Xuất một số biện pháp kỹ thuật chọn và nhân giống Giổi ăn hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật chọn, tạo giống cây giổi ăn hạt (michelia tonkinensis a chev) tại đoan hùng, phú thọ​ (Trang 64 - 93)

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, cùng với việc tham khảo có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chọn và nhân giống Giổi ăn hạt nhƣ sau:

- Bƣớc đầu nghiên cứu trồng khảo nghiệm cho thấy cây Giổi ăn hạt khá thích hợp với vùng Đoan Hùng – Phú Thọ nhƣng cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá về sản lƣợng và chất lƣợng quả mới có thể nhận định về hiệu quả gây trồng cây Giổi ăn hạt một cách chính xác hơn.

- Về nguồn giống và chọn giống: khu vực miền núi phía Bắc, có thể lấy giống từ vƣờn giống, rừng giống hoặc những cây trội đã đƣợc chọn lọc và công nhận nhất là những cây trội tại xã Minh Đài, Xuân Đài huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cây trội Giổi ăn hạt đƣợc chọn phải đáp ứng 2 tiêu chí đó là tiêu chí về sinh trƣởng và tiêu chí về chất lƣợng. Về tiêu chí sinh trƣởng, cây trội đƣợc chọn phải có mức sinh trƣởng về chiều cao, đƣờng kính tƣơng đƣơng hoặc vƣợt hơn so với trung bình của quần thể xung quanh, thân thẳng, ít bạnh vè, tán rộng, thấp. Tiêu chí về chất lƣợng phải có sản lƣợng hạt vƣợt trên 15% so với trung bình của quần thể xung quanh.

- Sản xuất giống từ hạt:

+ Thời gian quả chín và thu hái: thời gian thu hái tốt nhất ở Phú Thọ là từ ngày 5/9 đến ngày 15/9 khi vỏ quả có màu xanh vàng, đã xuất hiện nhiều chấm đen, đã có khoảng 1/3 số quả nứt để lộ tử y màu đỏ và hạt bắt đầu rụng. Thu hái bằng thủ công nhƣ dùng sào hoặc trèo để hái, không chặt cành,…

+ Chế biến hạt: sau khi quả đƣợc thu hái về, cho vào bao tải hoặc đổ thành đống ủ 1 - 2 ngày thì đem phơi ra chỗ nắng nhẹ để vỏ quả tự nứt, sau đó tách hạt khỏi vỏ quả. Khi tách xong phần vỏ quả, cho vào nƣớc ấm ngâm khoảng 10 - 12 giờ để lớp vỏ thịt mềm ra. Sau đó dùng rổ, rá nhựa hoặc tre trà

sạch lớp vỏ thịt để làm sạch hạt. Hạt đã đƣợc làm sạch đƣa ra nơi thoáng mát (nắng nhẹ) để hong cho khô trƣớc khi đƣa vào bảo quản hoặc gieo ƣơm.

+ Gieo ƣơm: hạt đem ngâm trong nƣớc 2 sôi 3 lạnh trong 10 giờ. Sau đó vớt ra và đem gieo trong cát ẩm. Gieo đều hạt trên luống, sao cho hạt nọ cách hạt kia từ 3 - 5cm, sau đó lấp lên trên một lớp đất hoặc cát mỏng dày khoảng 1-1,5cm. Sau khoảng 18-20 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm, sau 40 ngày thì kết thúc giai đoạn nảy mầm. Khi cây mọc đƣợc 2 - 3 lá mầm thì nhổ và cấy vào bầu đất đã đóng sẵn. Sử dụng bầu Polyetylen có kích thƣớc (10x14cm), hỗn hợp ruột bầu gồm 97% đất vƣờn ƣơm + 2 % phân vi sinh+ 1% phân NPK (5:10:3) là phù hợp.

Luống bầu đƣợc che bằng lƣới nilon đen có độ che sáng ban đầu 50 - 75% và định kỳ hàng ngày tƣới nƣớc 1 - 2 lần tùy theo thời tiết. Sau khi cấy 15 - 20 ngày tuổi tiến hành làm cỏ phá váng. Khi cây đạt 3 tháng tuổi, tiến hành đảo bầu và loại bỏ những cây chết. Sau 4 - 8 tháng tuổi thì bón thúc bằng tƣới phân chuồng hoặc tƣới NPK nồng độ 0,5% (2 lít/1m2) để cây cứng cáp và sinh trƣởng tốt, sau khi tƣới phân phải tƣới rửa bằng nƣớc sạch. Thƣờng xuyên kiểm tra sâu bệnh, vào vụ xuân cây Giổi ăn hạt dễ bị nấm làm héo cây do bị lở cỗ rễ. Diệt nấm bằng phun thuốc Viben C 0,05%, cứ 1 – 2 tuần phun một lần. Sau 4 tháng có thể giảm dần xuống 50%, sau 6 tháng có thể giảm dần xuống 25% và sau 8 tháng hoặc trƣớc khi xuất vƣờn từ 1-2 tháng có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con.

- Sản xuất cây giống Giổi ăn hạt bằng phƣơng pháp ghép:

+ Tiêu chuẩn chọn cành ghép: cành ghép hay mắt ghép đƣợc thu hái trên cây trội hoặc cây đầu dòng có năng suất cao, phẩm chất tốt; ổn định qua 3 vụ quả trở lên. Cành ghép đƣợc chọn mọc khỏe, ở tầng giữa tán, cành nhô ra ánh sáng, cành có 4 -6 tháng tuổi, đƣờng kính gốc cành từ 4 -10mm.

+ Tiêu chuẩn chọn gốc ghép: chọn cây Giổi ăn hạt làm gốc ghép là tốt nhất.

+ Thu hái cành ghép: cành ghép đƣợc thu hoạch ở vƣờn giống cung cấp cành ghép, đƣơc nhân ra từ những cây đầu dòng đã đƣợc lựa chọn cẩn thận, thu hoạch cành ghép trong vƣờn giống đã thuần thục (sau khi trồng từ 4 -6 năm). Trong trƣờng hợp phải lấy cành ghép vƣờn sản xuất thì chỉ nhân giống từ những cây đã đƣợc theo dõi nhiều năm, đã cho thu hoạch ít nhất từ 3 vụ quả trở lên, có từ 6 -8 năm tuổi). Phải chọn những cây khỏe, không có sâu bệnh, quả nhiều, ít có hiện tƣợng cách năm; quả phải phân bố đều trên 4 mặt tán; quả to,ngon, đẹp mã, màu sắc quả xuất hiện đều trên diện tích vỏ quả. Nên cắt cành vào buổi sáng hay chiều mát, cắt hết lá, chỉ để lại cuống lá (với cây lá rộng).

+ Vận chuyển và bảo quản cành ghép: cành ghép phải vận chuyển đi xa cần bôi parafine ở hai đầu cành chỗ vết cắt, sau đó buộc cành ghép thành những gói nhỏ, quấn vải ẩm, xếp nhẹ vào thùng giấy có đục lỗ để làm giảm tăng nhiệt độ trong thùng giấy do quá trình hô hấp của cành ghép khi vận chuyển.

+ Thời vụ ghép: vụ xuân tử tháng 2-3 dƣơng lịch.

+ Phƣơng pháp ghép: tốt nhất là ghép theo phƣơng pháp ghép chẻ đỉnh bằng cách cắt vát cành ghép qua phần lõi tới phần vỏ phía bên kia của cành ghép. Lát cắt phải thật ngọt, tránh dập nát. Sau đó mở miệng gốc ghép bằng cách dùng dao chẻ một bên thân của gốc ghép từ trên xuống, có độ dày gỗ bằng 1/5 -2/5 đƣờng kính gốc ghép, nếu cành ghép có đƣờng kính nhỏ hơn gốc ghép thì vết chẻ mỏng hơn; chiều dài 1,5 - 2,5cm, Vị trí chẻ cách mặt đất từ 15 - 40cm. Sau đó đặt nhanh cành ghép đã cắt vào bề mặt lát cắt ở gốc ghép sao cho tối thiểu một bên của dải tƣợng tầng (phần giữa vỏ và gỗ) của cành ghép và gốc ghép trùng khít với nhau. Dùng màng ni lông buộc kín vết

ghép và cành ghép đối với cây lá rộng. Khi mắt ghép nảy chồi, bật lá non, có thể chích dây buộc để cho chồi phát triển.

+ Chăm sóc sau khi ghép: tiến hành làm cỏ với thao tác nhẹ nhàng; tránh va đập vào vết ghép, cành ghép. Khi ghép trái vụ, nhất là vào vụ hè, nhiệt độ và độ ẩm vƣờn ƣơm cao, cần thƣờng xuyên phun thuốc phòng bện để chống nám gây héo cành. Thƣờng xuyên tỉa chồi mọc từ gốc ghép để tập trung dinh dƣỡng cho các ghép phát triển. Việc tỉa chồi mọc từ gốc ghép đƣợc kết hợp cùng với thời gian bón phân. Thời gian bắt đầu tƣới phân sau khi ghép 20 ngày. Định kỳ 1 tháng bón 1 lần bằng cách tƣới phân phân vi sinh (2%) hoặc NPK (1%) pha loãng. Trƣớc khi xuất vƣờn 1 tháng, ngừng hẳn việc tƣới phân để hãm cây.

+ Huấn luyện cây ghép trƣớc khi xuất vƣờn: chồi ghép có chiều cao 20 - 30 cm, cây xanh đẹp, không bị sâu bệnh là đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn. Trƣớc khi xuất vƣờn 15 -20 ngày ngày tiến hành đảo cây kết hợp với cắt bỏ bớt một phần những rễ đâm ra ngoài đáy bầu. Trƣờng hợp cây ghép đã đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn, song chƣa chuẩn bị kịp đất trồng, cần phải hãm cây để hạn chế sinh trƣởng bằng cách tƣới ít nƣớc, đảo bầu và xén rễ một số lần cần thiết.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận nhƣ sau:

- Đã chọn đƣợc 16 cây trội Giổi ăn hạt ở Tân Sơn, Phú Thọ để cung cấp vật liệu cho nhân giống hữu tính, vô tính và đã đƣợc Sở &PTNT tỉnh Phú Thọ công nhận. Đây là những cây trội đã chọn đều có các chỉ tiêu sinh trƣởng vƣợt trội với quần thể xung quanh, có hình dáng đẹp, thân thẳng, tròn đều, tán rộng, không sâu bệnh và có sản lƣợng hạt vƣợt từ 15% trở lên so với trung bình của quần thể. Đặc biệt, có 3 cây chiếm 18,7% tổng số cây trội có độ vƣợt về sản lƣợng hạt trên 30% so với quần thể so sánh (cây TS13, TS14, TS16), 9 cây chiếm 56,3% tổng số cây trội có độ vƣợt về sản lƣợng hạt từ 20-30% so với quần thể so sánh.

- Sau 30 tháng kể từ khi trồng, tỷ lệ sống trung bình của 16 gia đình cây trội trong khảo nghiệm hậu thế đạt 96,7%. Chiều cao vút ngọn (Hvn) của các gia đình cây trội trung bình đạt trung bình 93,7cm đến 100,5cm, đƣờng kính gốc (D1,3) trung bình cũng đạt từ 0,91 đến 1,04cm. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các gia đình chưa rõ rệt.

- Thời gian thu hái tốt nhất ở Phú Thọ là từ ngày 5/9 đến ngày 15/9 khi vỏ quả có màu xanh vàng, đã xuất hiện nhiều chấm đen, đã có khoảng 1/3 số quả nứt để lộ tử y màu đỏ và hạt bắt đầu rụng. Sau khi thu hái về, chế biến, xử lý hạt giống và gieo ngay sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao trên 80%.

- Thành phần ruột bầu gồm 97 % đất vƣờn ƣơm + 2 % phân vi sinh+ 1% phân NPK (5:10:3) sẽ cho khả năng sinh trƣởng cây Giổi ăn hạt từ hạt tốt nhất với tỷ lệ sống đạt 85,7%, sinh trƣởng đƣờng kính đạt 0,7cm, chiều cao đạt 30 cm sau 9 tháng.

- Thƣờng xuyên tƣới nƣớc định kỳ 1 ngày tƣới 1 lần với liều lƣợng 2lít/1m2 cây con cấy trong bầu dinh dƣỡng vào đầu giờ sáng (7 giờ) sẽ giúp

cho cây con Giổi ăn hạt trong vƣờn ƣơm có tỷ lệ sống cao (86,7%), sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao tốt tƣơng ứng 0,7cm đƣờng kính gốc và 29,5cm chiều cao vút ngọn sau 9 tháng gieo ƣơm.

- Thời vụ ghép Giổi ăn hạt tốt nhất là vào vụ xuân (tháng 2) sẽ cho tỷ lệ sống cao (81,1), sinh trƣởng chồi ghép tốt (25,6cm) sau khi ghép 4 tháng.

- Sau khi ghép 20 ngày, định kỳ bón thúc 1 tháng 1 lần bằng phân phân vi sinh (2%) hoặc NPK (1%) pha loãng sẽ cho tỷ lệ sống cao, sinh trƣởng tốt.

- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chọn và nhân giống Giổi ăn hạt tập trung vào việc chọn, nhân giống hữu tính và nhân giống sinh dƣỡng bằng phƣơng pháp ghép.

2. Tồn tại

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn vẫn còn một số tồn tại sau:

- Địa điểm điều tra nghiên cứu, thí nghiệm còn hạn chế.

- Chƣa nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học của cây Giổi ăn hạt . - Thời gian theo dõi còn chƣa dài;

3. Kiến nghị

- Các kết quả nghiên cứu của luận văn căn cứ trên các nghiên cứu, thí nghiệm ở Đoan Hùng (Phú Thọ), Hoành Bồ (Quảng Ninh) của Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ đã và đang thực hiện. Đây mới chỉ là kết quả bƣớc đầu có giá trị tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Lâm nghiệp (1993), Quy phạm ngành về xây dựng rừng giống vƣờn giống (QPN 15-93) và xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93),

Quyết định số 804/QĐKT ngày 2/11/1993 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập 2), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Lâm nghiệp (1994), Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN, ngày 16/05/2017 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016. , Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Chất (1984), Kỹ thuật trồng Giổi xanh, Tạp chí Lâm nghiệp. Số 4/1984, Hà Nội.

8. Nguyễn Bá Chất (1995), Xây dựng mô hình làm giàu rừng ở các vùng lâm nghiệp chủ yếu, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Chất (1995), Xây dựng mô hình thâm canh rừng bằng các loài cây lá rộng bản địa ở vùng Trung tâm. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Chất (1998), Đặc tính sinh vật học cây Giổi xanh (Michelia tonkinensis A.Chev.), Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Chất (2002), Cây Giổi xanh, Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1468 trang.

13. Trần Văn Con, Trịnh Thị Lan (2004), Đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng ở Tây Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài năm 2004, Hà Nội.

14. Trần Văn Con và cs (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam (giai đoạn II: 2011-2015).

Báo cáo sơ kết đề tài năm 2013, Hà Nội.

15. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam Pha II (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản Bản đồ, 1139 trang.

16. Lê Thị Kim Đào (2002), Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây trồng rừng bằng phƣng pháp nuôi cấy mô (Bạch đàn urophylla, Hông, Trầm hƣơng, Giổi xanh), Kỷ yếu hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2001 – 2005, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định.

17. Grodzinxki A.M. (1981), Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật (Nguyễn Ngọc Tân dịch,1981), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 18. Phí Hồng Hải (2010), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Báo cáo tổng kết để

tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

19. Trần Ngọc Hải (2012), Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng (Indosasa amabilis McClure) làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr 31.

20. Châu Quang Hiền (1981), Lâm học, hướng dẫn thực hành cho sinh viên lâm sinh, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Hữu Hiến (1970), Cách đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới, Tập san Lâm nghiệp số 3/197, Hà Nội.

22. Vũ Tiến Hinh (1995), Một số phương pháp thống kê dùng trong Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

23. Triệu Văn Hùng (1991), Đặc tính sinh vật Giổi xanh, Lim xẹt, Kết quả nghiên cứu khoa học, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, trang 113.

24. Vũ Quang Nam (2012), Một số dẫn liệu về loài Giổi ăn hạt thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, kỳ 1- tháng 2/2012, trang 86-91.

25. Nguyễn Tiến Nghênh (1984), Cây Giổi xanh Michelia sp, Kết quả nghiên cứu khoa học, trang 168-172.

26. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2007), Đặc điểm sinh lý và phƣơng pháp bảo quản hạt Giổi xanh, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 4/2007, trang 475 - 478.

27. Phan Văn Thắng (2008), Ảnh hƣởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trƣởng loài Giổi xanh, Tạp chí Lâm nghiệp, số 4/2008, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

28. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng (1996), Sách đỏ Việt Nam, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

30. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2000), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật chọn, tạo giống cây giổi ăn hạt (michelia tonkinensis a chev) tại đoan hùng, phú thọ​ (Trang 64 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)