Về hoạt động học tập và năng lực tự học của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 thông qua dạy học chủ đề quan hệ song song và vuông góc trong không gian (Trang 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Về hoạt động học tập và năng lực tự học của học sinh THPT

1.3.1. Đặc điểm tâm, sinh lý, đặc điểm nhận thức của học sinh THPT

Ở lứa tuổi học sinh THPT các em đã mang hình dáng của ngƣời lớn, nhịp độ tăng trƣởng vể chiều cao và trọng lƣợng đã chậm lại, đa số các em đã vƣợt qua thời kì phát dục nhƣng các em chƣa phải ngƣời lớn. Lứa tuổi học sinh THPT có tính chất phức tạp bị giới hạn bởi yếu tố tâm lý và sinh lý, vấn đề trở nên khá phức tạp khi sự

phát triển cơ thể của lứa tuổi có thể không trùng hợp với sự trƣởng thành về mặt nhân cách, trí tuệ.

Cơ thể các em thời kì này đã đƣợc phát triển hoàn thiện nên hệ thần kinh cũng phát triển do các chức năng của não phát triển, các chức năng tâm lý có sự thay đổi rõ rệt đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ, khả năng tƣ duy. Sự tự ý thức trong việc học của các em đƣợc nâng cao, các em đã ý thức đƣợc học tập nhằm phục vụ cuộc sống sau này tuy nhiên việc tự học vẫn cần có sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ, thầy cô.

Lứa tuổi này các em đã bắt đầu có những biện pháp ghi nhớ một cách khoa học; tƣ duy độc lập, sáng tạo hơn; năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp…phát triển là điều kiện thuận lợi cho việc tự ghi chép, nghe giảng trên lớp và tự học ở nhà.

Phần lớn sự phát triển tâm lý lứa tuổi thanh niên phụ thuộc vào những điều kiện của xã hội; những biểu hiện và chức năng tâm lý khác nhau cũng phát triển ở những mức độ khác nhau, trong những môi trƣờng giáo dục khác nhau.

Đặc biệt ở giai đoạn này các em nảy sinh cảm nhận về tính ngƣời lớn, nhu cầu giao tiếp với bạn bè tăng lên đồng thời có những mối quan hệ bất bình ổn giữa bản thân với cha mẹ các em. Trong các mối quan hệ các em luôn cố tỏ ra mình là ngƣời lớn, mong muốn đƣợc tự lập, tự giải quyết các vấn đề. Trên cơ sở phát triển sinh lý, sự cảm nhận tính ngƣời lớn không còn là cảm nhận chung mà nó gắn kết bản thân các em vào một giới nhất định. Lứa tuổi này các em lớn về mặt sinh lý nhƣng mặt tâm lý xã hội vẫn còn non nớt, muốn thể hiện cái tôi của mình. ngƣời học bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố tâm lý nhƣ tình cảm khác giới, hoàn cảnh gia đình,…gây những sao nhãng trong quá trình học tập, đôi khi thiếu sự tập trung và bị phân tán tâm lý vào những hoạt động khác.

Vị thế xã hội của thanh niên cũng thay đổi nhiều so với lứa tuổi thiếu niên; vị trí của các em ngày càng đƣợc khẳng định, với các mối quan hệ trong xã hội thanh niên đƣợc nhìn nhận nhƣ những ngƣời “chuẩn bị thành ngƣời lớn” vì vậy đòi hỏi phải có sự ứng xử phù hợp với tâm lý các em. Các em mong muốn đƣợc tham gia bàn bạc

việc gia đình, có yêu cầu cao hơn trong công việc, thay đổi đáng kể trong cách suy nghĩ; có động cơ học tập để đạt đƣợc mong muốn của mình vì vậy việc tạo động cơ tự học cho các em giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Lứa tuổi thanh niên quan hệ xã hội của các em đƣợc mở rộng, đặc biệt là quan hệ với bạn bè, bắt đầu có quan hệ với bạn khác giới – tình yêu. Tình yêu này tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vui mừng khi đƣợc đáp trả sự yêu thƣơng, buồn bã, cáu giận vô cớ khi bị từ chối. Chính vì vậy tình yêu nam nữ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc học của các em. Sự phát triển phong phú về tình cảm ở lứa tuổi này đòi hỏi các nhà giáo dục phải có sự giúp đỡ, tƣ vấn cho các em một cách tế nhị để các em không bị phân tán tƣ tƣởng ảnh hƣởng tới việc học.

Lứa tuổi học sinh THPT có những đặc điểm về nhận thức riêng:

- Môi trƣờng xã hội hiện đại có rất nhiều thuận lợi với sự phát triển toàn diện của các em, bên cạnh những sự phát triển đó vẫn tồn tại một bộ phận không hề nhỏ chƣa giác ngộ đƣợc ý thức xã hội, coi thƣờng lao động chân tay, ham chơi, đua đòi, coi đi học nhƣ là một việc làm bị ép buộc, không có hứng thú trong việc học, không có hoạt động tự học.

- Lứa tuổi này khi gặp thất bại thì nản lòng, bi quan. Trong học tập, khi gặp vấn đề khó giải quyết chỉ một số ít học sinh tự giác trao đổi với bạn bè thầy cô và tự tìm hiểu từ các nguồn tƣ liệu, còn lại đa số chán nản, giảm hứng thú học tập.

- Các em luôn khát khao sáng tạo, thích tìm tòi khám phá, thích sự mới lạ. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc tự học của các em giúp các em hiểu vấn đề một cách sâu sắc, năng lực tự học từ đó dần đƣợc hình thành và phát triển.

- Thanh niên là lứa tuổi đang phát triển về tài năng, thông minh, sáng tạo, lĩnh hội cái mới nhanh chóng nhƣng dễ chủ quan, nông nổi nêú không tự học, tự tìm tòi đào sâu kiến thức thì những kiến thức các em lĩnh hội đƣợc chỉ là phần bề nổi không có tính sâu sắc.

Lứa tuổi này có những nhu cầu tâm lí xã hội cơ bản: Đƣợc an toàn; đƣợc hiểu, cảm thông; đƣợc yêu thƣơng; đƣợc tôn trọng; đƣợc khẳng định. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc tƣ vấn cho các em: không nên đánh giá quá bi quan về hành vi phạm lỗi; biết tiết chế ngôn từ và cảm xúc; biết lắng nghe, gợi mở, tán thƣởng đúng lúc. Giáo viên cần tôn trọng, động viên, giúp đỡ, khích lệ, quan tâm, cƣ xử công bằng với học sinh trong mọi tình huống.

1.3.2. Về mục tiêu, chương trình, yêu cầu dạy học môn Toán chương trình chuẩn trong các trường THPT

Về mục tiêu, chƣơng trình, yêu cầu dạy học môn Toán “Góp phần hình thành và phát triển các năng lực Toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời đƣợc câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng các phƣơng pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập đƣợc mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đƣa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình dƣợc thiết lập; thực hiện và trình bày đƣợc giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá đƣợc giải pháp đã thực hiện, phản ánh đƣợc giá trị của giải pháp, khái quát hóa đƣợc cho vấn đề tƣơng tự; sử dụng đƣợc công cụ, phƣơng tiện toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề Toán học”[2].

Môn Hình học 11 giúp HS phát triển trí tƣởng tƣợng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lƣờng, góp phần giúp HS có những hiểu biết tƣơng đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó [2].

Yêu cầu cần đạt khi dạy học môn Toán cấp THPT

+ Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Toán góp phần hình thành

- Những năng lực cốt lõi ( tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

+ Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Toán góp phần hình thành cho học sinh 5 năng lực đặc thù sau - Năng lực tƣ duy và lập luận toán học.

- Năng lực mô hình hóa toán học . - Năng lực giải quyết vấn đề toán .

- Năng lực giao tiếp toán học .

- Năng lực sử dụng công cụ, phƣơng tiện học toán.

1.3.3. Các yếu tố tác động tới kết quả phát triển NLTH của học sinh THPT

1.3.3.1. Sự tác động của các yếu tố chủ quan tới kết quả phát triển NLTH của học sinh THPT

Từ các đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh THPT , các biểu hiện của ngƣời có NLTH nêu ở phần 1.1.2 có thể thấy NLTH của học sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan khác nhau:

Nhóm yếu tố về tính cách đƣợc hình thành và phát triển qua các hoạt động sống, trải nghiệm, bị chi phối bởi yếu tố tâm lí, đôi khi chỉ cần nhận đƣợc lời động viên khích lệ cũng tạo ra động lực để ngƣời học phấn đấu, phát huy năng lực tự học Ngƣời học tự tin, tích cực, có tính độc lập, có động cơ học tập sẽ cảm thấy yêu thích bộ môn, từ đó say mê khám phá để đạt mục tiêu học tập đề ra. Các yếu tố đó có tác động tích cực đến sự phát triển NLTH của ngƣời học; là cơ sở hình thành kỹ năng học tập bộ môn. Nhóm tính cách đòi hỏi sự nỗ lực học tập của bản thân mỗi ngƣời học, ngƣời học phải có ý chí vƣợt khó, không ngại gian khổ để đạt các mục tiêu học tập đã đề ra. Tự học là một quá trình cần nhiều thời gian để rèn luyện đòi hỏi bản thân mỗi ngƣời học phải kiên trì, bền bỉ. Khi các em có nhận thức đúng đắn về nội dung, ý nghĩa của việc tự học bộ môn thì các em sẽ có hứng thú tích cực tự học, có cơ sở để hình thành kĩ năng tự học bộ môn.

Nhóm yếu tố về thái độ thể hiện ở nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tích cực, tự giác, có ý chí khắc phục khó khăn để vƣơn lên trong học tập; mong muốn đƣợc học nhiều hơn nữa nhằm đạt đƣợc những thành công của bản thân trong cuộc sống .Từ những mục tiêu học tập và mục tiêu trong cuộc sống đặt ra ngƣời học biết chịu trách nhiệm với việc học của bản thân, dám đối mặt với những khó khăn; kiên trì vƣợt qua khó khăn đó để mong muốn đƣợc học, đƣợc vƣơn tới một tầm tri thức cao hơn. Thái độ học tập tốt sẽ phát triển NLTH cho bản thân ngƣời học. Ngƣợc lại, sự ỷ lại, đựa dẫm vào ngƣời khác, cảm thấy hài lòng với những gì sẵn có sẽ khó đạt đƣợc mong muốn của bản thân.

Nhóm phương pháp học chứa các kĩ năng học tập cần phải có của ngƣời học, hình thành và phát triển trong quá trình học tập. Mỗi ngƣời học có phƣơng pháp tự học khác nhau phù hợp với tính cách của mỗi cá nhân. Ngƣời học có những kiến thức, kĩ năng (chú ý nghe giảng, ghi chép thông tin một cách khoa học, khai thác và sử dụng nguồn tài liệu hợp lý…); bản thân tự biết quản lý thời gian học tập; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, tự kiểm tra đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học của bản thân,…Các yếu tố đó đã hình thành và phát triển NLTH cho bản thân ngƣời học, là nền tảng cho sự thành công trong học tập và trong cuộc sống. Ngƣợc lại, ngƣời học có phƣơng pháp học tập không khoa học, học một cách máy móc, không có kế hoạch cụ thể sẽ không hiểu sâu kiến thức, khó hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, gặp khó khăn khi giải quyết các tình huống sảy ra trong cuộc sống. Do đó sự định hƣớng của GV có ảnh hƣởng lớn đến việc học của học sinh, là điều kiện cơ bản cho việc hình thành và phát triển năng lực tự học. Phƣơng pháp tự học là yếu tố cơ bản quyết định nên thành công của việc tự học. Khi rèn luyện đƣợc thói quen về phƣơng pháp tự học sẽ tạo cho ngƣời học lòng ham mê học hỏi.

Những yếu tố trên thuộc về ngƣời học, chúng chi phối NLTH của bản thân mỗi ngƣời học. Học sinh đi học đầy đủ, tích cực phát biểu, xây dựng bài; tự tìm tòi tài liệu tham khảo, luôn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; có kế hoạch học tập cụ thể và

quyết tâm đạt đƣợc kế hoạch đề ra sẽ phát triển đƣợc NLTH của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, đạt đƣợc thành công trong cuộc sống.

1.3.3.2. Sự tác động của các yếu tố khách quan tới kết quả phát triển NLTH của học sinh THPT

Yếu tố gia đình:

Gia đình có tầm quan trọng lớn đối với việc học tập của học sinh.

Trong gia đình có nhiều thành viên có trình độ học vấn, chăm chỉ, quan tâm đến nhau thì theo truyền thống con ngƣời sẽ hình thành cho mình ý thức học tập nhằm phát huy truyền thống gia đình. Lứa tuổi học sinh THPT rất cần đến sự quan tâm, yêu thƣơng, chăm sóc của cha mẹ; cha mẹ chính là ngƣời góp phần định hƣớng tƣơng lai cho các em; Cha mẹ quan tâm, đôn đốc việc học thì con cái sẽ có động lực tập trung học tập.

Không khí gia đình: Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, luôn đầy ắp tiếng cƣời là nguồn động lực tinh thần quý giá giúp ngƣời học đạt kết quả tốt hơn trong quá trình học tập.

Kinh tế gia đình: Kinh tế gia đình có ảnh hƣởng một phần nào đó tới sự phát triển NLTH của HS. Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em sẽ có những mối lo toan đi làm phụ giúp gia đình, ít có thời gian cho việc học; tuy nhiên chính hoàn cảnh đó sẽ là yếu tố thúc đẩy ƣớc mơ thoát nghèo, học sinh nào có nghị lực sẽ vƣợt qua đƣợc hoàn cảnh và gặt hái đƣợc những thành công trong cuộc sống.

Các mối quan hệ trong nhà trường:

Khi các em đƣợc học trong môi trƣờng có những bạn học sinh năng lực tự học tốt sẽ tạo cho các em sự cạnh tranh, thúc đẩy phát triển NLTH của bản thân. Bên cạnh đó, ngƣời giáo viên cũng có tác động không hề nhỏ đến sự phát triển NLTH của học sinh. Một ngƣời GV có phẩm chất mẫu mực, nhiệt tình, luôn quan tâm tới học sinh, công bằng trong đánh giá sẽ tạo cho học sinh cảm thấy gần gũi, có động lực học tập. Ngƣời giáo viên có năng lực hiểu biết sâu rộng, phƣơng pháp truyền thụ kiến

thức khoa học, dễ hiểu, hấp dẫn ngƣời học, có cách thức tổ chức các hoạt động học hợp lý,tạo bầu không khí vui vẻ trong lớp học sẽ có tác động tích cực tới thái độ học tập, yêu thích bộ môn, nâng cao ý thức tự học của HS.

Các mối quan hệ ngoài xã hội:

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, HS đƣợc tiếp cận nhiều hơn với máy tính, điện thoại thông minh; có rất nhiều trò giải trí hấp dẫn lứa tuổi trên mạng internet, bản thân HS nếu không tự kiểm soát đƣợc việc sử dụng các phƣơng tiện hiện đại đó sẽ dẫn đến sa đà vào các trò chơi, bỏ bê việc học, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; ngƣợc lại một số HS biết khai thác, sử dụng các nguồn thông tin hợp lý giúp cho việc học của mình sẽ hình thành và nâng cao NLTH, đạt đƣợc những thành công trong cuộc sống.

Tóm lại, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình học tập. Những yếu tố này đƣợc điều tiết đúng đắn và hợp lý đồng thời khắc phục những yếu tố bất lợi sẽ tạo hứng thú, hiệu quả trong quá trình tự học của học sinh

1.4. Phát triển năng lực tự học của học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề quan hệ song song và vuông góc trong không gian”

1.4.1. Vai trò việc dạy học chủ đề quan hệ song song và vuông góc trong không gian với việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT

Hình học và Đo lƣờng là một trong ba mạch kiến thức quan trọng của giáo dục Toán học, có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức về hình không gian; phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu.

Hình học và Đo lƣờng cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lƣờng góp phần phát triển tƣ duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tƣởng tƣợng không gian và tính trực giác; hình thành

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 thông qua dạy học chủ đề quan hệ song song và vuông góc trong không gian (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)