Đánh giá kết quả định tính

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề tổ hợp xác suất lớp 11 (Trang 76)

3.3.3 .Tiến trình tổ chức thực nghiệm

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá kết quả định tính

3.4.1.1.Biện pháp.

Để có đƣợc thông tin về hiệu quả các biện pháp sƣ đã phạm đã sử dụng trong các tiết thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp, quan sát vở ghi, quan sát các hoạt động học tập của học sinh trong hoạt động nhóm. Đồng thời phỏng vấn học sinh và giáo viên sau mỗi giờ dạy, tiến hành khảo sát kết quả một số biểu hiện về năng lực GTTH của học sinh.

3.4.1.2. Kết quả.

Khi tiến hành dạy lớp đối chứng chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Học sinh chú ý lắng nghe và thực hiện các hoạt động nhóm nghiêm túc. Tuy nhiên qua quan sát cụ thể, chi tiết chúng tôi thấy có một số tồn tại sau:

- Học sinh sử dụng các biểu diễn toán học chƣa chính xác, các công thức, ký kiệu còn sai thậm chí nhiều em không biết ý nghĩa của ký hiệu.

-Việc tiếp nhận thông tin qua đọc và nghe còn chƣa nhanh, thiếu chính xác. Các em chƣa tập chung nên thƣờng phải hỏi bạn xung quanh về yêu cầu của giáo viên hoặc giáo viên phải nhắc lại nhiều lần.

-Việc ghi chép của học sinh tùy tiện, cẩu thả, lƣời ghi chép hoặc ghi chép chậm, ghi chép không chính xác.

-Nhiều học sinh lúng túng khi trình bày bài,sử dụng ngôn ngữ tự nhiên quá nhiều dẫn đến dài dòng. Có em tính toán rất nhanh và chính xác, hiểu vấn đề nhƣng hạn chế ngôn ngữ trong trình bày nói, diễn đạt không thoát ý.

Sau khi tiến hành thực nghiệm các tiết tiếp theo chúng tôi đã nhận đƣợc kết quả khả quan hơn. Cụ thể:

Trong quá trình học tập học sinh luôn tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài, trao đổi cởi mở, tranh luận sôi nổi. HS thấy hứng thú hơn với việc học toán và ham học hơn. Học sinh mô tả, tóm tắt bài toán tốt hơn, trình bày bài khoa học, lập luận logic chặt chẽ và sử dụng thành thạo chính xác các biểu diễn toán học. Các em đƣợc tăng cƣờng giao tiếp toán học nên dần tự tin khi trình bày một vấn đề và có chính kiến của mình, biết kết hợp ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học từ đó hình thành các kĩ năng làm bài và sáng tạo toán học.

Kết quả đạt đƣợc qua các giờ dạy chƣơng Tổ hợp - Xác suất theo hƣớng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho HS cho ta thấy: việc áp dụng các biện pháp sƣ phạm cũng đã đem lại một kết quả nhất định.

3.4.2. Đánh giá kết quả định lượng. 3.4.2.1.Biện pháp

Tổ chức bài kiểm tra viết thời gian 45 phút trong đó TNKQ 15 câu (mỗi câu đúng 0,4 điểm) tự luận 4 câu (mỗi câu đúng 1,0 điểm) để đánh giá năng lực GTTH của học sinh. Chúng tôi đã biên soạn đề kiểm tra theo 4 cấp độ tƣ duy trong đó mức

độ nhận biết (12%) , mức độ thông hiểu (36%), mức độ vận dụng (40 %), mức độ vận dụng cao (12 %).Trong đề kiểm tra có các câu đánh giá mức độ nhận thức cơ bản và có những câu nhằm kiểm tra năng lực GTTH của học sinh. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài kiểm tra và phân tích kết quả.

3.4.2.2. Kết quả.

Kết quả làm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc thống kê và tính toán thông qua bảng dƣới đây:

Bảng kết quả kiểm tra đƣợc phân loại

Lần kiểm tra số Phƣơng án Lớp Tổng bài kiểm Điểm dƣới

TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi

SL % SL % SL % SL % 1 Thực nghiệm 11A1 43 2 4,6 9 21 26 60,5 6 13,9 Đối chứng 11A2 41 6 14,6 13 31,7 18 43,9 4 9,8 Thực nghiệm 11A6 37 4 10,8 11 29,8 19 51,3 3 8,1 Đối chứng 11A7 36 9 25 15 41,8 11 30,5 1 2,7

Nhìn vào bảng ta thấy rõ sự khác biệt về điểm số ở các mức độ: dƣới Trung bình, Trung bình, Khá, Giỏi ở cặp lớp thực nghiệm và cặp lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm 11A1 số HS đạt điểm dƣới Trung bình và Trung bình tỉ lệ thấp (dƣới TB 4,6%, TB 21,0%), tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi, khá cao (khá 60,5%, giỏi 13,9%). Lớp 11A6 số HS đạt điểm dƣới TB và TB cũng chiếm tỉ lệ thấp (dƣới TB 10,8%, TB 29,8%), tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi, khá cao (khá 51,3%, giỏi 8,1%). Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm dƣới TB, TB cao hơn ở lớp thực nghiệm (dƣới TB 14,6%, TB 31,7%), trong khi đó điểm khá, giỏi lại thấp hơn hẳn so với các lớp thực nghiệm (khá 43,9%, giỏi 9,8%).

Tuy nhiên do trình độ của 2 cặp lớp là khác nhau nhƣng qua số liệu thống kê cho ta thấy lớp thực nghiệm 11A6 lại có kết quả xấp xỉ lớp đối chứng có trình độ cao hơn.

Qua kết quả thống kê trên ta thấy bƣớc đầu thực hiện việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho HS lớp 11 thông qua chủ đề Tổ hợp-Xác suất là thành công. Các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề ra là khả thi và hợp l

0 10 20 30 40 50 60 70

Điểm Giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB

TN1

ĐC 1

TN2

Kết luận chƣơng 3

Thông qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm cho thấy:

- Việc phải bồi dƣỡng NL GTTH cho HS là cần thiết, nó giúp cho nhận thức toán học của HS tốt hơn, HS tự tin hơn trong quá trình học toán.

- Việc sử dụng các phƣơng pháp nhằm bồi dƣỡng năng lực GTTH cho HS mà luận văn đã đề xuất là hiệu quả, có tính vận dụng cao. Có khả năng nâng cao chất lƣợng học tập toán của HS và có thể áp dụng rộng rãi.

- Việc sử dụng các phƣơng pháp đó giúp HS tích cực hơn trong học tập, tự tin hơn trong giao tiếp, làm cho giờ học sôi nổi, HS học tập chủ động, sáng tạo hơn. Từ đó các em có tƣ duy linh hoạt hơn và tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Tuy số lƣợng lớp thực nghiệm không nhiều, số lƣợng HS tham gia làm bài kiểm tra ít, xong kết quả đã cho thấy hiệu quả của hệ thống các phƣơng pháp đã đề xuất trong luận văn là khả thi. Gỉả thiết khoa học nêu ra đã đƣợc kiểm chứng.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất”, luận văn đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

+ Làm rõ các quan niệm về năng lực, năng lực toán học, năng lực giao tiếp toán học. Phân tích năng lực giao tiếp toán học theo quan điểm của CTGDPT tổng thể. Kết quả này làm rõ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.

+ Phân tích NNTH trong sách giáo khoa, chƣơng 2, Đại số & Giải tích lớp 11. Khảo sát thực trạng năng lực giao tiếp toán học của học sinh, nghiên cứu thực trạng việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất hiện nay ở trƣờng THPT. Phân tích rõ nguyên nhân làm căn cứ đề xuất các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho HS trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất.

+ Phân tích đƣợc những đặc điểm, thành tố và các mức độ năng lực giao tiếp toán học của học sinh.

+ Đề xuất đƣợc năm biện pháp nhằm bồi dƣỡng năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất.

+ Thông qua thực nghiệm sƣ phạm, đã chỉ ra rằng các biện pháp đề xuất trong luận văn là phù hợp và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn dạy học ở các trƣờng THPT.

Do vậy, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt đƣợc, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận đƣợc. Nghiên cứu của luận văn đã khẳng định các biện pháp phát triển năng lực GTTH là hiệu quả và khả thi, giúp học sinh lớp 11 học chủ đề Tổ hợp thuận lợi hơn và phát triển khả năng tƣ duy lôgic và sử dụng ngôn ngữ chính xác .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK 11 môn Toán, NXB Giáodục, Hà Nội

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông-Chương trình tổng thể.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

[4]. Đinh Quang Báo (Chủ biên) - Nguyễn Thanh Bình - Nguyễn Thị Kim Dung - Hà Thị Lan Hƣơng - Vũ Thị Sơn (2016). Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. NXB Đại học Sƣ phạm.

[5]. Vũ Thị Bình (2012), “Hoạt động ngôn ngữ của HS trong dạy học môn toán cấp THCS ở tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Giáo dục, (số 294) tháng 9 năm 2012.

[6]. Vũ Thị Bình (2016) , Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 6, lớp 7, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[7]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

[8]. Nguyễn Thị Duyến (2014), “Phát huy năng lực giao tiếp toán học của học sinh trong môi trường khảo sát Toán”, Tạp chí khoa học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Tập 59-số 2A, trang 157-167

[9]. Đỗ Tiến Đạt (và nhóm nghiên cứu), “Cơ sở khoa học của việc xây dựng chuẩn giáo dục phổ thông”, Tạp chí khoa học Giáo Dục, (số 96), Tháng 9-2013.

[10]. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa - Lê Diễm Phúc - Nguyễn Thị Thu Hà (2016). PISA và một quan niệm mới về đánh giá giáo dục, Tạp chí khoa học, trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ viết Yên (2007), Đại số & Giải tích 11, NXB Giáo dục.

[12]. Phạm Văn Hoàn (Chủ biên 1981), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình. Giáo dục học môn Toán. NXB Giáo dục. Hà Nội.

[13]. Lê Văn Hồng, “Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học của học sinh và việc chuẩn bị của sinh viên sƣ phạm”, Tạp chí Toán học trong nhà trường, (số

2),Tháng 9-2015.

[14]. Lê Văn Hồng (2018), Hoạt động ngôn ngữ toán học, hoạt động giao tiếp toán học và năng lực giao tiếp toán học của học sinh trong dạy học toán. Hội Thảo Khoa Học quốc tế ICME, trƣờng ĐH Sƣ Phạm Hà Nội.

[15]. Nguyễn Thị Hằng (2018), Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 9, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trƣờng ĐH Sƣ Phạm Hà Nội.

[16]. Trần Văn Huấn (2018), Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh THPT trong dạy học chủ đề vectơ, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[17]. Trần Thị Thúy Hƣờng, Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học Hình học lớp 12, luận văn thạc sĩ trƣờng ĐH Hùng Vƣơng.

[18]. Trần Kiều (1998), “Toán học nhà trƣờng và yêu cầu phát triển văn hóa Toán học”, Tạp chí nghiên cứu Giáo Dục, (Tháng 10) Tr3-4.

[19]. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học sƣ phạm.

[20]. Nguyễn Bá Kim (2012), “Hoạt động của học sinh trong dạy học Toán”,Tạp chí Khoa học Giáo dục, ( số 85), Tháng 10-2012 trang 1-4.

[21]. Bùi Văn Nghị (2014), “Giáo dục toán học hƣớng vào năng lực ngƣời học”, Tạp chí Khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội, tập 59, số 2A, trang 3-6

[22]. Bùi Văn Nghị (2017), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông. NXB Đại học sƣ phạm.

[23]. Cao Thị Nguyệt (2018), Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học Đại số 10 THPT, luận văn thạc sĩ trƣờng ĐH Hùng Vƣơng.

[24]. Hoàng Phê (Chủ biên) (1996). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng

[25]. Hoa Ánh Tƣờng (2014), “Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở”, luận án tiến sĩ ĐHSP TPHCM. [26]. Lê Thái Bảo Thiên Trung, “Dạy học bằng tranh luận khoa học” Tạp chí Khoa

học trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, tập 14, số 1, trang 29-39.

[27]. Đỗ Đức Thái (2017), Đỗ Tiến Đạt, xác định năng lực toán học trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 146, tháng

11/2017, tr 1-7.

[28]. Trần Trọng Thủy - Nguyễn Quang Uẩn - Lê Ngọc Lan. Tâm lý học. NXB Giáo dục 1998.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho GV)

Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học phát triển năng lực GTTH cho học sinh THPT ,làm cơ sở đê đề xuất các biện pháp phát triển năng lực GTTH cho học sinh trong dạy học Hình học lớp 12, xin các thầy (cô) cho ý kiến của mình về các vấn đề sau

Thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:

Thông tin về giáo viên

Họ và tên: ... Năm học 2018-2019, dạy lớp: ...;Môn:... Trƣờng...Quận, (Huyện)...Tỉnh,Thành phố... Công tác kiêm nhiệm (nếu có): ... Khoanh tròn vào câu trả lời thầy, cô cho là phù hợp. Mỗi câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời. Thầy (cô) có thể bổ sung thêm phƣơng án trả lời.

Câu 1. HS hiểu và sử dụng các thuật ngữ toán học nhƣ thế nào ?

A.Rất tốt B.Tốt C.Bình thƣờng D. Yếu

Câu 2.HS hiểu và sử dụng các kí hiệu toán học nhƣ thế nào ?

A.Tốt B. Khá C.Trung bình D. Yếu

Câu 3. HS hiểu và sử dụng các sơ đồ, các bảng, hình vẽ, đồ thị,...

A.Tốt B. Khá C.Trung bình D. Yếu

Câu 4. HS đọc, viết chính xác các thuật ngữ, kí hiệu, biểu tƣợng toán học

A. Thƣờng xuyên B. Thỉnh thoảng. C. Ít khi. D. Không

Câu 5. Thầy (cô ) có thƣờng xuyên cho học sinh trao đổi, thảo luận, tranh luận

trong các giờ học toán không?

A. Thƣờng xuyên B. Thỉnh thoảng. C. Ít khi. D. Không

Câu 6. Thầy (cô) có nhận xét gì về khả năng sử dụng NNTH của HS lớp thầy (cô)

đang dạy:

A.Rất tốt B.Tốt C.Bình thƣờng D. Yếu

Câu 7. Theo thầy cô nếu HS thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng phát triển NLGTTH thì

A.Tốt hơn nhiều B. Vẫn thế C. Bình thƣờng D. Kém đi

Câu 8.Thầy (cô ) hãy đánh giá năng lực giao tiếp toán học của HS trong lớp thầy

(cô ) dạy

A.Rất tốt B.Tốt C.Bình thƣờng D. Yếu

Câu 9. Theo các thầy (cô ) dạy học phát triển năng lực GTTH cho học sinh có

những ƣu điểm nào ?

A. Rèn cách trình bày bài ,lập luận . B. Pháttriểnngôn ngữ giao tiếp.

C. Tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực.

D. Giúp học sinh tự tin hơn trong học tập,có chính kiến riêng.

Ý kiến khác...

Câu 10.Theo các thầy (cô ) dạy học phát triển năng lực GTTH cho học sinh gặp

những khó khăn nào ?

A. Học sinh thƣờng xuyên trao đổi nên mất trật tự.

B. Mất nhiều thời gian, không tập chung nhiều vào nội dung chính của bài dạy. C.Giáo viên mất nhiều thời gian để đầu tƣ cho bài dạy

D.Ýkiến khác ………

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho HS)

Ðể tìm hiểu thực trạng dạy học bồi dưỡng năng lực giao tiếp toán học (GTTH) bằng ngôn ngữ toán học (NNTH), đề nghị em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu vào các ý lựa chọn.

Em hãy vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

Họ và tên:... Năm học 2018-2019, học lớp: ...Trƣờng... Quận, (Huyện)...Tỉnh,Thành phố...

Câu 1. Em có nhận xét gì về các thuật ngữ, ký hiệu toán học trong SGK

A.Dễ hiểu B.Bình thƣờng C.Khó hiểu D. Rất khó hiểu

Câu 2.Em hãy đánh giá khả năng hiểu và sử dụng NNTH trong học tập môn toán

của bảnthân

A.Rất tốt B.Tốt C.Trung bình D. Yếu

Câu 3. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng NNTH để giao tiếp trong giờ học

toán:

A.Rất tốt B.Tốt C.Trung bình D. Yếu

Câu 4.Em hãy cho biết về những tình huống mà bản thân gặp khó khănkhi giao tiếp

bằng NNTH

A. Khi đọc hiểu và trả lời câu hỏi trong các văn bản toán học B. Khi nghe để hiểu các nội dung toán học và trả lời các câu hỏi

C. Khi thảo luận, trao đổi các nội dung toán học với bạn, với thầy, cô giáo D. Khi trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) các vấn đề toán học

Câu 5. Em hãy cho biết về việc học cách sử dụng kí hiệu, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ,

bảng.... của bản thân trong giờ học toán

A. Rất thƣờng xuyên .B. Thƣờng xuyên C. ít khi D Không bao giờ.

Câu 6.Em hãy đánh giá khả năng sử dụng các kí hiệu, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, đồ

A.Rất tốt B.Tốt C.Trung bình D. Yếu

Câu 7. Khi giải các bài toán có nội dung thực tế em gặp khó hăn gì?

A. Không hiểu đề bài. B. Không liên hệ đƣợc với ngôn ngữ toán học.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề tổ hợp xác suất lớp 11 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)