Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật chọn, tạo giống cây giổi ăn hạt (michelia tonkinensis a chev) tại đoan hùng, phú thọ​ (Trang 26 - 30)

2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

- Về dân số: theo số liệu niên giám đốc thống kê đến ngày 31/12//2016, dân số vùng là 113,520 ngƣời trong đó dân số nông thôn: 106.080 ngƣời, dân số thành thị: 7.440 ngƣời, phân theo giới tính, nam: 56.093 ngƣời, nữ: 57.427 ngƣời. Mật độ dân số trung bình 354 ngƣời/km2

. Dân số phân bố không đều, tập trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao có mật độ dân số tƣơng đối thấp.

- Về thành phần dân tộc: thành phần dân tộc của huyện chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh sinh sống, ngoài ra còn có ngƣời Cao lan, Mƣờng, Tày, Thái chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Về lao động: với tổng số lao động đang làm việc có 58.100 ngƣời, chiếm 51,2% tổng dân số. Trong đó lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở mức trung bình của tỉnh Phú Thọ, chiếm 17,7%.

2.2.1.1. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh * Đặc điểm trung nền kinh tế

- Tăng trƣởng kinh tế: Những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, xuất hiện những mô hình tốt tạo đà tiếp tục đổi mới và phát triển đồng loạt các ngành nghề trong huyện.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng kinh tế nông lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Nhìn chung, sự chuyển biến còn chậm, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2012 – 2022 đạt trung bình 10% năm trở lên.

* Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

- Trồng trọt: Huyện Đoan Hùng có 11,726,5 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,8% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm: 5.145,3 ha + Đất trồng cây lâu năm: 6.388,6 ha + Đất cỏ chăn nuôi: 6,4 ha

+ Đất mặt nƣớc thủy sản: 186,2 ha

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiến bộ, đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhƣ giống, phân bón, thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cƣờng đƣa những giống có năng xuất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt vào sản xuất.

- Chăn nuôi:

Huyện Đoan Hùng có 1,049,204 con gia súc: tổng số gia cầm có 974.700 con. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhƣ đƣa giống ngoại nhập vào sản xuất nhằm phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội:

Nhìn chung các hộ chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm các loại. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

- Lâm nghiệp:

Số liệu đén ngày 31/12/2016 huyện Đoan Hùng có 12.990,1 ha diện tích đất Lâm nghiệp chiếm 42,9% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 12,196 ha chiếm 93,9% diện tích đất Lâm nghiệp của huyện, đất rừng phòng hộ là 193,5 ha chiếm 1,5% và diện tích đất rừng đặc dụng là 600,6 ha chiếm 4,6% diện tích đất Lâm nghiệp của huyện.

giấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thƣơng kinh tế giữa các vùng nhowg có các đƣờng giao thông quan trọng đi qua: nhƣ quốc lộ 2, dƣờng sông…

Ngành chế biến lâm sản trên địa bàn những năm gần đây có những bƣớc phát triển mạnh mẽ nhƣng chủ yếu về mặt số lƣợng còn chất lƣợng chất lƣợng và công nghệ phần nào vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó xƣởng mộc dân gia dụng là 25, đóng đồ gia dụng là 02 xƣởng, sản xuất đũa là 03 xƣởng và 113 xƣởng xẻ. Nhìn chung các xƣởng chế biến đều có công xuất nhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản xuất sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trƣờng, hoạt động chế biến không ổn định.

- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn phát triển chậm. Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác nguyên liệu thô, sơ chế chƣa chế biến. ngoài ra, còn một số ngành nghề nhƣ sản suất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản đã đƣợc phát triển và mở rộng đến các xã. Sản xuất cơ khí bƣớc đầu đƣợc hình thành trong lĩnh vực chế biến chè, gỗ,…góp phần phát triển lực lƣợng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu dân cƣ. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 34% giá trị nền kinh tế.

- Ngành thƣơng mại – du lịch

Từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng. tuy nhiên, với vị trí là nơi chuyển giao giữa đồng bằng và miền núi thì tiềm năng phát triển thƣơng mại của vừng còn trƣa tƣơng xứng. Trong tƣơng lai các loại hình này cần đƣợc phát triển nhằm giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động trong lúc nông nhàn.

thácđƣa vào sử dụng. Trong thời gian tới nên kết hợp giữa du lịch và cảnh quan trong vùng với du lịch sinh thái nhằm đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.

2.2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng * Giao thông

Đoan hùng có mạng lƣới giao thông phát triển, toàn huyện có 2 tuyến đƣờng quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua, các tuyến đƣờng này cơ bản đã đƣợc dải nhựa. Trong đó, có 12 xã có đƣờng quốc lộ đi qua và 16 xã có đƣờng rải cấp phối. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn trong vùng có đƣờng giao thông đến tận trung tâm xã, tạo thành mạng lƣới nối liền với trung tâm huyện lỵ, các trung tâm kinh tế. Hệ thống đƣờng sông có 2 dòng sông lô và sông chảy.

Nhìn chung, mạng lƣới giao thông phân bố tƣơng đối đều nhƣng các tuyến đƣờng còn ở cấp thấp, cần chú trọng cải tạo nâng cấp để ngƣời dân đi lại đƣợc thuận tiện,tăng cƣờng thu hút đầu tƣ và giao lƣu kinh tế. trong những năm tới cần mở rộng nâng cấp các tuyến đƣờng này để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ nâng cao đời sống sinh hoạt của ngƣời đân.

* Thủy lợi

Toàn huyện có 70km kênh mƣơng, 14 trạm bơm với công xuất tƣới 1.400 ha và tiêu 450 ha. Hệ thống mƣơng máng cũng liên tục đƣợc đầu tƣ cải tạo và xây dựng mới. Tổng dienj tích đƣợc tƣới có 3.200 ha, diện tích còn lại chông chờ vào nƣớc mƣa, do không ổn định nên thƣờng xuyên bị khô hạn.

* Giáo dục

Toàn huyện có 4 trƣờng trung học phổ thông với 112 lớp học, 56 trƣờng trung học cơ sở và tiểu học với 549 lớp học, có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học. Tổng số giáo viên các cấp học là 1.238 ngƣời, trong đó trung học phổ thông là 116 ngƣời, trung học cơ sở là 144 ngƣời, tiểu học là 548 ngƣời và 278 giáo viên nhà trẻ mẫu giáo.

xóa mù chữ. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bƣớcđầu đã có kết quả, phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em đƣợc chú ý. Tuy nhiên, công tác giáo dục của huyện còn gặp nhiều khó khăn, số phòng học còn thiếu, trong thời gian tới cần đầu tƣ nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện cho nền giáo dục cho tƣơng lai.

* Y tế

Trong những năm gần đây, công tác y tế trong địa bàn đã đƣợc nâng lên. Hiện nay, trên địa bàn có 02 bệnh viện, 28 trạm y tế xã, thị trấn. Toàn huyện có 174 cán bộ y bác sỹ, tổng số giƣờng bệnh có 162 giƣờng bệnh. Công tác phòng chống các loại bệnh dịch đƣợc chú trọng. hàng năm, huyện thực hiện tốt các trƣơng trình y tế quốc gia nhƣ tiêm chủng mở rộng, hiến máu nhân đạo…, công tác kế hoạch hóa gia đình ngày càng đƣợc quan tâm và đạt đƣợc những thành tựu khả quan.

* Văn hóa thông tin

Hiện nay trên địa bàn huyện có đài phát thanh, truyền hình, 100% các xã đã đƣợc phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc đƣợc thông suốt, 100% xã, thị trấn trong vùng đãcó điểm bƣu điện văn hóa. Hàng năm, vào những ngày lễ lớn của đất nƣớc phòng văn hóa đã tổ chức tốt hoạt động thông tin tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật chọn, tạo giống cây giổi ăn hạt (michelia tonkinensis a chev) tại đoan hùng, phú thọ​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)