (28%) 21 (10,5%) Mạnh dạn thảo luận với giáo viên

để phát hiện và giải quyết vấn đề nào đó. 41 (20,5%) 63 (31,5%) 96 (48%) Phát hiện và giải quyết vấn đề dựa

vào khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình. 43 (21,5%) 77 (38,5%) 80 (40%)

Câu Đáp án 2 3 A 27 (32%) 53 (29,5%) B 72 (44%) 89 (35,5%) C 57 (14%) 58 (30%) D 44 (10%)  Kết luận sơ bộ

Tình trạng tiếp nhận tri thức của HS còn bị động, một chiều vẫn còn diễn ra, thể hiện ở chỗ: (66%) HS chọn phương án thường xuyên nghe giáo viên giảng bài và ghi chép; chỉ có khoảng 20,5% HS thường xuyên mạnh dạn thảo luận với giáo viên để phát hiện và giải quyết vấn đề nào đó; số HS thường xuyên phát hiện và giải quyết vấn đề dựa vào khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình là: 21,5%.

Bên cạnh đó còn khá nhiều HS vẫn ỷ lại, chưa thực sự tích cực trong quá trình học tập 32% ngại suy nghĩ, tìm cách trả lời câu hỏi/bài tập để phát biểu hoặc các em có suy nghĩ, tìm cách trả lời nhưng không dám phát biểu vì sợ không đúng (44%).

Qua đây, ta cũng có thể nhận thấy rằng:

- HS chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản về môn Toán nói chung và kiến thức cơ bản trong chủ đề “Phương trình lượng giác” nói riêng.

- Năng lực học Toán của HS là không đồng đều, còn khá nhiều em chưa thực sự yêu thích môn Toán. Thường những em này luôn né tránh trả lời các câu hỏi của GV thậm chí không hiểu GV đang yêu cầu mình làm gì.

Kết luận chương 1

Trong chương này tôi đã nghiên cứu về lí luận hoạt động tư duy trong dạy học môn toán, nghiên cứu về năng lực nói chung, năng lực toán học nói riêng và năng lực PH&GQVĐ. Đồng thời trong chương 1 cũng nghiên cứu về cơ sở lí luận của phương pháp dạy học PH&GQVĐ.

Qua việc tìm hiểu vị trí, vai trò và thực trạng dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác” – Đại số và giải tích 11 cơ bản tôi nhận thấy: GV cần quan tâm hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy học PH&GQVĐ để rèn luyện năng lực PH&GQVĐ cho HS.

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua dạy học chủ đề “phương trình lượng giác (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)