Bảo dưỡng đĩa phanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE KIΛ CARENS (Trang 62 - 66)

Khi kiểm tra phanh ô tô cần kiểm tra đĩa phanh. Nếu đĩa phanh bị mòn không đều, cong vênh… có thể rà láng lại, nắn chỉnh lại mà không cần thay mới. Thời gian thay đĩa phanh ô tô là sau 2 – 3 năm sử dụng. Để biết chính xác khi nào cần thay đĩa phanh oto tốt nhất nên kiểm tra tình trạng đĩa phanh.

• Bảo dưỡng bầu trợ lực phanh:

Bầu trợ lực phanh hỏngsẽ khiến phanh bị nặng cứng, bàn đạp phanh cao hoặc thấp hơn bình thường, quãng đường phanh dài hơn… Do đó khi kiểm tra hệ thống phanh ô tô cần kiểm tra cả bầu trợ lực phanh.

4.4. Phương pháp chẩn đoán hệ thống phanh

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

1.Bàn đạp rung khi phanh

Đĩa phanh bị vênh, bề dày đĩa phanh không đều.

Thay đĩa phanh mới.

2.Phanh kêu khi phanh

-Má phanh mòn quá mức làm piston dịch chuyển quá xa.

-Má phanh lỏng trên giá lắp xylanh con

-Đĩa phanh chạm vào giá đỡ xylanh con.

-Thay má phanh mới.

-Sửa chữa hợc thay má phanh mới.

-Kiểm tra, siết chặt lại bulong lắp giá xylanh con.

3.Phanh không nhả sau khi nhả bàn đạp phanh

-Bộ trợ lực hỏng, bàn đạp cong cần đẩy bơm chính điều khiển không đúng

-Kiểm tra, sửa chữa vad điều chỉnh lại.

Bảng 3. Hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa nguyên nhân và cách khắc phục

• Phanh ABS không hoạt động: - Nguyên nhân:

1.Mạch nguồn bị lỗi

2.Mạch cảm biến tốc độ xe bị lỗi 3.HECU bị lỗi

- Kiểm tra theo các bước sau:

1.Sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra mã DTC trong hệ thống phanh, qua đó khoanh vùng sự cố. Tiến hành xóa mã lỗi để loại bỏ những lỗi lịch sử đang tồn tại trong hệ thống khiến cho đèn check sáng.

2.Mạch nguồn cấp IG: sử dụng VOM để kiểm tra dựa theo sơ đồ mạch điện hệ thống để kiểm tra cầu chì,đường dây, nguồn từ ắc quy cho tới nguồn cấp vào chân hộp.

3.Mạch cảm biến tốc độ phía trước: dựa trên tín hiệu Data live,dữ liệu động để đọc các thông số tốc độ bánh xe bằng0 khi xe di chuyển.

4.Mạch cảm biến tốc độ phía sau: dựa trên tín hiệu Data live,dữ liệu động để đọc sơ bộ thông số tốc độ bánh xe bằng0 khi xe di chuyển.

5.Kiểm tra bộ chấp hành bằng máy thiết bị chẩn đoán (Kiểm tra sự hoạt động của bộ chấp hành bằng cách sử dụng chức năng Active Test). Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy kiểm tra xem mạch thủy lực xem có xuất hiện tình trạng rò rỉ hay không.

6.Nếu các triệu chứng chẩn đoán hệ thống phanh ABS trên vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra tất cả mạch trong các khu vực trên và đưa ra kết luận bình thường, hãy kiểm tra và có thể thay thế bộ chấp hành.

• Phanh ABS hoạt động gián đoạn: - Nguyên nhân:

1.Một lỗ hổng trong dây 2. HECU bị lỗi

3. Mạch nguồn bị lỗi

- Kiểm tra qua các bước sau:

1.Kiểm tra mã DTC (mã chẩn đoán hệ thống phanh ABS) để chắc chắn rằng mã lỗi hệ thống bình thường được phát ra.

2.Mạch cảm biến tốc độ phía trước: dựa trên tín hiệu ở dữ liệu động để đọc sơ bộ , tốc độ bánh xe chập chờn hay không đồng đều khi xe chạy thẳng.

3.Mạch cảm biến tốc độ phía sau: dựa trên tín hiệu ở dữ liệu động để đọc sơ bộ, tốc độ bánh xe chập chờn hay không đồng đều khi xe chạy thẳng.

4.Mạch công tắc đèn phanh: dựa trên tín hiệu đèn phanh sáng/tắt khi đạp phanh, hay xem dữ liệu động để đọc sơ bộ, tín hiệu sẽ thay đổi giá giá 5.OPEN/CLOSED hoặc ON/OFF khi thực hiện giả lập đạp/nhả phanh.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích nguyên lý và tính toán phanh ABS ta thấy quá trình phanh của các xe có trang bị ABS đạt hiệu quả tối ưu, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các xe không trang bị ABS, nó đảm bảo đồng thời hiệu quả phanh và tính ổn định cao, ngoài ra còn giảm mài mòn và nâng cao tuổi thọ cho lốp.

Nó là hệ thống an toàn chủ động của ôtô, góp phần giảm thiểu tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra khi vận hành vì nó điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu.

Tìm hiểu hệ thống phanh của xe con cho phép người sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, tư vấn và kiểm định làm việc một cách tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống này.

Qua việc tìm hiểu đề tài Hệ thống phanh xe KiɅ Caren em đã tiếp thu được nhiều kiến thức về hệ thống phanh:

- Cấu trúc hệ thống phanh - Các bộ phận trong hệ thống - Vị trí lắp đặt các bộ phận trên xe - Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Dù được sự hướng dẫn tận tình từ phía giáo viên hướng dẫn và em đã rất cố gắng nhưng do kiến thức của em còn hạn chế và tham khảo nhiều tài liệu bên ngoài nên bản đồ án của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vậy nên, em rất mong nhận được sự đóng góp, đánh giá của các thầy giáo trong khoa để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa và các thầy cô giáo trong Khoa ÔTô, Trường ĐHCN Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bản đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng, 2010, Kết cấu ô tô, NXB Bách Khoa Hà Nội.

[2] Nguyễn Khắc Trai, 2006, Cơ sở thiết kế ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

[3] Nguyễn Hữu Cẩn và các tác giả, 2000, Lý thuyết ô tô, NXB KH&KT. [4] Lê Văn Anh, Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt thành, 2015, Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, NXB KH&KT.

[5] Cẩm nang sửa chữa xe KiɅ Caren.

[6] Bert J. Breuer, Uwe Dausend, 2003, Advanced Brake Technology.

[7] David Barton, Stephen Earle, 2000, Brakes 2000: Automotive Braking Technology for the 21st Century.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE KIΛ CARENS (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)