1- Vòng phát hiện thứ nhất; 2- Trục sơ cấp; 3- Cuộn dây bù; 4- Vòng phát hiện thứ hai; 5- Cuộn dây phát hiện;
6- Vòng phát hiện thứ ba; 7-Trục thứ cấp.
Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra momen lái thanh xoắn bị xoắn tạo ra độ lệch pha giữa vòng phát hiện thứ hai và ba. Dựa trên độ lệch pha này một tín hiệu tỉ lệ với momen được đưa vào ECU. Dựa trên tín hiệu này ECU tính toán momen trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ điện với một cường độ, chiều và thời điểm cần thiết.
•Rơ le điều khiển.
Rơle điều khiển có chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ ECU và cung cấp điện cho mô tơ điện một chiều hoạt động và ngắt điện ngừng quá trình trợ lực.
•ECU EPS.
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá chung tình tr ạng của xe và quyết định dòng điện cần thiết để đưa vào mô tơ điện một chiều để trợ lực. ECU ABS nhận biết tốc độ của xe và đưa tới ECU EPS. ECU động cơ nhận biết tốc độ của động cơ và đưa tới ECU EPS.
Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơle bật sáng đèn trên trên đồng hồ táp lô.
1.4.4 Ưu điểm của hệ thống lái điện so với các hệ thống lái khác
•Hệ thống lái trợ lực điện có thể thay đổi tỷ số truyền lái một cách linh hoạt tùy thuộc vào tốc độ của xe và góc qua vành tay lái.
Trên đa số các xe hơi hiện nay người ta thường p hải xoay vành tay lái đến ba bốn vòng để chuyển hướng bánh xe từ cuối cùng bên trái sang tận cùng bên phải và ngược lại. Một tỷ số truyền cao nghĩa là bạn phải quay vành
Với hệ thống lái trợ lực điện thì có thể thay đổi tỷ số truyền lái để p hù hợp với từng trường hợp có thể xảy ra trong quá trình lái xe. Đ ặc biệt là khi xe qua chỗ cua gấp thì không cần xoay nhiều vành tay lái. Còn đối với xe không có bộ trợ lực điện thì không thể thay đổi được tỷ số truyền.
•Khi chuyển hướng xe đột ngột thì vết của hai bánh trước và sau trùng nhau tránh cho lốp xe it bị mòn.
Với hệ thống lái trợ lực điện thì khi người lái thay đổi hướng chuyển động của xe như lúc quay vòng hay vượt lên trước xe khác thì vết của hai bánh trước và sau trùng nhau, chính điều này giúp cho lốp xe ít bị mòn và bám sát quỹ đạo quay vòng của xe.
Đối với các xe không dùng hệ thồng lái trợ lực điện thì khi thay đổi hướng chuyển động của xe như lúc quay vòng hoặc vượt lên trước xe khác thì vết của hai bánh xe trước và hai bánh sau không trùng với nhau, nên lốp của các bánh xe mau mòn hơn và quay vòng cũng không xác bằng hệ thống lái trợ lực điện và đặc biệt là lúc quay vòng ở tốc độ cao sẽ dễ bị lật xe.
•Không cần phải quay nhiều vòng vành tay lái khi qua khúc cua, chỉ cần một tác động nhỏ ở vành tay lái là đã tạo nên một góc xoay tương đ ối lớn ở bánh xe. Giúp cho người lái có cảm giác thoải mái và tự tin.
•Quay vòng xe sát, giảm bớt lực tác dụng lên vành tay lái.
•Với hệ thống lái trợ lực điện thì nó có thể xen vào trong một t ức khắc để điều chỉnh nếuhệ thống lái có sự cố. Khi bộ trợ lực điện có hỏng hóc thì hệ thống lái vẫn hoạt động bình thường.
•Hệ thống lái trợ lực điện hoạt động êm dịu, độ tin cậy cao.
1.5 Kết luận chương 1
- Hệ thống lái của ô tô dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô chuyển động theo một quỹ đạo xác định nào đó.
- Hệ thống lái tham gia cùng các hệ thống khác thực hiện điều khiển điều khiển oto và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông khi oto chuyển động.
CHƯƠNG 2 KẾT CẤU BỘ PHẬN CHÍNH VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN XE MAZDA CX 5
2.1 Giới thiệu chung về xe MAZDA CX-5 * Lịch sử ra đời của MAZDA CX-5 * Lịch sử ra đời của MAZDA CX-5
MAZDA CX5 ra đời đầu tiên trên thế giới vào năm 2011 dựa trên dòng xe Mazda MINAGI, nhằm thay thế dòng SUV Tribute trước đó. Ngay lập t ức CX5 (MAZDA CX-5) đạt được giải thưởng xe hơi Nhật của năm 2012-2013 cùng doanh số bán xuát sắc tại thị trường Bắc Mỹ, cùng các giải thưởng Green Car của năm. MAZDA CX-5 là chiếc xe tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ SkyActiv siêu tiết kiệm nhiên liệu và vận hành tối ưu,an toàn.