Tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 cơ bản (Trang 65 - 66)

Chương 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.1.5. Tổ chức thử nghiệm

- Thời gian từ 26/02/2018 đến 13/04/2018

Tiến hành thử nghiệm trên học sinh hai lớp Thực nghiệm và Đối chứng có cùng giáo viên giảng dạy. Đối với lớp thử nghiệm có sử dụng TNTT còn lớp đối chứng dạy học theo cách truyền thống.

Tên bài Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng Bài 23: Từ Thông. Cảm ứng điện từ

(tiết 1) 11A3 11A2

Bài 24: Suất điện động cảm ứng 11A3 11A2

- Để đảm bảo tính khách quan của TNSP tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp ĐC có sĩ số bằng nhau và kết quả học tập gần như là bằng nhau. Tiêu chí này được đánh giá thông qua kết quả học tập môn vật lí học kỳ I (được tổng hợp ở bảng 3.1.)

- Các bước tiến hành thử nghiệm

Bước 1: Xây dựng nội dung và kế hoạch giảng dạy cụ thể và được Ban giám hiệu nhà trường thông qua.

Bước 2: Xin ý kiến của các GV dạy hai lớp và GV trong tổ vật lí của nhà trường để được góp ý về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học và tính khả thi của việc thực hiện dạy học có sử dụng TNTT ở trường phổ thông.

Bước 3: Giảng dạy hai lớp Đối chứng và Thực nghiệm.

Trong khi đi thực tập sư phạm tôi đã giảng dạy hai bài “Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ” và bài “Bài 24: Suất điện động cảm ứng” ở hai lớp Thực nghiệm và lớp Đối chứng. Dưới đây là hình ảnh minh họa:

Hình 3.1. Giảng dạy ở lớp Đối chứng bài "Từ thông. Cảm ứng điện từ"

Hình 3.2. Giảng dạy ở lớp Thực nghiệm bài "Từ thông. Cảm ứng điện từ" bài "Từ thông. Cảm ứng điện từ"

Sau khi kết thúc bài dạy tôi tiến hành kiểm tra 15 phút nhằm đánh giá thành công của bộ thí nghiệm. Kết quả được thống kê ở phần 3.2.

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 cơ bản (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)