Thứ tự thực hiện Nội dung cần đạt
KT 1 Bài tập về xác định giao điểm của đƣờng thẳng và mặt phẳng KT 2 Bài tập về tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
KT 3 Bài tập về tìm thiết diện của một hình bị cắt bởi một mặt phẳng
KT 5 Bài tập tổng hợp về quan hệ song song trong không gian KT 6 Làm bài kiểm tra về quan hệ song song trong không gian
- Giai đoạn 3: Trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, thầy cô trau dồi thêm kiến thức đồng thời tìm ra những lỗi sai trong quá trình học để có hƣớng khắc phục. - Giai đoạn 4:
o Tìm tòi, thiết kế một số bài toán liên quan đến thực tế
o Ứng dụng vào một số bản vẽ kĩ thuật : Vẽ một khung của sổ
o Tạo một số hình khối đơn giản bằng thanh tre, bìa cứng, gỗ: Hình lập phƣơng, hình lăng trụ tam giác, chóp tam giác, chóp tứ giác...
Nội dung kiến thức (Phụ lục 2.1)
Qua việc thiết kế tài liệu tự học trên HS căn cứ vào đó để thực hiện quá trình tự học của bản thân, nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Toán .
b. Hướng dẫn và hỗ trợ HS sử dụng tài liệu tự học.
GV Hƣớng dẫn và hỗ trợ HS sử dụng tài liệu tự học theo các bƣớc sau
Bước 1: Nghiên cứu nội dung tổng quát của tài liệu tự học để lập một kế hoạch tự học tài liệu dó.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch đề ra, phân chia các giai đoạn để học lý thuyết, làm bài tập, tìm tòi khám phá kiến thức cho từng nội dung trong tài liệu. Trao đổi với bạn bè, thầy cô những vấn đề chƣa hiểu và chƣa rõ.
Bước 3: Tự thiết lập các câu hỏi tự kiểm tra kiến thức, trao đổi với bạn bè thầy cô để hoàn thành đề tự kiểm tra.
Bước 4: Tự xây dựng các tiêu chí để đánh giá quá trình tự học.
Kết thúc chủ đề mỗi HS thiết lập một đề kiểm tra gồm 7 câu hỏi với các mức độ khác nhau, sử dụng các tiêu chí tự đánh giá quá trình tự học (Phụ lục 2.2). Thang điểm nhƣ sau:
Tổng số điểm từ 9-15: Năng lực tự học bắt đầu đƣợc hình thành, cần phát triển thêm
Tổng số điểm từ 16-25: Đã đạt đƣợc hiệu quả trong việc tự học.
Qua phiếu đánh giá trên học sinh có thể tự mình đánh giá năng lực tự học của bản thân để có sự điều chỉnh cho phù hợp, giáo viên căn cứ vào phiếu đánh giá để tìm ra những thiếu khuyết của ngƣời học để phát triển NLTH cho các em.
Kết luận chƣơng 2
Căn cứ vào nội dung chƣơng trình hình không gian 11, mục tiêu giáo dục và điều kiện giảng dạy của các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chúng tôi đã vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển NLTH cho HS. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS đƣợc thiết kế đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu: Phù hợp với trình độ nhận thức của HS, với các điều kiện thực tiễn của các trƣờng học trên địa bàn.
Nội dung các biện pháp giúp bài học trở nên thú vị, khơi gợi đƣợc động cơ, hứng thú học tập của HS.
Điều đó cho thấy hoàn toàn có thể đƣa vào TNSP để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển NLTH và các tài liệu tự học đã đƣợc thiết kế.
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm bƣớc đầu kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, mức độ khả thi và hiệu quả đạt đƣợc của các biện pháp PTNLTH cho học sinh
- Các biện pháp đƣa ra có đảm bảo tính lí luận về phát triển NLTH
- Các biện pháp đƣa ra có phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT hay không.
- Các biện pháp đƣa ra có khả thi với điều kiện thực tiễn hiện nay của các trƣờng THPT không.
- Các biện pháp đƣa ra có góp phần phát triển NLTH cho HS không . - Các biện pháp đƣa ra có áp dụng và triển khai đƣợc không
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Lựa chọn thời gian và địa điểm thực nghiệm.
- Lựa chọn lớp dạy thực nghiệm và lớp dạy đối chứng.
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo hƣớng PTNLTH cho học sinh thông qua dạy học nội dung Hình học không gian 11.
- Tiến hành TNSP.
- So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC). - Đánh giá, phân tích chất lƣợng, hiệu quả các biện pháp PTNLTH cho HS
3.2. Kế hoạch thực nghiệm
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm. - Tổ chức thực nghiệm.
- Địa điểm tổ chức thực nghiệm: Trung tâm GDNN – GDTX Đoan Hùng và Trƣờng THPT Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm
Chúng tôi chọn đối tƣợng thực nghiệm:
- Tại Trung tâm GDNN – GDTX Đoan Hùng chọn học sinh 2 lớp 11A và 11B trong đó 11A là lớp thực nghiệm, 11B là lớp đối chứng.
- Tại trƣờng THPT Đoan Hùng chọn học sinh 2 lớp 11A2 và 11A4
trong đó 11A2 là lớp thực nghiệm 11A4 là lớp đối chứng.
Học sinh trong các lớp đƣợc chọn đều có học lực môn Toán khác nhau từ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu; có các điều kiện học tập khác nhau. Học lực của học sinh lớp TN và lớp ĐC gần nhƣ là tƣơng đƣơng nhau.
GV tham gia dạy thực nghiệm đƣợc lựa chọn trên các tiêu chuẩn sau: - Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, đƣợc HS yêu
mến, kính trọng, tự nguyện tiến hành TNSP.
- Tốt nghiệp các trƣờng ĐHSP và có thâm niên công tác trong nghề từ 5 năm trở lên.
- Đã đƣợc công nhận là giáo viên giỏi cấp trƣờng trở lên, hàng năm có sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy.
- Phiếu khảo sát giáo viên dạy thực nghiệm (phụ lục 3.1) Chúng tôi tiến hành TNSP song song giữa hai lớp TN và ĐC.
- Đối với lớp TN: Thực hiện dạy các nội dung theo kế hoạch đã đề xuất.
- Đối với lớp ĐC: GV dạy theo giáo án tự thiết kế theo sách giáo viên, các tiết học tiến hành theo phân phối chƣơng trìnhcủa Bộ Giáo Dục & Đào Tạo