Cơ cấu phanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE KIΛ CARENS (Trang 34 - 36)

1.1.1 .Công dụng

3.1 Cơ cấu phanh

3.1.1. Cơ cấu phanh trước

a,Cấu tạo:

Hình 3.1. Cơ cấu phanh trước

1. Ngàm Phanh 5. Má phanh đĩa phía trước

2. Đĩa Phanh 6. Chốt trượt xi lanh phanh đĩa trước 3. Tấm đỡ má phanh trước 7. Miếng báo mòn

4. Cao su chắn bụi 8. Đệm chống ồn đĩa phanh đĩa trước b,Nguyên lý làm việc:

Khi phanh: Người lái đạp bàn đạp, dầu được đẩy từ xylanh chính đến bộ trợ lực, một phần trực tiếp đi đến các xylanh bánh xe để tạo lực phanh, một phần theo ống dẫn đến mở van không khí của bộ trợ lực tạo độ chênh áp giữa hai khoang trong bộ trợ lực. Chính sự chênh áp đó nó sẽ đẩy màng của bộ trợ lực tác dụng lên piston trong xylanh thủy lực tạo nên lực trợ lực hỗ trợ cho lực đạp của người lái. Khi đó lực bàn đạp của người lái cộng với lực trợ lực sẽ tác dụng lên piston thủy lực ép dầu theo đường ống đến xylanh an toàn, rồi theo các đường ống dẫn độc lập đến các xylanh bánh xe trước và sau. Dầu có áp lực cao sẽ tác dụng lên piston trong xilanh bánh xe ép má phanh vào má phanh vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.

Khi nhả phanh: Các chi tiết trở về vị trí ban đầu nhờ bộ đàn hồi của vòng làm kín và độ đảo chiều trục của đĩa. Khi nhả phanh các má phanh luôn được giữ cách mặt đĩa một khe hở nhỏ do đó tự động điều chỉnh khe hở.

3.1.2. Cơ cấu phanh sau

Phanh đĩa bánh sau: a, Cấu tạo:

Hình 3.2. Cơ cấu phanh sau

1. Má kẹp 4. Đĩa phanh

2. Piston 5. Má phanh

3. Chốt dẫn hướng

b, Nguyên lý hoạt động:

Khi phanh: Người lái đạp bàn đạp, dầu được đẩy từ xylanh chính đến bộ trợ lực, một phần trực tiếp đi đến các xylanh bánh xe để tạo lực phanh, một phần theo ống dẫn đến mở van không khí của bộ trợ lực tạo độ chênh áp giữa hai khoang trong bộ trợ lực. Chính sự chênh áp đó nó sẽ đẩy màng của bộ trợ lực tác dụng lên piston trong xylanh thủy lực tạo nên lực trợ lực hỗ trợ cho lực đạp của người lái. Khi đó lực bàn đạp của người lái cộng với lực trợ lực sẽ tác dụng lên piston thủy lực ép dầu theo đường ống đến xylanh an toàn, rồi theo các đường ống dẫn độc lập đến các xylanh bánh xe trước và sau. Dầu có áp lực cao sẽ tác dụng lên piston trong xilanh bánh xe ép má phanh vào má phanh vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.

Khi nhả phanh: Các chi tiết trở về vị trí ban đầu nhờ bộ đàn hồi của vòng làm kín và độ đảo chiều trục của đĩa. Khi nhả phanh các má phanh luôn được giữ cách mặt đĩa một khe hở nhỏ do đó tự động điều chỉnh khe hở.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE KIΛ CARENS (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)