.15 Bộ điều khiển EPS

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN TRÊN XE MAZDA CX5 2014 (Trang 46 - 51)

Bảng 2.2 Chức Năng Của EPS ECU

Bộ điều khiển EPS sẽ giảm chế độ hỗ trợ xuống nếu như gặp một hoặc nhiều lỗi được tạo ra.

Bảng 2.3 Lỗi và chế độ hoạt động

2.4 Nguyên lí hoạt động của hệ thống lái điện

Hệ thống lái trợ lực điện hoạt động không như các hệ thống lái khác. Khi xe chạy với tốc độ chậm, bình thường thì việc điều khiển xe tương đối dễ dàng, lúc này bộ trợ lực điều khiển điện tử vẫn chưa hoạt động. Khi xe ch ạy với tốc độ cao, tình trạng mặt đường xấu và có sự thay đổi đột ngột trong khi lái như qua khúc cua với tốc độ cao, lạn lách để trách các xe khác thì lúc này bộ trợ lực điều khiển điện tử mới hoạt động để hỗ trợ cho người lái xử lý tình huống một cách dễ dàng hơn.

Để biết được những sự thay đổi đó thì ở hệ thống lái này có các cảm biến để thu nhận những tin hiệu để truyền đến bố xử lý trung tâm ECU. Thường có các cảm biến như cảm biến tốc độ của xe, cảm biến góc quay vành tay lái, …Bộ xử lý trung tâm ECU sau khi nhận các tín hiệu từ các cảm biến sẽ xử lý các thông tin đó và đưa ra tín hiệu để điều khiển cho mô tơ điện quay, làm cho bộ bánh răng hành tinh quay theo dẫn tới thanh răng sẽ được chuyển động và làm cho các bánh xe dẫn hướng hoạt động.

Cụ thể, khi người lái xe điều khiển vành tay lái, momen lái tác đ ộng lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí các vòng phát hiện 1 và 2 trên trục sơ cấp (phía vành tay lái) và vòng 3 trên tr ục

thứ cấp (phía cơ cấu lái). Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối bằng một thanh xoắn. Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra momen lái thanh xoắn bị xoắn tạo độ lệch pha giữa vòng phát hiện 2 và 3. Dựa trên độ lệch pha này, một tín hiệu tỷ lệ với mô men vào được đưa tới ECU. Dựa trên tín hiệu này, ECU tính toán momen trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ.

2.5 Kết luận chương 2

Các kết cấu, bộ phận chính thông số kĩ thuật của xe

Nguyên lí hoạt động : Hệ thống lái trợ lực điện hoạt động không như các hệ thống lái khác. Khi xe chạy với tốc độ chậm, bình thường thì việc điều khiển xe tương đối dễ dàng, lúc này bộ trợ lực điều khiển điện tử vẫn chưa hoạt động. Khi xe chạy với tốc độ cao, tình trạng mặt đường xấu và có sự thay đổi đột ngột trong khi lái như qua khúc cua với tốc độ cao, lạn lách để trách các xe khác thì lúc này bộ trợ lực điều khiển điện tử mới hoạt động để hỗ trợ cho người lái xử lý tình huống một cách dễ dàng hơn.

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỬA HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN

3.1 Các yêu cầu chung

Trên cơ sở nắm vững được đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc hệ thống lái điện, trong quá trình sử dụng bảo dưỡng sửa chữa ta p hải tuân thủ một số yêu cầu sau đây:

Phải thường xuyên kiểm tra mô tơ điện, kiểm tra tình trạng các cảm biến, thường xuyên kiểm tra độ khin khít của các mối ghép và đường ống trong trợ lực.

Không tự ý tháo cơ cấu lái, van phân phối hay mô tơ điện. Khi tháo lắp các chi tiết của các bộ phận này phải đảm bảo thợ có tay nghề cao và đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

3.2 Các chế độ bảo dưỡng hệ thống lái

Bảo dưỡng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra các chỗ nối, các ổ có bị lỏng ra không và còn chốt chẻ không. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và xem có bị kẹt không.

Bảo dưỡng 1 (sau 6500 km)

Kiểm tra và xiết lại các ổ, các khớp nối, kiểm tra các chốt chẻ. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và các khớp thanh lái ngang. Kiểm tra mô tơ điện, bơm mỡ các khớp.

Bảo dưỡng 2 (sau 12500 km)

Kiểm tra mô tơ điện xem có vấn đề gì không. Kiểm tra điều chỉnh độ rơ ở các khớp cầu của thanh lái dọc, ngang. Bơm mỡ đầy đủ các vú mỡ.

Kiểm tra xiết chặt vỏ của cơ cấu lái với khung xe, trục lái với giá đỡ trong buồng lái, kiểm tra độ rơ và lực quay vành tay lái. Kiểm tra điều chỉnh khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái bánh răng – thanh răng.

Khi bảo dưỡng sửa chữa phải tuân thủ một số quy định sau:

− Làm đúng, làm hết nội dung bảo dưỡng sửa chữa

− Không làm bừa làm ẩu

− Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, các chi tiết tháo lắp p hải để đúng nơi quy định.

3.3 Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

3.3.1 Tay lái nặng

Mô tơ điện bị hỏng → Kiểm tra ô mô tơ điên.

Lốp trước không đủ căng hay mòn không đều → Kiểm tra áp suất lốp. Góc đặt bánh trước không đúng → Điều chỉnh lại góc đặt bánh xe. Khớp cầu bị mòn → Kiểm tra các khớp cầu.

Các chi tiết ma sát của hệ thống thiếu dầu bôi trơn → Bôi trơn d ầu mỡ bôi trơn cơ cấu lái và các khớp nối.

3.3.2 Độ rơ vành tay lái quá lớn

Độ rơ quá lớn ở cơ cấu lái, ở các thanh nối, mòn các khớp cầu → Điều chỉnh thay thế các chi tiết mòn.

Mòn ổ bi bánh xe dẫn hướng → Điều chỉnh lại độ rơ.

3.3.3 Có tiếng gõ trong cơ cấu lái

Khe hở ăn khớp quá lớn → Điều chỉnh ăn khớp trong cơ cấu lái. Mòn các ổ đỡ → Điều chỉnh, thay thế các ổ đỡ bị mòn.

Vỡ, mẻ, sứt trong cặp bánh răng ăn khớp → Thay thế các chi tiết hỏng trong cơ cấu lái.

3.3.4 Trợ lực lái kém

Có không khí và nước trong hệ thống → Xả khí và thay dầu.

Mô tơ điện có thể bị hỏng → Kiểm tra mô tơ điên, sửa chưa nếu hỏng. Chảy dầu trong cơ cấu lái do mòn các khớp bao kín → Thay thế các phớt bao kín.

3.3.5 Xe lạng sang hai bên, hoặc luôn lạng về một bên

Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng không đủ hoặc không đều → Kiểm tra áp suất lốp.

Độ chụm bánh xe âm → Điều chỉnh lại cho đúng.

Các thanh nối, khớp cầu và cơ cấu lái có độ rơ lớn → Điều chỉnh hoặc thay mới các chi tiết nếu cần.

Ổ bi bánh xe chặt → Điều chỉnh hoặc thay thế các chi tiết bị mòn hỏng.

3.3.6 Đầu xe lắc qua lại

Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng không đủ hoặc không đều → Kiểm tra áp suất lốp.

Long, rơ ở các thanh nối và cơ cấu lái → Điều chỉnh lại hoặc thay thế các chi tiết mòn nếu cần.

Góc nghiêng ngang của chốt chuyển hướng của hai bánh xe không đ ều → Điều chỉnh lại.

3.4 Một số nội dung bảo dưỡng, sửa chữa chính

3.4.1 Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái

Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do của vành tay lái. Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LÁI ĐIỆN TRÊN XE MAZDA CX5 2014 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)