Lí do EPS phát triển nhanh chóng là dựa vào những ưu thế sau:
− Ở HPS, xe chạy càng nhanh tốc độ bơm thủy lực càng mạnh tay lái trở nên rất nhạy nhiều khi vượt quá khả năng kiểm soát của tài xế, trong khi EPS sử dụng cảm biến tốc độ nên mức độ trợ lực luôn thích hợp.
− HPS phức tạp hơn, nặng hơn và chiếm không gian nhiều hơn EPS. HPS sử dụng dầu khoáng để vận hành, do vậy bơm thủy lực p hải hoạt động liên tục đòi hỏi động cơ cũng phải hoạt động liên tục, trong khi ở EPS chỉ khi bẻ lái đông cơ điện mới hoạt động nhờ ngồn điện cung cấp từ ắc quy. Nhờ đặc tính này xe sử dụng EPS có thể được trang bị công nghệ tiết kiệm nhiên liệu stop-start. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, EPS giúp xe tiết kiệm nhiên liệu từ 2 đến 3% so với HPS.
Bên cạnh đó, EPS cũng có nhược điểm. Động cơ điện của EPS hiện nay vận hành vít me thông qua đai truyền động, điều này tạo ra nhiều lực ma sát và giảm đi tính nhanh nhạy của hệ thống.
Dù còn nhược điểm nhưng hệ thống lái trợ lực điên (EPS) rõ rang vượt trội hơn so với hệ thống lái trợ lực thủy lực (HPS) và sẽ dần thay thế nó.
1.4.3 Các bộ phận chính của hệ thống lái điện
Hệ thống lái trợ lực điện (EPS) có kết cấu như hình 1.2. Hệ thống lái s ử dụng cơ cấu loại bánh răng – thanh răng và có bố trí: mô tơ điện một chiều, cảm biến momen quay vành tay lái, cảm biến tốc độ, bộ vi xử lý ECU.