THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề nguyên hàm tích phân và ứng dụng theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 92 - 94)

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sƣ phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm của luận văn

Đánh giá lại sự đúng đắn, tính chính xác của các giải thuyết khoa học đƣợc trình bày trong luận văn.

Quá trình thực hiện thực nghiệm sƣ phạm giúp tác giả đƣa ra các đánh giá một cách khoa học, chính xác, sự khả thi trong quá trình thực hiện của các biện pháp sƣ phạm đã đƣợc đề xuất ở chƣơng II.

3.1.2. Ý nghĩa thực nghiệm sƣ phạm của luận văn

Kết quả của quá trình thực nghiệm giúp tác giả đánh giá đƣợc những mặt ƣu điểm, nhƣợc điểm của từng biện pháp, khả năng áp dụng của từng biện pháp, sự phù hợp của từng biện pháp với quá trình hình thành, bồi dƣỡng và phát triển NL GQVĐ cho học sinh.

3.2 Nội dung thực nghiệm sƣ phạm của luận văn.

3.2.1. Thực nghiệm thông qua hoạt động dạy học lý thuyết và bài tập.

Để thực hiện đƣợc những mục đích của q trình thực nghiệm mà chúng tơi đã nêu ở trên. Chúng tơi lựa chọn nội dung tích phân trong chủ đề nguyên hàm - tích phân và ứng dụng thuộc chƣơng III Giải tích lớp 12 cơ bản.

- Cụ thể:

+ Tiết 49,50,51 là tiết học lý thuyết. + Tiết 52, 53 là tiết thực hành luyện tập.

+ Sử dụng 1 tiết tự chọn làm tiết kiểm tra đánh giá. - Nội dung giáo án xem phần phụ lục II.

- Trong các bài dạy lý thuyết và bài tập tác giả tiến hành thể hiện các biện pháp đã đề xuất ở trong chƣơng II của luận văn này.

- Giáo án đƣợc soạn gộp cả bài, đƣợc xây dựng theo hƣớng giáo án năm bƣớc mà hiện nay BGD & ĐTđang triển khai, giáo án có sử dụng một số biện pháp sƣ phạm đƣợc đề ra ở chƣơng II.

+ Tạo điều kiện để học sinh phát huy hết những năng lực của học sinh trong quá trình hoạt động hình thành và củng cố kiến thức

+ Các tình huống có vấn đề đƣợc xây dựng gắn liền với nội dung đơn vị kiến thức hƣớng tới, phù hợp với năng lực của học sinh, tăng cƣờng khả năng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

+ Chú trọng tới tổ chức các hoạt động học tập nhƣ tranh luận, phản biện khoa học, tăng cƣờng các hoạt động tìm tịi, mở rộng nhằm nâng cao NL GQVĐ cho HS giúp HS tự tin hơn, hứng thú hơn trong quá trình học tập.

3.2.2. Thực nghiệm bằng kiểm tra. 3.2.2.1. Mục đích của bài kiểm tra. 3.2.2.1. Mục đích của bài kiểm tra.

Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức, mức độ biểu hiện của các phẩm chất, NL GQVĐ của học sinh ở các nhóm đƣợc thực nghiệm với các nhóm đƣợc kiểm chứng.

Đánh giá mức độ tác động của từng biện pháp của luận văn tới quá trình bồi dƣỡng NL GQVĐ của học sinh ở nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng.

Kết quả của bài kiểm tra đánh giá giúp tác giả đƣa ra những nhận định khách quan, khoa học về sự khả thi, mức độ của các biện pháp qua những biểu hiện của học sinh về các NL GQVĐ.

3.2.2.2. Hình thức kiểm tra.

Bài kiểm tra đƣợc thực hiện trong 45 phút. Bài kiểm tra kết hợp TNKQ với tự luận. Nội dung bài kiểm tra xem phụ lục III.

Các câu hỏi thuộc phần TNKQ chủ yếu là kiểm tra năng lực ghi nhớ cơng thức, dạng tốn cơ bản về tích phân.

Các câu hỏi phần tự luận kiểm tra một số năng lực cơ bản trong NL GQVĐ của học sinh nhƣ: năng lực nhận dạng, năng lực trình bày lời giải,...

3.3. Tiến trình thực nghiệm.

3.3.1. Đối tƣợng, phạm vi thực nghiệm.

Trƣờng THPT Trung Nghĩa thuộc địa bàn xã Đồng Trung, vùng thƣợng huyện của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Năm 1984 trƣờng đƣợc thành lập từ

một bộ phận của trƣờng THPT Thanh Thủy, trải qua 36 năm xây dựng và phát triển hiện nay nhà trƣờng có 22 lớp với 60 cán bộ nhân viên và giáo viên và 829 học sinh. Mặc dù trƣờng đóng trên khu vực có các xã cịn khó khăn về kinh tế và khơng phải là một trƣờng mang tên huyện, song với những nỗ lực của tập thể nhà trƣờng, sự cố gắng của các em học sinh, sự ủng hộ từ phía PHHS trong những năm qua nhà trƣờng luôn đạt đƣợc những kết quả cao trong cơng tác giáo dục của mình. Tỉ lệ tốt nghiệp của nhà trƣờng luôn đạt từ 98% trở lên, nhiều học sinh đỗ vào các trƣờng Cao đẳng, Đại học trong cả nƣớc, đặc biệt thành tích HSG của trƣờng trong những năm gần đây luôn nằm trong tốp 10 trƣờng đứng đầu trong 45 trƣờng THPT thuộc tỉnh Phú Thọ. Mặc dù điều kiện kinh tế, đi lại cịn khó khăn xong các em học sinh của nhà trƣờng ln cố gắng, quyết tâm học tập vì ngày mai lập nghiệp. Hiện nay, nhà trƣờng sử dụng SGK mơn tốn chƣơng trình chuẩn để thực hiện nhiệm vụ dạy và học cho cả ba khối 10,11,12.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trƣờng, tác giả lựa chọn 2 cặp lớp trong mỗi cặp lựa chọn trình độ nhận thức của học sinh và trình độ giáo viên là tƣơng đƣơng nhau. Cụ thể:

+ Cặp lớp thuộc ban KHTN là lớp 12A1 và lớp 12A2. Trong đó lớp 12A1 do thầy giáo Nguyễn Khánh Đăng giảng dạy đƣợc chọn là lớp kiểm chứng. Lớp 12A2 do thầy giáo Nguyễn Trọng Huấn phụ trách đƣợc chọn làm lớp dạy thực nghiệm.

+ Cặp lớp thuộc các lớp đại trà là lớp 12A7 và lớp 12A8. Trong đó lớp 12A8 do cô Nguyễn Thị Mỹ Duyên giảng dạy đƣợc chon là lớp kiểm chứng, còn lớp 12A7 do thầy giáo Nguyễn Tƣờng Vân phụ trách đƣợc chọn làm lớp dạy thực nghiệm.

3.3.2. Thời gian tiến trình thực nghiệm

Tiến trình thực nghiệm của luận văn đƣợc thực hiện trong thời gian từ 14/12/2019 tới 28/02/2020.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề nguyên hàm tích phân và ứng dụng theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 92 - 94)