THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh THPT (Trang 89 - 92)

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong chương phương pháp toạ độ trong không gian đã đề xuất ở chương 2 của luận văn tại trường THPT Tân Lang tỉnh Sơn La.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm

Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo phương pháp dạy học phát huy tính sáng tạo cho HS;

Hướng dẫn sử dụng tài liệu cho GV;

Đánh giá chất lượng, hiệu quả, hướng khả thi của việc vận dụng phương pháp dạy học trên.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm nêu trên, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết theo giáo án sử dụng phương pháp dạy học phat huy tính sáng tạo (các lớp thực nghiệm) và giáo án sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (các lớp đối chứng). Cụ thể:

§ 1. Bài tập hệ tọa độ trong không gian 1 tiết

§ 2. Phương trình mặt phẳng 2 tiết

§ 3. Phương trình đường thẳng 2 tiết

Luyện tập (Phương trình mặt phẳng + Phương trình đường thẳng) 2 tiết

Kiểm tra 1 tiết

Biên soạn hai đề để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài và vận dụng của HS, 01 bài kiểm tra 15 phút và 01 bài kiểm tra 1 tiết (Nội dung đề kiểm tra

được trình bày trong phụ lục 4).

Thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về việc vận dụng phương pháp dạy rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy chương phương pháp tọa độ trong không gian.

3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Đối tƣợng thực nghiệm 3.3.1. Đối tƣợng thực nghiệm

Lớp thực nghiệm: 12A1, 12A2, 12A5; lớp đối chứng12A3, 12A4, 12A6; trường THPT Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Để đảm bảo tính phổ biến của các mẫu, chúng tơi lựa chọn các lớp HS đại trà, các lớp thực nghiệm và đối chứng có học lực và sĩ số tương đương nhau; điều kiện cơ sở vật chất như nhau; trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên ở các lớp tương đối đều nhau. Cụ thể:

82

Bảng 3.1. Danh sách lớp thực nghiệm, đối chứng và giáo viên giảng dạy thực nghiệm sƣ phạm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng GV giảng dạy mơn tốn

12A1 Phạm Bích Phượng

12A2 Sầm Ngọc Khuyến

12A5 Thân Thị Huệ

12A3 Sầm Ngọc Khuyến

12A4 Phạm Bích Phượng

12A6 Thân Thị Huệ

- Về chất lượng mơn tốn các lớp trên trong năm học 2019 – 2020 thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Thống kê chất lƣợng mơn tốn ở các lớp trong năm học 2018 – 2019

Lớp Sĩ số

Chất lƣợng mơn tốn

Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém

SL % SL % SL % SL % 12A1 37 5 13.5 14 37.8 15 40.5 3 8.1 12A2 37 1 2.7 11 29.7 18 48.6 7 18.9 12A3 38 2 5.3 6 15.8 21 55.3 9 23.7 12A4 39 2 5.1 7 17.9 19 48.7 11 28.2 12A5 35 0 0 10 28.6 17 48.6 8 22.9 12A6 35 1 2.9 9 25.7 19 54.3 6 17.1

- Về chất lượng khảo sát đầu năm học 2018 – 2019 của các lớp thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Thống kê chất lƣợng khảo sát mơn tốn đầu năm học 2019– 2020

Lớp Sĩ số

Chất lƣợng mơn tốn

Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém

SL % SL % SL % SL %

12A1 37 7 18.9 14 37.8 13 35.1 3 8.1

12A2 37 3 8.1 12 32.4 16 43.2 6 16.2

12A3 38 2 5.3 9 23.7 20 52.6 7 18.4

83

12A5 35 1 2.9 12 34.3 15 42.9 7 20.0

12A6 35 0 0 9 25.7 20 57.1 6 17.1

3.3.2. Thời gian thực nghiệm

Học kỳ II năm học 2019 – 2020, thời gian cụ thể là tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 2020.

3.3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

Các lớp thực nghiệm, GV dạy theo giáo án do chúng tôi thiết kế và hướng dẫn. Các lớp đối chứng, GV dạy theo giáo án tự soạn, có sự điều chỉnh thích hợp theo trình độ hiện tại của HS lớp đó.

Trong quá trình chúng tơi giảng dạy tại các lớp này có một số thầy, cơ giáo cùng mơn, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Cả hai nhóm HS thực nghiệm và đối chứng đều được chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng thông qua hai bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra 15 phút và 01 bài kiểm tra 1 tiết (Nội dung đề kiểm tra được trình bày trong phụ lục 3).

3.4. Phân tích và đánh giá kết quả dạy thực nghiệm 3.4.1. Phân tích định tính 3.4.1. Phân tích định tính

Qua theo dõi bài học trên lớp, chúng tôi thấy rằng: HS bước đầu làm quen với một số thủ thuật về dạy học tích cực. Một số em đã có thói quen bắt chước và thực hành về tư duy như: tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa,…Nhờ vậy mà giờ học đã sôi nổi hơn, HS làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động một cách tự giác, độc lập và sáng tạo hơn.

Về chất lượng lĩnh hội kiến thức: Khi xem xét bài kiểm tra chúng tôi thấy HS lớp thực nghiệm đã nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản, chất lượng lĩnh hội kiến thức cao hơn ở các lớp đối chứng.

Về năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức: Năng lực tư duy thể hiện ở khả năng nhận biết vấn đề, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nêu ra. Năng lực tư duy, nhất là tư duy sáng tạo của HS ở nhóm thực nghiệm cao hơn HS ở nhóm đối chứng, đồng thời kĩ năng trình bày lời giải của bài toán cũng chắc chắn hơn.

3.4.2. Phân tích định lƣợng

Ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và thu được tổng số 221 bài, trong đó có 109 bài của nhóm thực nghiệm và 112 bài của nhóm đối chứng. Kết qủa kiểm tra thu được ở các nhóm như sau:

84

3.4.2.1. Kết quả hai bài kiểm tra

- Kết quả bài kiểm tra 15 phút:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh THPT (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)