2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
Kế toán trưởng
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Lập kế hoạch tài chính đồng thời thống nhất với kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam
Huy động nguồn vốn thích hợp, sử dụng vốn hợp lí và tiết kiệm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Tổ chức hạch toán kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh từ khâu đầu tư vốn đến khâu cuối.
2.1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Hình thức kế toán DN đang sử dụng là hình thức Nhật kí chung trên phần mềm kế toán FMIS.
Hình thức kế toán trên máy vi tính
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thằng.
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là”VND”). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với ngoại tệ không có tỉ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỉ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Giới thiệu sơ lược về phần mềm kế toán FMIS:
Hệ quản trị tài chính do EVNIT phát triển là một hệ thống ngoài việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý chi tiết về kế toán, tài sản, vật tư còn có khả năng cho phép tổng hợp dữ liệu, hợp nhất báo cáo theo nhiều cấp và đã được trải nghiệm trong quá trình triển khai thực tế tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam – một trong những Tập đoàn lớn nhấtViệtNam.
Hệ phần mềm đáp ứng được các yêu cầu đặc thù: đa loại hình (sản xuất, xây dựng, sự nghiệp), đa lĩnh vực (SX điện, viễn thông, dịch vụ tư vấn, SX khác), đa loại nhóm đơn vị (khôi ban quản lý, khối nhà máy, công ty truyền tải, công ty phân phối, công ty tư vấn, công ty cổ phần, khối trường học, Tổng công ty hoặc công ty có đơn vị cấp dưới…)
Để phục vụ công tác tài chính thống nhật toàn Tổng công ty Điện lực ( này là Tập Đoàn Điện lực Việt Nam – EVN), EVNICT đã thực hiện kết hợp với các cán bộ nghiệp vụ, kỹ thuật trong toàn ngành thực hiện xây dựng và phát triển hệ thống FMIS.
Bắt đầu thực hiện xây dựng từ năm 2000 – 2002
Thực hiện kiểm thử, hiểu chỉnh tại dữ liệu thực tế của các doanh nghiệp trong EVN từ 2002- 2004
Triển khai diện rộng cho toàn bộ đơn vị trong ngành từ 2004 cho đến này
Chương trình đã được hiệu chỉnh 4 lần lớn để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu quản lý cũng như sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của nhà nước.
Từ 2004 đến ngay chương trình đã liên tục và theo chiến lược bổ xung liên tục các tiện ích, các trí thức nghiệp vụ trong chương trình nhằm đáp ứng tốt hơn, rộng hơn các nghiệp vụ
Định hướng phát triển
Xây dựng hệ thống quản lý chạy trên nhiều nền database và hệ điều hành khác nhau
Phát triển hệ thống mở để tích hợp với các hệ thống quản lý khác ( Nhân sự, lương,..) đáp ứng thành một hệ thống toàn diện cung cấp cho người dùng một công cụ quản lý tổng thể toàn doanh nghiệp
Lợi ích:
Hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp cập nhật thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhanh chóng kịp thời.
Là công cụ hiệu quả hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc ra quyết định.
Hỗ trợ người dùng nhập liệu, tra cứu mạnh mẽ, dễ dung, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất cho công tác kế toán.
Hệ phần mềm có khả năng tuỳ biến theo nhiều mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
An toàn và bảo mật thông tin.
Tính năng
SVTH: Phan Thị Thảo Ly Trang 22
Tổng hợp và hợp nhất báo cáo TSCD Tổng hợp kế toán SXKD Vật tư SXKD Tổng hợp kế toán XDCB Vật tư XDCB
Mô tả chung về hệ thống:
Phân hệ Tổng hợp kế toán
• Hỗ trợ nhiều mô hình phân cấp: Đơn vị cấp dưới hạch toán độc lập, phụ thuộc, báo sổ…
• Tự động lập các chứng từ kết chuyển, khử trùng vãng lai giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới linh hoạt theo yêu cầu của nghiệp vụ.
• Giải pháp truyền dữ liệu tự động, linh hoạt. - Phân hệ Tài chính kế toán
• Tự động hoá tối đa các nghiệp vụ. • Hệ thống báo cáo đa dạng.
• Công cụ kiểm soát và đối chiếu dữ liệu, báo cáo chặt chẽ. - Phân hệ Quản lý vật tư
• Quản lý được vật tư xuất, nhập, tồn theo: Kho, công trình, hợp đồng, nhà cung cấp…
• Theo dõi được chất lượng của vật tư, thiết bị
• Hỗ trợ phân bổ các loại phụ phí khi nhập vật tư: Phụ phí về cùng, phụ phí về sau…
• Hỗ trợ quyết toán vật tư công trình. - Phân hệ Quản lý tài sản cố định
• Quản lý được từng tài sản chi tiết, vị trí, nơi sử dụng, các thiết bị phụ tùng kèm theo,…; theo dõi được lịch sử của tài sản từ khi hình thành.
• Theo dõi nguyên giá, khấu hao, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của tài sản theo từng tài sản, từng nguồn hình thành tài sản.
Tổng hợp và
• Đa dạng trong cách thức phân bổ khấu hao. - Phân hệ Web thông tin tài chính
• Hệ thống web phân tích tài chính được xây dựng nhằm cung cấp nhanh cho những nhà quản trị một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Cung cấp tức thời thông tin về tình tài chính của doanh nghiệp.
• Cung cấp các Báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp, phục vụ công tác ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.
Thông tin kỹ thuật
- Công cụ phát triển: Visual Basic 6.0, Java - Môi trường chạy: Mạng LAN/WAN - Hệ quản trị CSDL: SQL Server 2000
Kinh nghiệm triển khai
Triển khai trong quy mô của EVN: Hệ thống đã được ứng dụng tại các đơn vị trong EVN (80 đơn vị triển khai với hơn 3.000 điểm):
Khối nhà máy điện • Khối truyền tải điện. • Khối kinh doanh điện.
• Khối Ban QLDA thuộc EVN.
• Các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc EVN (Viện nghiên cứu, Trường học). • Các đơn vị khối sản xuất khác thuộc EVN: Công Ty Viễn Thông Điện Lực, Công Ty Cơ điện Thủ Đức, Công Ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh, các công ty Tư vấn điện…
• Các công ty cổ phần EVN là cổ đông chi phối hoặc góp vốn liên kết.
Một số khách hàng tiêu biểu ngoài EVN: • Tổng Công ty Điện lực dầu khí,
• Công ty CP may Thăng Long, • LICOGI 12,
• Công ty Cổ phần Điện đạm Cà Mau ...
Sơ đồ hình thức kế toán Nhật kí chung:
Sơ đồ 2.3. Hình thức kế toán Nhật kí chung
Chứng từ lao động và chứng từ tính lương Sổ chi tiết
TK334, TK338
TK3383, TK3384 Phân hệ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chứng từ ghi Sổ đăng ký sổ Chứng từ
Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 2.4 : Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.4.4. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Điện lực Thăng Bình áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT- BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành vào ngày 22/12/2014 thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Công văn số 9818/BTC-CĐKT ngày 27/07/2010 của Bộ tài chính
- Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng trong Điện lực Thăng Bình nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung ban hành kèm theo văn bản số 3102/EVN-TCKT ngày 28/07/2010 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.