Một số công thức tính toán các chỉ tiêu và phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

- Công thức tính: - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

- Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%)=

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại trong 3 năm (2019 – 5/2021)

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2019 – 5/2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Nguyễn Văn Hiệp qua 3 năm 2019 - 2021 STT Loại lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái sinh sản 3 Lợn con 4 Lợn thịt

(Nguồn: Số liệu thống kê của trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy, trang trại sản xuất lợn đực giống, lợn nái sinh sản, lợn con, lợn thịt. Số lợn đực giống từ 2019 - 2021 dao động trong khoảng 12 - 9 con, lợn nái dao động trong khoảng 539 - 452 con, lợn con dao động trong khoảng 9532 - 15566 con. Số lợn đực giống dao động 12 đến 9 con do nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con lợn đực giống đã kém chất lượng.

chậm. Số lượng lợn con năm 2021 chỉ tính đến tháng 5 nên số lượng ít hơn năm 2020 và 2019.

4.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ sở

4.2.1. Số lượng lợn nái được giao chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em có khoảng thời gian 5 tháng làm việc tại chuồng bầu và 1 tháng cuối được chuyển sang chuồng đẻ. Em đã trực tiếp chăm sóc và đỡ đẻ cho 43 con nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tính chung

Phân tích thêm số nái chửa đã được chăm sóc

Bảng 4.2 cho biết số lượng lợn nái đẻ, nái nuôi con và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc. Số lượng lợn nái chửa em chăm sóc là 43 con, số lượng nái đẻ là 43, số lợn con đẻ ra là 602 con và lợn cai sữa là 557 con, số lợn con sau khi cai sữa giảm 45 con.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn

nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …

Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa; chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày trời lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ bị nhiễm bệnh, vào những ngày mùa Đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con; Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn nái.

4.2.2. Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại

Qua 6 tháng thực tập em đã được học cách đỡ đẻ và tham gia theo dõi xử lý các trường hợp đẻ khó của lợn nái cùng kỹ sư trại. Em đã thống kê lại những con đẻ bình thường, đẻ khó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tính chung

Qua bảng 4.3 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỉ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp thấp tính chung là 11,62 %. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trại thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái trong thời gian mang thai.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ lợn nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải theo dõi chú ý những biểu hiện lâm sàng của từng con để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ bình thường, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con nái nào rặn đẻ yếu cần can thiệp sớm và kịp thời bằng cách dùng oxytocin để kích thích tăng cường co bóp tử cung. Nếu thai quá to, không phù hợp với kích thước của xoang chậu, thai không ra được phải nhanh chóng can thiệp đưa bào thai ra ngoài để tránh bị ngạt và làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ của lợn nái, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Trước khi can thiệp đẻ khó những người trực tiếp đỡ đẻ phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh và làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi lịch phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.

4.2.3. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái của trại từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021

Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến cai sữa. Kết quả một số chỉ tiêu của đàn lợn em đã chăm sóc nuôi dưỡng được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tính chung

Bảng 4.4 cho thấy, các chỉ tiêu về sinh sản là tương đối cao. Theo dõi 43 lợn nái, số con đẻ ra trung bình là 14,00 con/lứa/nái, số con còn sống đến cai sữa là 12,50 con/lứa/nái, tỷ lệ sống là 89,28.

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa giảm so với số con đẻ ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đó là do lợn mẹ đè chết, do lợn con quá kém nên bị loại thải, một số lợn con nhiễm trùng hay mắc bệnh dẫn đến chết. Để có tỷ lệ lợn con cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng, sàn chuồng ẩm hơn để tránh lợn con bị cảm lạnh và tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mới có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo tỷ lệ lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

4.3. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở

4.3.1. Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Việc vệ sinh khử trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thưc ̣ hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi laị giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng tiêu độc, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bôṭ ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Thấy kết quả thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại

3 Quét và rắc vôi đường đi

Kết quả bảng 4.5 cho thấy. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, theo định mức vệ sinh chuồng trại là 180 lần, trong đó em đã trực tiếp thực hiện là 95 lần đạt 52,77 %, kế hoạch phun khử trùng tiêu độc chuồng trại của cơ sở là 180 lần, em đã trực tiếp phun khử trùng 93 lần đạt 51,66 %. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 30 lần, em đã thực hiện 20 lần đạt 66,66 %.

Tỷ lệ phun khử trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da của lợn, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến lợn bị bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối

hường gió ngược lại để tránh lợn bị sặc vôi bột, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Mỗi ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng một lần (sáng sát trùng trong chuồng trại và quang chuồng trại), mỗi tuần xả gầm 1 lần.

Vệ sinh tổng chuồng được em thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, lau máng, lau sàn lợn con. Khi rửa máng thì tránh phun nước vào tai của lợn nái.

4.3.2. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Phòng bệnh luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn con của trại được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại cơ sở

Loại lợn Lợn nái Lợn con

Phân tích lại theo số liệu đã sửa.

Qua bảng 4.6 cho thấy quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng vắc xin của cơ sở như sau: Lợn nái mang thai tuần thứ 10 được tiêm vắc xin dịch tả, em đã trực tiếp tiêm 43 con (an toàn đạt 100%). Lợn nái mang thai tuần thứ 12, em được tiêm vắc xin aftopor phòng bệnh LMLM cho 40 con (an toàn 100%).

Lợn con 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Fe - B12 - HDH phòng bệnh thiếu sắt cho lợn con, số con được tiêm là 602 con (an toàn 100%), nhỏ cầu trùng cho 602 con (an toàn 100%). Lợn con 10 - 14 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin suyễn và em đã tiêm được 576 con (an toàn 100%). Lợn con 16 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin circo phòng hội chứng còi cọc, em đã trực tiếp tiêm cho 565 con (an toàn 100%), 22 - 24 ngày tuổi lợn con được tiêm vắc xin tiêu chảy, hô hấp, em đã được tiêm 557 con (an toàn 100%).

4.4. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại cơ sở

4.4.1. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái sinh sản tại trại

Qua chăm sóc và theo dõi cùng cán bộ kỹ sư em đã tham gia chẩn đoán và phát hiện ra một số bệnh ở lợn nái và lợn con tại cơ sở.

Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Bệnh viêm tử cung Bệnh viêm vú Mất sữa

Bệnh sát nhau Bại liệt sau đẻ Nái chậm động dục

Bảng 4.7 cho thấy, trong 43 con lợn nái chăm sóc và nuôi dưỡng có 5 con mắc bệnh viêm tử cung, 1 con mắc bệnh sát nhau, 1 con mắc bệnh mất sữa, 3 con mắc bệnh viêm vú, 1 con mắc bệnh bại liệt sau đẻ và 4 con chậm động dục. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao nhất chiếm 11,62% là do trong các trường hợp lợn đẻ khó, thường áp dụng dùng biện pháp can thiệp bằng tay, không đúng kỹ thuật gây tổn thương cơ quan sinh dục của lợn. Chữa trị bệnh viêm sau đẻ kéo dài, không dứt điểm làm bệnh trở thành mãn tính hay bị lại.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

4.4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại

Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại, 6 tháng thực tập chúng em tiến hành theo dõi 602 lợn con. Kết quả được trình bày bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con nuôi của trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Hội chứng tiêu chảy Hội chứng hô hấp

Kết quả bảng 4.8 cho thấy lợn con thường xảy ra các hội chứng điển hình là hội chứng tiêu chảy và hô hấp. Trong đó hội chứng tiêu chảy có tỷ lệ mắc cao hơn, cụ thể với số lượng theo dõi như nhau (602 con) thì có 143 con mắc hội chứng tiêu chảy, chiếm 23,75% cao hơn hội chứng hô hấp với số lợn mắc là 63 con, chiếm 10,46%. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (quá lạnh, quá nóng và ẩm ẩm độ quá cao), lợn con hiếu động nghịch nước, đặc biệt vào những ngày nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con.

Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị nhiễm nấm mốc cũng dẫn tới viêm phổi chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hộ chứng hô hấp cũng khá cao.

4.4.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở

Từ những chẩn đoán lâm sàng chúng em đã được theo dõi và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con. Kết quả điều trị được trình bày ở bảng 4.9 và 4.10

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Mất sữa Sát nhau Bại liệt sau đẻ Nái chậm động dục

Bảng 4.9 cho thấy điều trị các bệnh sản khoa của lợn nái tại trại. Trong đó tỷ lệ khỏi cao nhất là bệnh viêm tử cung, viêm vú và nái mất sữa đạt 100%. Tiếp đến là bệnh nái chậm động dục điều trị 4 con khỏi 3 con, đạt tỷ lệ 75%. Bệnh bại liệt điều trị 1 con nhưng không khỏi đạt tỷ lệ 0% vì khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất khó, khả năng đi lại, vận động cũng khó khăn, những con bị bại liệt thường bị loét vùng nằm trên sàn chuồng, nếu để

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w