4.1. Nghiên cứu chọn giống cây Giổi ăn hạt
4.1.2. Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội Giổi ăn hạt
Nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội Giổi ăn hạt đƣợc thực hiện ở Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (Đoan Hùng, Phú Thọ). Khảo nghiệm này đƣợc xây dựng từ năm 2014 với 16 gia đình có nguồn hạt từ các cây trội đƣợc chọn lọc ở rừng trồng tại Tân Sơn, Phú Thọ.
Kết quả bảng 4.3 cũng nhƣ kết quả phân tích phƣơng sai cho thấy: Tại Đoan Hùng, Phú Thọ, khi cây Giổi ăn hạt đƣợc 30 tháng tuổi, khảo nghiệm của 16 gia đình cây trội Giổi ăn hạt chƣa có sự sai khác rõ rệt về đƣờng kính gốc, chiều cao vút ngọn (Sig F = 0,094 và 0,053 > 0,05). Tuy nhiên, có thể nhận định nhƣ sau:
Bảng 4.3: Sinh trƣởng giữa các gia đình cây trội Giổi ăn hạt tại khảo nghiệm hậu thế ở Đoan Hùng, Phú Thọ
(30 tháng tuổi từ tháng 9/2014-3/2017) Xếp hạng Gia đình Nguồn hạt Tỷ lệ sống (%) Đƣờng kính gốc Chiều cao 00 D (cm) S S% vn H (cm) S S% 1 TS10 Minh Đài 100,0 0,99 0,23 23,4 100,5 12,6 12,5 2 TS7 Minh Đài 93,8 1,02 0,21 20,7 99,4 11,2 11,2 3 TS8 Minh Đài 100,0 1,02 0,13 13,0 99,3 9,2 9,3 4 TS5 Xuân Đài 93,8 1,03 0,16 15,4 99,0 8,1 8,2 5 TS6 Xuân Đài 100,0 1,01 0,17 17,2 98,8 8,4 8,5 6 TS2 Xuân Đài 87,5 0,97 0,17 17,8 98,4 8,3 8,4 7 TS9 Minh Đài 100,0 1,01 0,21 21,2 98,3 14,4 14,7 8 TS13 Minh Đài 93,8 0,98 0,18 18,3 98,2 9,3 9,5 9 TS12 Minh Đài 100,0 0,98 0,17 17,2 97,4 7,5 7,7 10 TS11 Minh Đài 100,0 0,99 0,13 12,8 97,0 6,3 6,5 11 TS4 Xuân Đài 90,6 1,04 0,24 23,3 96,6 10,1 10,4 12 TS3 Xuân Đài 100,0 0,96 0,19 19,5 96,5 7,4 7,7 13 TS17 Minh Đài 100,0 0,98 0,14 14,3 96,1 7,5 7,8 14 TS1 Xuân Đài 87,5 0,97 0,14 14,1 96,0 6,0 6,2 15 TS16 Minh Đài 100,0 0,91 0,18 19,4 95,8 10,5 10,9 16 TS15 Minh Đài 100,0 0,99 0,18 18,5 93,7 7,7 8,2 Trung bình 96,7 0,99 0,18 17,9 97,6 9,0 9,2 P(F) 0,094 0,053 Trung bình 5 gia đình sinh trƣởng chiều cao tốt nhất
97,5 1,01 0,18 18,0 99,4 9,9 9,9
Trung bình 5 gia đình sinh trƣởng chiều cao kém nhất
97,1 0,96 0,16 17,2 95,6 7,8 8,2
- Về tỷ lệ sống: đa số các gia đình có tỷ lệ sống tƣơng đối cao. Biến động về tỷ lệ sống giữa các gia đình từ 85,7 đến 100%. Tỷ lệ sống trung bình chung đạt 96,7%. Đa số các gia đình đều có tỷ lệ sống rất cao trên 90%. Chỉ có 2 gia đình có tỷ lệ sống thấp dƣới 90% là các gia đình TS1 và TS2 (Bảng 4.3, Hình 4.6). Nguyên nhân cây chết chủ yếu là do mối ăn rễ cây.
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ sống trong khảo nghiệm hậu thế các cây trội Giổi ăn hạt tại Đoan Hùng, Phú Thọ
(Nguồn: Phan Văn Thắng, 2016)
- Về đƣờng kính gốc (D00): biến động về sinh trƣởng đƣờng kính gốc giữa các gia đình không rõ rệt, từ 0,91 đến 1,04cm với hệ số biến động từ 13,0 đến 23,4%. Gia đình TS4 có đƣờng kính trung bình lớn nhất (1,04cm), gia đình TS16 có đƣờng kính trung bình nhỏ nhất (0,91cm). Nhƣ vậy, cây Giổi ăn hạt sau khi trồng 30 tháng tuổi chƣa có sự khác biệt về sinh trƣởng đƣờng kính giữa các gia đình tốt nhất và kém nhất.
- Về chiều cao vút ngọn (Hvn): biến động về sinh trƣởng chiều cao vút ngọn giữa các gia đình chƣa rõ rệt, trung bình từ 93,7cm đến 100,5cm với hệ số biến động từ 6,0 đến 14,7%. Gia đình TS5, TS6, TS7, TS8, TS10 có chiều cao lớn nhất (100cm), gia đình TS15 chiều cao nhỏ nhất (93,7cm). Nhƣ vậy, cây Giổi ăn hạt sau khi trồng 30 tháng tuổi chƣa có sự phân hóa về sinh trƣởng chiều cao giữa các gia đình tốt nhất và kém nhất.
Khi xem xét về sinh trƣởng của 5 gia đình cây trội sinh trƣởng tốt nhất, 5 gia đình cây trội sinh trƣởng kém nhất chƣa cho thấy có sự phân hóa sinh trƣởng trung bình của các gia đình.
Nhìn chung, kết quả khảo nghiệm hậu thế Giổi ăn hạt ở giai đoạn 30 tháng tuổi tại Đoan Hùng, Phú Thọ cho thấy chƣa có sự khác biệt rõ rệt giữa các gia đình về chỉ tiêu sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao. Tuy nhiên, trong khảo nghiệm hậu thế cho thấy tỷ lệ sống của cây Giổi ăn hạt cao, khỏe mạnh, không sâu bệnh chứng tỏ ở vùng này thích hợp, có triển vọng cho việc gây trồng cây Giổi ăn hạt. Để chọn lọc đƣợc những gia đình tốt, cần tiếp tục theo dõi mới có kết luận chính xác.