Kết quả về mặt định tính

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 cơ bản (Trang 66 - 68)

Chương 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết qủa thử nghiệm sư phạm

3.2.1. Kết quả về mặt định tính

Trong quá trình TNSP, tôi quan sát và ghi chép lại các hoạt động của GV và HS trong tiết dạy. Qua quan sát giờ học, rút ra được các nhận xét sau:

- Quá trình TNSP cho thấy ở lớp Thực nghiệm HS tích cực hơn so với lớp ĐC. Các em mạnh dạn phát biểu hơn, tham gia xây dựng bài nhiều hơn, hăng hái đóng góp ý kiến và tích cực trả lời các câu hỏi GV đặt ra. Càng về các tiết học sau, HS càng mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các dự đoán của hiện tượng, tiến hành TN và vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng.

- Nếu ở những tiết học trước trong quá trình TNSP, HS còn rụt rè, thụ động thì ở các tiết học tiếp theo HS đã mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập như trả lời các câu hỏi của GV một cách nhanh chóng, có nhiều ý kiến đóng góp trong khi thảo luận, đề xuất được các dự đoán có căn cứ. Quá trình TNSP ở lớp Thực nghiệm với sự hỗ trợ của TNTT cho thấy các em HS không những chú ý những kiến thức trong SGK, sách bài tập mà còn tìm hiểu những kiến thức liên quan đến các hiện tượng trong thực tế. Ví dụ như quạt điện do động cơ của quạt điện hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Dòng điện tạo ra từ trường làm động cơ điện hoạt động, làm cho cánh quạt quay và thổi gió.

- Quá trình TNSP cho thấy, HS ở các lớp ĐC hoạt động ít tích cực, ít phát biểu hơn so với lớp TN, HS tiếp nhận kiến thức vật lí dưới dạng thông báo. Do đó không khí học tập ở lớp ĐC diễn ra kém sôi động. Mức độ hăng hái, tích cực tham xây dựng bài và khả năng vận kiến thức của HS ở lớp Thực nghiệm tốt hơn so với HS ở lớp ĐC.

- Trong QTDH với sự hỗ trợ của TNTT ngoài việc phát huy tích cực nhận thức của HS thì tư duy của HS ở lớp Thực nghiệm tốt hơn, thể hiện ở số câu trả lời và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trong QTDH ở lớp Thực nghiệm thì GV luôn sử dụng TNTT để làm này sinh vấn đề cần nghiên cứu, sau đó giải quyết vấn đề và cuối cùng là vận dụng kiến thức. Trong giai đoạn làm nảy sinh vấn đề thì nhu cầu hứng thú, tính tò mò, lòng ham hiểu biết của HS được kích thích, còn ở giai đoạn giải quyết vấn đề thì GV rèn luyện cho HS các kỹ năng sau: kỹ năng quan sát TN, kỹ năng tiến hành TN và kỹ năng giải thích hiện tượng TN. Ở giai đoạn vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng có liên quan thì kiến thức của HS được đào sâu và ngôn ngữ vật lí của HS được rèn luyện và phát triển.

Trong đợt TNSP, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 37 HS ở lớp TN theo mẫu ở phụ lục, kết quả thu được ở mục 1.4.4:

- Học sinh tự đánh giá: Nhóm trưởng đánh giá quá trình tham gia học tập của các bạn sau khi đã thống nhất trong nhóm. Đánh giá chéo giữa các nhóm. Các

thành viên trong nhóm đánh giá về quá trình hoạt động nhóm, làm thí nghiệm của mình và các thành viên trong nhóm.

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 cơ bản (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)