Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 65)

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại

3 Quét và rắc vôi đường đi

Kết quả bảng 4.5 cho thấy. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, theo định mức vệ sinh chuồng trại là 180 lần, trong đó em đã trực tiếp thực hiện là 95 lần đạt 52,77 %, kế hoạch phun khử trùng tiêu độc chuồng trại của cơ sở là 180 lần, em đã trực tiếp phun khử trùng 93 lần đạt 51,66 %. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 30 lần, em đã thực hiện 20 lần đạt 66,66 %.

Tỷ lệ phun khử trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da của lợn, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến lợn bị bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối

hường gió ngược lại để tránh lợn bị sặc vôi bột, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Mỗi ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng một lần (sáng sát trùng trong chuồng trại và quang chuồng trại), mỗi tuần xả gầm 1 lần.

Vệ sinh tổng chuồng được em thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, lau máng, lau sàn lợn con. Khi rửa máng thì tránh phun nước vào tai của lợn nái.

4.3.2. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Phòng bệnh luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn con của trại được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại cơ sở

Loại lợn Lợn nái Lợn con

Phân tích lại theo số liệu đã sửa.

Qua bảng 4.6 cho thấy quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng vắc xin của cơ sở như sau: Lợn nái mang thai tuần thứ 10 được tiêm vắc xin dịch tả, em đã trực tiếp tiêm 43 con (an toàn đạt 100%). Lợn nái mang thai tuần thứ 12, em được tiêm vắc xin aftopor phòng bệnh LMLM cho 40 con (an toàn 100%).

Lợn con 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Fe - B12 - HDH phòng bệnh thiếu sắt cho lợn con, số con được tiêm là 602 con (an toàn 100%), nhỏ cầu trùng cho 602 con (an toàn 100%). Lợn con 10 - 14 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin suyễn và em đã tiêm được 576 con (an toàn 100%). Lợn con 16 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin circo phòng hội chứng còi cọc, em đã trực tiếp tiêm cho 565 con (an toàn 100%), 22 - 24 ngày tuổi lợn con được tiêm vắc xin tiêu chảy, hô hấp, em đã được tiêm 557 con (an toàn 100%).

4.4. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại cơ sở

4.4.1. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái sinh sản tại trại

Qua chăm sóc và theo dõi cùng cán bộ kỹ sư em đã tham gia chẩn đoán và phát hiện ra một số bệnh ở lợn nái và lợn con tại cơ sở.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 65)