Căn cứ vào đặc điểm của tiền đề trong các phép quy nạp người ta chia quy nạp thành hai loại:
- Quy nạp hoàn toàn
- Quy nạp khơng hồn tồn
1 - Quy nạp hồn tồn
Là suy luận quy nạp trong đó tiền để của nó người ta nêu được tri thức về từng đối tượng riêng lẻ của lớp sự vật hiện tượng mà người ta nghiên cứu rằng mỗi đối tượng ấy đều mang thuộc tính P nào đó.
Từ đó, người ta đi đến kết luận nêu tri thức chung, bao quát tất cả các đối tượng trong lớp sự vật hiện tượng được xem xét đó, rằng tất cả chúng đều mang thuộc tính P.
Sơ đồ của phép quy nạp hồn tồn
A có P
C --- P ………………..
Z --- P
A, B, C, … Z là toàn bộ đối tượng của lớp S |-- Mọi đối tượng của lớp S đều có P
2 - Quy nạp khơng hồn tồn
Là suy luận quy nạp mà trong tiền đề người ta mới nêu được tri thức về một số đối tượng nào đó trong lớp sự vật hiện tượng xem xét, nhưng câu kết luận người ta cũng nêu tri thức chung của các đối tượng trong lớp sự vật hiện tượng ấy.
a. Quy nạp phổ thơng
Là quy nạp khơng hồn tồn trong đó người ta đã nghiên cứu đến một số đối tượng trong lớp S đều mang thuộc tính P mà chưa gặp đối tượng nào ngược lại (khơng mang thuộc tính P). Từ đó người ta đi đến kết luận mọi lớp S đều mang thuộc tính P.
Sơ đồ của phép quy nạp phổ thông
A mang P
B --- P
C --- P
………………..
Z --- P
A, B, C, … là đối tượng của lớp S Chưa gặp trường hợp ngược. |-- Mọi đối tượng của lớp S đều có P
b. Quy nạp khoa học
Là quy nạp khơng hồn tồn, nhưng khác với quy nạp phổ thông ở chỗ, trong tiền đề của quy nạp khoa học, bên cạnh việc nêu tri thức về một số đối tượng riêng lẻ của lớp sự vật S rằng chúng đều mang thuộc tính P nào đó thì người ta cịn nêu tri thức giải thích về nguyên nhân của hiện tượng ấy. Trả lời cho câu hỏi vì sao các đối tượng của lớp S lại mang thuộc tính P.
Sơ đồ của phép quy nạp khoa học
B(c, d, e, f …) --- P
C(m, n, e, q …) --- P
………………..
A, B, C, … là đối tượng của lớp S
Các đối tượng của lớp S đều có thuộc tính (E)
Mà đã có (E) thì tất yếu có (P) |-- Mọi đối tượng của lớp S đều có P
c. Quy nạp tương tự (loại suy)
Quy nạp tương tự là một dạng của quy nạp khơng hồn tồn, trong đó từ tiền đề nêu sự giống nhau của hai sự vật hiện tượng ở một số dấu hiệu nào đó để đi đến kết luận chúng giống nhau ở mọi dấu hiệu.
Sơ đồ của phép quy nạp tương tự
A có các dấu hiệu: a, b, c, d.
B có các dấu hiệu: a, b, c. |-- Do đó chắc B cũng có dấu hiệu: d.