Lịch tiêm phòng vắc xin của trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Loại Giai đoạn

lợn

Sau khi nhập về 0-7 ngày

Hậu bị Sau khi nhập về 7-14 ngày

và nọc Sau khi nhập về 14-21 ngày

thay thế

Sau khi nhập về 21-28 ngày

Sau khi nhập về 28-35 ngày

Sau khi nhập về 35-42 ngày

Mang thai tuần thứ 12

Lợn nái Mang thai tuần thứ 13

Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T3/7/11) Mang thai tuần 10

Tiêm ghẻ 6 tháng 1 lần (T6/12) Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T3/7/11) Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T4/8/12) Lợn đực khai Tổng đàn 6 tháng 1 lần thác và thí tình Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T4/8/12)

3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm.

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: Lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, âm môn sưng tấy đỏ có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

-Chẩn đoán: Lợn nái bị bệnh viêm tử cung ở thể cấp tính ở lợn nái. -Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị:

+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Penicillin thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục.

+ Dufamox : 1 ml/10 - 15 kgTT/2 ngày. + Oxytoxin : 2 ml/con

+ Analgin: 1 ml/10 kg TT + Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ

- Triệu chứng:

+ Lợn con lười bú, phân lỏng, tanh, có màu vàng, nôn mửa lợn con sút cân nhanh do mất nước.

+ Lợn con thích nằm lên người mẹ. - Điều trị:

Tiêm Dufaloxacin 1 ml/ 40 kgTT. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Hội chứng hô hấp ở lợn con

- Triệu chứng: Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở như chó, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn.

- Chẩn đoán: Hội chứng hô hấp ở lợn con. - Điều trị: Tiêm Pendistrep: 1 ml/10 kgTT/ngày

Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine: 2 ml/con. 3.4.2.6. Các công tác khác

*Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. + Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

• Cách can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gen bôi trơn.

+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. - Sử dụng thuốc kích thích lợn đẻ.

+ Sử dụng oxytoxin

Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytoxin.

Lợn hậu bị sức khỏe yếu, lợn sức khỏe yếu, lợn già tiêm tùy trường hợp. Liều lượng: 2 ml/con

* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi, cho uống cầu trùng và tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 cho lợn con

Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cho uống cầu trùng, tiêm kháng sinh và chế phẩm Fe - Dextran - B12. Thường thì chế phẩm Fe - Dextran - B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con, nhưng để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc. Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.

* Thiến lợn đực

Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gạc, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

Thao tác: đầu tiên là tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh amlistin. Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn sát trùng vào vị trí thiến.

* Phát hiện lợn nái động dục

+ Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên, đuôi cong và đứng ì lại.

+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.

+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và

khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ). + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Dẫn tinh quản, panh, bông thấm nước

muối sinh lý.

+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số

lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

+ Bước 4: Vệ sinh cơ quan sinh dục lợn nái bằng bông thấm nước

muối

sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.

+ Bước 5: Tiến hành dẫn tĩnh bằng các thao tác sau:

Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú trong 5 phút.

Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.

Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra khoảng 2 cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại trong 5 phút.

Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào mông lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

+ Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần

lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết

quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.

* Quy trình xuất bán lợn

Trong 6 tháng thực tập tại trại em còn được tham gia vào công tác xuất lợn con của trại. Thường thì lợn con tại trại sau 21 ngày sẽ được tách mẹ và nuôi thêm 2 - 5 ngày nữa rồi xuất bán. Trước khi xuất lợn chủ trại sẽ đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất bán bằng mực xanh để thuận tiện cho công nhân lúc bắt. Công nhân sẽ bắt những con lợn nào được đánh dấu và vận chuyển lên xe.

3.4.3. Một số công thức tính toán các chỉ tiêu và phương pháp xử lý số liệu

- Công thức tính: - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

- Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%)=

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại trong 3 năm (2019 – 5/2021)

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2019 – 5/2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Nguyễn Văn Hiệp qua 3 năm 2019 - 2021 STT Loại lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái sinh sản 3 Lợn con 4 Lợn thịt

(Nguồn: Số liệu thống kê của trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy, trang trại sản xuất lợn đực giống, lợn nái sinh sản, lợn con, lợn thịt. Số lợn đực giống từ 2019 - 2021 dao động trong khoảng 12 - 9 con, lợn nái dao động trong khoảng 539 - 452 con, lợn con dao động trong khoảng 9532 - 15566 con. Số lợn đực giống dao động 12 đến 9 con do nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con lợn đực giống đã kém chất lượng.

chậm. Số lượng lợn con năm 2021 chỉ tính đến tháng 5 nên số lượng ít hơn năm 2020 và 2019.

4.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ sở

4.2.1. Số lượng lợn nái được giao chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em có khoảng thời gian 5 tháng làm việc tại chuồng bầu và 1 tháng cuối được chuyển sang chuồng đẻ. Em đã trực tiếp chăm sóc và đỡ đẻ cho 43 con nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tính chung

Phân tích thêm số nái chửa đã được chăm sóc

Bảng 4.2 cho biết số lượng lợn nái đẻ, nái nuôi con và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc. Số lượng lợn nái chửa em chăm sóc là 43 con, số lượng nái đẻ là 43, số lợn con đẻ ra là 602 con và lợn cai sữa là 557 con, số lợn con sau khi cai sữa giảm 45 con.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn

nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …

Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa; chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày trời lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ bị nhiễm bệnh, vào những ngày mùa Đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con; Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn nái.

4.2.2. Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại

Qua 6 tháng thực tập em đã được học cách đỡ đẻ và tham gia theo dõi xử lý các trường hợp đẻ khó của lợn nái cùng kỹ sư trại. Em đã thống kê lại những con đẻ bình thường, đẻ khó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tính chung

Qua bảng 4.3 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỉ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp thấp tính chung là 11,62 %. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trại thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái trong thời gian mang thai.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ lợn nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải theo dõi chú ý những biểu hiện lâm sàng của từng con để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ bình thường, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con nái nào rặn đẻ yếu cần can thiệp sớm và kịp thời bằng cách dùng oxytocin để kích thích tăng cường co bóp tử cung. Nếu thai quá to, không phù hợp với kích thước của xoang chậu, thai không ra được phải nhanh chóng can thiệp đưa bào thai ra ngoài để tránh bị ngạt và làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ của lợn nái, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Trước khi can thiệp đẻ khó những người trực tiếp đỡ đẻ phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh và làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi lịch phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.

4.2.3. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái của trại từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021

Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến cai sữa. Kết quả một số chỉ tiêu của đàn lợn em đã chăm sóc nuôi dưỡng được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tính chung

Bảng 4.4 cho thấy, các chỉ tiêu về sinh sản là tương đối cao. Theo dõi 43 lợn nái, số con đẻ ra trung bình là 14,00 con/lứa/nái, số con còn sống đến cai sữa là 12,50 con/lứa/nái, tỷ lệ sống là 89,28.

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa giảm so với số con đẻ ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đó là do lợn mẹ đè chết, do lợn con quá kém nên bị loại thải, một số lợn con nhiễm trùng hay mắc bệnh dẫn đến chết. Để có tỷ lệ lợn con cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng, sàn chuồng ẩm hơn để tránh lợn con bị cảm lạnh và tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi để tăng khả năng tăng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w