Sƣ ̣ biến đổi vai trò của nhà nƣớc Viê ̣t Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 35 - 41)

7. Kết cấu của luận án

1.4. Sƣ ̣ biến đổi vai trò của nhà nƣớc Viê ̣t Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Các công trình đề cập đến vai trò của nhà nước Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa tập trung chủ yếu trong hai thập niên gần đây. Tuy nhiên, không giống như các quốc gia phát triển , Viê ̣t Nam bước vào giai đoa ̣n toàn cầu hóa đương đa ̣i đồng thời với quá trình vâ ̣t lô ̣n chuyển đổi mô hình phát triển từ kế hoa ̣ch hóa tâ ̣p trung sang mô hình kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa . Quá trình này cũng chính là quá trình có những chuyển biến lớn về vai trò cũng như cách thứ c quản lý của nhà nước . Điều này đă ̣t ra yêu cầu về viê ̣c phải xác đi ̣nh la ̣i , xác định đúng và trúng vai trò của nhà nước ta trong giai đoạn hiện tại để xem nhà nước cần và nên làm gì để có thể phát huy được tốt nhất v ai trò của mình cũng như tính hiê ̣u quả trong viê ̣c thực hiê ̣n vai trò . Do đó, các công trình tập trung khai thác vai trò của nhà nước trong mô hình kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa như thế nào mà ít đề cập đế n bối cảnh toàn cầu hóa , như là bối cảnh khách q uan trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay nhưng trong đó đ ã ngầm định phân tích sự biến đổi được đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Phạm Ngọc Quang, Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 8, 2009. Theo

tác giả, nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của nền kinh tế thị trường và do đó, phát huy vai trò của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị - xã hội của nhà nước ta trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.

Lương Xuân Quỳ (chủ biên, 2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị

cuốn sách này, các tác giả đã tập trung làm rõ nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường và đặc điểm của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến thời điểm nghiên cứu (cả thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những vướng mắc còn tồn tại). Từ đó tác giả đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Duy Hùng (1996), Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của các nước ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. Cuốn

sách đề cập đến một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường, về vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường; đồng thời giới thiệu khái quát kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước. Từ đó tác giả liên hệ với thực tiễn Việt Nam, xây dựng được những biện pháp căn bản nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta.

Võ Thị Hoa (2012), Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trườngở nước ta hiện nay, Nxb. CTQG, HN.

Trong cuốn sách này tác giả tập trung phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nhà nước; từ đó đề xuất những giải pháp có tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. Để nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tác giả cuốn sách cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và hiệu quả đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế và chính sách xã hội đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; nâng cao vai trò lãnh đạo cảu Đảng đối với nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã

hội, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia giám sát và cùng nhà nước thực hiện công bằng xã hội.

Vai trò nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt

Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Việt Tiến, HN., 2002. Luận án đã làm rõ

những vấn đề lý luận liên quan đến vai trò nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa, khảo sát thực trạng việc thực hiện vai trò này ở Việt Nam. Tác giả cho rằng, vai trò nhà nước ta không ngừng tăng lên cùng với sự thay đổi của đất nước, tuy nhiên, vai trò ấy trong quá trình công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, luận án đã đề suất một số giải pháp giúp tăng cường vai trò của nhà nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa ở nước ta những năm tới, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Vai trò nhà nước trong tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, luận án tiến sỹ kinh tế của Hà Quý Tình, HN., 1999. Theo

tác giả, nguồn nhân lực nước ta đang ở dạng tiềm năng, phân tán và có khoảng cách nhất định so với yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển kinh tế. Để nguồn nhân lực trở thành nội lực quan trọng nhất trong các nguồn lực tiến hành công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nguồn nhân lực đòi hỏi phải được đào tạo, bố trí, sự dụng hợp lý; đây là chức năng quan trọng hàng đầu của nhà nước. Ngoài ra, luận án đã đóng góp một số suy nghĩ bước đầu về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng từ khái niệm “nguồn nhân lực”; những kinh nghiệm của các nhà nước trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực; thực trạng những vấn đề đặt ra hiện nay và những giải pháp của nhà nước để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm phát

triển thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - luận án tiến sỹ

kinh tế của Đoàn Thị Thanh Hương, Hà Nội, 2008. Luận án đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển thương mại, đưa ra những đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động thương

hướng của quá trình phát triển thương mại nước ta trong thời gian tới; xác định các yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; đề xuất đồng bộ các giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm phát triển thương mại bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - luận án

tiến sỹ kinh tế của Mai Lan Hương, Hà Nội, 2010. Tác giả đã phân tích khá rõ nét khái niệm, hình thức, mức độ, xu hướng, đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế cũng như chỉ ra sự cần thiết, các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá hiện trạng vai trò nhà nước đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới…

Lương Xuân Quỳ (1994), Cơ chế thi ̣ trường và vai trò của nhà nước trong

nền kinh tế Viê ̣t Nam, Nxb thống Kê, Hà Nội, nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi ̣ trường , khắc phu ̣c những thất ba ̣i của t hị trường trong phân phối và đảm bảo công bằng xã hô ̣i . Đây dược xác đi ̣nh là vai trò chính của nhà nước trong nền kinh tế. Đồng thời tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây tâ ̣p trung khai thác những vai trò mang tính cu ̣ thể của nhà nước nhằm đảm bảo vai trò quản lý xã hội , đảm bảo công bằng cũng như thúc đẩy và ta ̣o các điều kiê ̣n cho sự phát triển cũng như giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong giai đoạn hiện nay như bảo vệ môi trường hay phát triển kinh tế t ri thức… Tuy nhiên , viê ̣c khái quát các công trình trên cũng cho thấy , vai trò của nhà nước Viê ̣t Nam chủ yếu được nhìn nhâ ̣n qua góc nhìn của kinh tế ho ̣c . Xét dưới góc đô ̣ tiếp câ ̣n triết ho ̣c vai trò của nhà nước nói chung c ũng như sự biến đổi của nó vẫn là mô ̣t mảnh đất trống chưa được khai thác . Hầu hết các công trình chỉ tâ ̣p trung vào vai trò của nhà nước qua các giai đoạn , thời kì mà chưa chỉ ra được sự biến đổi , phương thức biến đổi c ũng như chiều hướng biến đổi nói chung của nó cũng như tìm kiếm và lí giải căn nguyên cho sự biến đổi ấy . Xét từ góc độ đó , viê ̣c tìm hiểu,

luâ ̣n chứng, và phân tích những biến đổi vai trò của nhà nước dưới góc độ tiế p câ ̣n triết ho ̣c trở nên cần thiết và có ý nghĩa thông qua vi ệc tìm và lí giải căn nguyên cho sự biến đổi và tr ả lời cho câu hỏi, tại sao lại biến đổi… .Đây mới là nhiê ̣m vu ̣ mà triết học cần làm chứ không đơn thuần mô tả sự biến đổi.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ luận án tiếp tục giải quyết

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa rất đa dạng xuất phát từ chính sự đa dạng cũng như đa diện của hiện tượng này . Có những nghiên cứu nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau, các lĩnh vực khác nhau của toàn cầu hóa như: toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa chính trị hay toàn cầu hóa văn hóa. Tuy nhiên, sự phân định giữa các lĩnh vực của toàn cầu hóa cũng chỉ mang tính tương đối. Ngoài ra, các tài liệu cũng chưa có sự phân định và thống nhất về thời điểm bắt đầu của toàn cầu hóa. Đây cũng là điểm mà luận án cần xác định rõ ràng nhằm làm nổi bật những thay đổi trong vai trò của nhà nước ở các thời điểm trước và sau toàn cầu hóa.

Thứ hai, nhìn chung trong các tài liệu đã được chúng tôi đề cập ở trên, bước đầu cung cấp cho chúng ta góc nhìn tương đ ối toàn diện về bối cảnh thế giới trong giai đoạn hiện nay và hạt nhân của nền chính trị thế giới là các nhà nước đang phải chịu những tác động và biến đổi như thế nào. Các tài liê ̣u cũng đã b ắt đầu đề cập những biến đổi của nhà nước nói chung cũng như vai trò của nhà nước nói riêng trước những tác động của bối cảnh mới. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào chỉ ra rằng, vậy thì hiện nay, vai trò của nhà nước cần phải thay đổi nhưng sẽ thay đổi như thế nào, hoặc có chăng nhiều hơn cũng mới bắt đầu chỉ ra các xu hướng biến đổi khác nhau, có xu hướng khẳng định vai trò của nhà nước, có những xu hướng ngược lại. Tuy nhiên, các tác giả chưa thể hiện rõ lập trường của mình nghiêng về xu hướng nào hay đưa ra những lập luận cho những vai trò mới, xu hướng chuyển dịch vai trò mới của nhà nước, nếu có phân tích cũng rất khác nhau và tản mạn. Đa phần các tác giả đều tiếp cận những tác động của toàn cầu hóa dưới lăng kính của kinh tế học, kinh tế chính trị hoặc quan hệ quốc tế cho nên không tránh khỏi việc thổi phồng hiện tượng toàn cầu hóa cũng như những biến đổi của nhà nước từ khía cạnh tiếp cận. Nhận ra đây chính là vấn đề còn bỏ ngỏ, cùng với

góc độ tiếp cận triết học tác giả luận án sẽ tập trung giải quyết vấn đề vai trò của nhà nước ở bình diện khái quát. Đồng thời, tác giả cũng luận chứng cho tính tiếp nối, liên tục và xuyên suốt của vai trò nhà nước trong lịch sử chừng nào nhà nước vẫn còn tồn tại như một thiết chế cần thiết cho xã hội, có chăng nó chỉ biến đổi ở những chừng mực nhất định.

Dựa trên việc khái quát các tài liệu nêu trên, trên cơ sở tiếp thu những mặt hợp lí trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này tác giả luận án sẽ triển khai vấn đề nghiên cứu của mình như sau:

Thứ nhất, dưới góc độ tiếp cận triết học, thông qua việc chỉ ra xu hướng biến

đổi nói chung của nhà nước , tác giả phân tích sự biến đổi vai trò của nhà nước trên các bình diện từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa – xã hội, đồng thời phân tích căn nguyên cho sự biến đổi ấy cũng như luận chứng cụ thể cho xu hướng biến đổi chung đã được khẳng định.

Thứ hai, sau khi phân tích những biến đổi về vai trò của nhà nước trong bối

cảnh toàn cầu hóa cũng như tìm kiếm căn nguyên cho những biến đổi ấy tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thông qua đó, tác giả khảo sát nhà nước Việt Nam như một trường hợp cụ thể, chỉ ra những vấn đề đặt ra với nhà nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời đề xuất những kiến nghị cho nhà nước để nhà nước có sự điều chỉnh kịp làm cho vai trò của nhà nước tương thích với bối cảnh mới – bối cảnh toàn cầu hóa.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có một sự đồng thuận nhất định trong quan niệm về nhà nước. Mỗi một khái niệm đưa ra lại đề cập đến một phần khác nhau của đối tượng này. Các khoa học như: luật học, chính trị học, quản trị học, kinh tế học… cũng chỉ tìm cách giới hạn định nghĩa nhà nước cho lĩnh vực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, quan niệm thế nào về nhà nước cũng như nguồn gốc và bản chất của nhà nước lại có liên quan trực tiếp đến việc xác định vai trò của nhà nước. Do đó, trong chừng mực nhất định chúng ta cần phải làm rõ nguồn gốc và bản chất của nhà nước là gì, qua đó xác định vai trò của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)