Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Timbalink Việt Nam (Trang 31)

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

Hiện tại, công ty đang xuất khẩu hai mặt hàng chính là gỗ ghép thanh (Finger Joint) và gỗ nguyên thanh (Solid). Tùy theo yêu cầu của khách hàng và đặc tính sử dụng gỗ, công ty sẽ tiến hành xử lý các dung môi/ hóa chất và công nghệ xử lý sao cho phù hợp và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2.6. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2018-2020 2.6.1. Doanh thu

Bảng 2.5: So sánh chênh lệch doanh thu của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019

I. Doanh thu -2,069.05 1,449.62 -7% 5%

- Doanh thu thuần BH và CCDV -2,891.60 2,211.85 -10% 9%

- Doanh thu tài chính 91.04 632.18 46% 219%

- Thu nhập khác 731.50 -1,394.42 110% -100%

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

67% 33%

Gỗ ghép thanh (Finger Joint)

Biểu đồ 2.4: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Doanh thu qua các năm không có quá nhiều sự thay đổi, chỉ có năm 2019 khi công ty thay đổi địa điểm kinh doanh đã làm ảnh hưởng đến doanh thu trong một thời gian ngắn. Nhìn chung, mặc dù chịu không ít những ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng công ty vẫn đang duy trì doanh thu ở mức tương đối ổn định.

Dựa vào bảng trên cũng có thể thấy được, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn thu chính của công ty. Doanh thu tài chính cũng tăng vượt trội đặc biệt là ở năm 2020, tăng gấp 3 lần so với năm 2019, góp phần tăng tỷ lệ tổng doanh thu cho công ty. Về phần các thu nhập khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ, cho đến năm 2020 không có ghi nhận các khoản thu nhập nào.

24,000.00 24,500.00 25,000.00 25,500.00 26,000.00 26,500.00 27,000.00 27,500.00 28,000.00 28,500.00 29,000.00 29,500.00 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2018 2019 2020

2.6.2. Chi phí

Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

II. Chi phí 27,445.55 25,415.05 27,103.64

- Giá vốn bán hàng 23,622.22 21,082.32 21,850.15

- Chi phí bán hàng 965.27 896.24 1,043.59

- Chi phí quản lý 2,541.07 2,697.35 2,890.09

- Chi phí tài chính 269.45 503.50 1,319.81

- Chi phí khác 47.54 235.63 -

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Bảng 2.7: So sánh chênh lệch chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019 II. Chi phí -2,030.49 1,703.71 -7% 7% - Giá vốn bán hàng -2,539.91 767.83 -11% 4% - Chi phí bán hàng -69.03 147.34 -7% 17% - Chi phí quản lý 156.29 192.74 6% 7% - Chi phí tài chính 234.06 816.31 92% 167% - Chi phí khác 188.09 -220.51 580% -100% Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí (từ 77% đến 85%), tiếp theo là chi phí quản lý chiếm tỷ lệ từ 7.5% đến 8%. Các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Nhìn chung, mặc dù diễn biến phức tạp của dịch bệnh vào cuối năm 2019 và tiếp diễn vào năm 2020, nhưng công ty vẫn đạt mức doanh thu ổn định (trừ năm 2019 có sự thay đổi địa điểm kinh doanh).

2.6.3. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh giai đoạn 2018-2020 và phân tích các tỷ số tài chính:

a. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh:

Bảng 2.8: So sánh chênh lệch lợi nhuận của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Chênh lệch Tỷ lệ

2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019

Lợi nhuận thuần HĐKD -581.97 919.81 -34% 83%

Lợi nhuận kế toán trước thuế -38.56 -254.09 -2% -11%

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Biểu đồ 2.5: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công có nhiều chuyển biến. Cụ thể vào năm 2019, như đã được đề cập, do chuyển đổi cơ sở hoạt động kinh doanh, công ty đã bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt lợi nhuận, giảm 34% so với năm 2018 (tương đương với số tiền giảm là 581.97 triệu đồng). Sang đến năm 2020, đã có những chuyển biến tích cực khi lợi nhuận tăng đến 83% so với năm 2019, tương ứng với số

1,692.54 1,110.58 2,030.39 2,323.04 2,284.48 2,030.39 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

tiền chênh lệch là 919.81 triệu đồng. Về lợi nhuận kế toán trước thuế giảm dần qua từng năm nhưng không đáng kể do dịch bệnh covid-19 vào năm 2020 gây ra tình trạng dồn ứ hàng hóa, giá cước vận chuyển tăng hàng loạt trong khi tình trạng khan hiếm container kéo dài, điều này đã gây ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty do phải chi trả nhiều tiền hơn nhưng năng suất xuất khẩu lại thấp.

b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Biểu đồ 2.6: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Dựa vào biểu đồ 2.6, từ năm 2018 đến 2020, chỉ số này giảm liên tục từ 23% (2018) xuống còn 16% (2020), điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 16 đồng lợi nhuận (Biểu đồ 2.8). Tổng tài sản của công ty tăng thêm 27% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm xuống 17%. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất ROA giảm đáng kể trong giai đoạn giai đoạn 2018-2020. 23% 21% 16% 0% 5% 10% 15% 20% 25% - 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 2018 2019 2020

c. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Biểu đồ 2.7: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là chỉ số cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Giai đoạn 2018 – 2019, chỉ số ROS của công ty tăng trưởng từ 8.06% lên 8.81%, giai đoạn này do có sự thay đổi về cơ sở sản xuất nên số liệu về doanh thu thuần giảm xuống tương đối (giảm 10%), tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thì không có sự thay đổi do đó dẫn đến chỉ số ROS tăng do hiệu quả lợi nhuận tăng. Sang đến năm 2020, ROS giảm đột ngột xuống còn 7.21%. Nghĩa là lúc này, cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 7.21 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROS trong năm 2020 giảm do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm so với năm 2019, trong thời gian này công ty chỉ thu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà không có thêm khoản lợi nhuận nào khác. Doanh thu cũng tăng lên đáng kể và lớn hơn mức tăng trưởng của lợi nhuận nên dẫn đến sự thay đổi của chỉ số ROS so với 2019.

8.06% 8.81% 7.21% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00% - 5,000.000 10,000.000 15,000.000 20,000.000 25,000.000 30,000.000 35,000.000 2018 2019 2020

d. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Biểu đồ 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ mỗi 100 đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Từ năm 2018 đến năm 2019, chỉ số ROE của công ty giảm mạnh từ 123.20% xuống còn 54.98%, điều này được giải thích bằng việc công ty đã tăng vốn chủ sở hữu khi thay đổi địa điểm kinh doanh để hỗ trợ cho việc mở rộng và phát triển quy mô. Đến năm 2020, chỉ số này tiếp tục giảm còn 32.91%, nghĩa là cứ mỗi 100 đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 32.91 đồng lợi nhuận ròng.

Trong 3 năm liền, vốn chủ sở hữu của công ty tăng liên tục trong khi lợi nhuận sau thuế giảm dẫn đến tỷ suất ROE qua các năm giảm dần. Mặc dù tỷ suất ROE giảm mạnh nhưng theo tỷ suất ROE vẫn lớn 20% nên công ty đang hoạt động có hiệu quả.

123.20% 54.98% 32.91% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2018 2019 2020

2.6.4. Các chỉ tiêu về nợ phải trả và nguồn vốn

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về nợ phải trả và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Chênh lệch Tỷ lệ

2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019

I. Nợ phải trả -1,376.03 -186.08 -17% -3%

1. Nợ ngắn hạn -1,192.43 165.01 -16% 3%

2. Nợ dài hạn -183.60 -366.22 -33% -100%

II. Vốn chủ sở hữu 2,269.36 2,015.27 120% 49%

A. TỔNG NGUỒN VỐN 893.33 1,829.18 9% 17%

Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)

Năm 2019, nguồn vốn của công ty tăng lên 893.33 triệu đồng so với năm 2018, đến năm 2020 tăng 1,829.18 triệu đồng so với 2019, tương ứng với các tỷ lệ lần lượt là 9% và 17%. Nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm, đây là một tín hiệu khả quan, tuy nhiên nợ ngắn hạn vào năm 2020 tăng 3% so với năm trước. Lượng vốn chủ sở hữu có sự biến động lớn vào năm 2019 do có sự đầu tư/ góp vốn để mở rộng quy mô khi tăng thêm đến 120% và dần ổn định hơn vào năm 2020.

2.6.5. Khả năng thanh toán

Bảng 2.10: Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.23 1.62 1.94

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0.57 0.97 1.08

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.32 0.59 0.82

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hqt), phản ánh năng lực thanh toán của

giá trị đó là 1 ≤ Hqt < 2, điều này có nghĩa là với lượng tài sản hiện có, công ty hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ khi tới hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) của công ty tăng dần qua các năm và

đạt ngưỡng lớn hơn 1 vào năm 2020 cho thấy sự nỗ lực trong việc cải thiện khả năng thanh toán của công ty, hệ số này càng cao chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng cao trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hnh), thể hiện khả năng thanh toán của công ty

mà không cần thanh lý gấp hàng tồn kho. Tương tự với 2 hệ số trên, hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng tăng dần qua các năm, đặc biệt trong năm 2019 và 2020, hệ số này biến động từ 0.5 đến 1, tức là khả năng thanh toán của công ty được đánh giá rất khả quan.

2.7. Khả năng cạnh tranh của công ty

Xét về mặt công nghệ, công ty TNHH Timbalink Việt Nam là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do đó, công ty có sở hữu các công nghệ xử lý gỗ tiến tiến đến từ các quốc gia phát triển. Điển hình là vào năm 2012, công ty đã khai trương nhà máy xử lý gỗ công nghệ LOSP (chất bảo quản dung môi hữu cơ nhẹ) và công nghệ TAN E đầu tiên tại Việt Nam. Cho đến nay, công ty vẫn tự hào vì là doanh nghiệp tiên phong trong công nghệ này tại Việt Nam.

Xét về ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ là một trong những lĩnh vực chủ lực của nước ta. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2020 đạt 9,535 tỷ USD tăng 22.5% so với năm 2019, vươn lên đứng thứ 6 trong hạng mục xuất khẩu hàng hóa/ nhóm hàng hóa của Việt Nam. Qua đó có thể thấy, lĩnh vực kinh doanh sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu ngày càng được mở rộng và phát triển. Một số đối thủ cạnh tranh lớn của công ty trong lĩnh vực gia công gỗ để xuất khẩu có thể kể đến như: Công ty xuất khẩu gỗ Phương Nam, Công ty Cổ

phần chế biến gỗ Thuận An, Công ty gỗ Hạnh Phúc,… Đây là một trong những công ty chiếm thị phần lớn trong khu vực Đông Nam Bộ.

2.8. Phân tích ma trận SWOT

Bảng 2.11: Phân tích SWOT của công ty TNHH Timbalink Việt Nam

STRENGTH – ĐIỂM MẠNH WEAKNESS – ĐIỂM YẾU

- Có uy tín: hơn 10 năm làm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ.

- Công nghệ vượt trội được thế giới công nhận: Nhà máy xử lý gỗ bằng công nghệ LOSP và TAN E đầu tiên và độc quyền tại Việt Nam - Chất lượng sản phẩm của công ty

được đánh giá cao với cam kết thời gian sử dụng lên đến 25 năm

- Thị trường xuất khẩu còn bó hẹp, chỉ yếu xuất đi New Zealand và Mỹ

- Chưa khai thác hết thị trường trong nước

- Quy mô nhỏ, khó cạnh tranh hơn so với các đối thủ lớn trong khu vực về tỷ trọng xuất khẩu.

OPPORTUNITY – CƠ HỘI THREAT – THÁCH THỨC

- Lợi thế từ hiệp định EVFTA: 99% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0%

- Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) thúc đẩy các hoạt

- Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra những thiệt hại rất lớn trong đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới. Điển hình là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng ở Mỹ, hậu quả là hàng loạt doanh nghiệp thiếu container trầm trọng

OPPORTUNITY – CƠ HỘI THREAT – THÁCH THỨC

động thương mại gỗ và sản phẩm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa vào EU. - Thỏa thuận Thương Mại Tự Do

giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) và Australia, New Zealand (AANZFTA) tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu sang Úc.

- Sản xuất và chế biến gỗ được liệt kê vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất tại nước ta. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ được sự hỗ trợ tích cực từ các Trung tâm xúc tiến thương mại, Cục xúc tiến thương mại và các Hiệp hội ngành nghề.

trong khi nhu cầu xuất khẩu hàng hóa rất cao.

- Thị trường Châu Âu, Mỹ,…đòi hỏi rất cao về mặt chất lượng và pháp lý.

- Năng lực cạnh tranh còn thua kém so với các đối thủ trong và ngoài nước. Đặc biệt là Trung Quốc với những lợi thế như nguồn nguyên liệu phong phú, giá nhân công rẻ, công nghệ tiên tiến,…

2.9. Kết luận chung về tình hình kinh doanh

Từ nguồn dữ liệu là Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020. Các số liệu để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hệ số thanh toán,…như đã được nêu trên cho thấy, trong 3 năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Timbalink Việt Nam không có nhiều biến động lớn, sự thay

đổi rõ ràng nhất đến từ việc thay đổi cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn đến biến động doanh thu, lợi nhuận và tăng quy mô tài sản.

Cụ thể:

- Về doanh thu, có sự biến động vào năm 2019 khi doanh thu sụt giảm 7% so với năm 2018, tuy nhiên công ty để phục hồi doanh thu vào năm 2020, đây

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Timbalink Việt Nam (Trang 31)