Quan niệm trước Mác về vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 41 - 47)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Vai trò của nhà nƣớc

2.1.1. Quan niệm trước Mác về vai trò của nhà nước

Việc luận về nguồn gốc ra đời của nhà nước đã góp phần xác lập và định vị bản chất của nhà nước cũng như vai trò của nhà nước một cách tương ứng. Do đó, để làm rõ vai trò của nhà nước không thể bỏ qua việc tìm hiểu quan niệm về nguồn gốc ra đời của nó.

Trong tác phẩm Cộng hoà Platon cho rằng, một nhà nước hoàn thiện hay lý tưởng khi nguyên tắc công bằng được đảm bảo. Sự cụ thể hóa lời đáp ấy đã được Platon phân tích sâu sắc qua hàng loạt các vấn đề có mối liên hệ hữu cơ với nhau, đó là: phân công lao động và phân tầng xã hội, chủ thể quyền lực và tổ chức đời

sống, sở hữu và gia đình, giáo dục và nghệ thuật. Tất cả đều hướng đến kiểu nhà

phạm tính công bằng. Suy rộng ra khi nhà nước phụng sự vì công bằng sẽ hướng tới những điều tốt đẹp cho mọi người, hướng tới lợi ích chung cho mọi công dân.

Aristotle - đại diện điển hình của thuyết gia trưởng về nguồn gốc của nhà nước - Ông là người kế tục và phát triển các tư tưởng chính trị pháp lý cổ đại sau Platon. Chính C.Mac đã coi Aristotle là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại. Tư tưởng của ông được thể hiện trong các tác phẩm “Chính trị luận” và “Chính thể Aten”. Ông cho rằng, nhà nước không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ mà được hình thành do lịch sử, tồn tại trong ý thức hệ siêu hình, được phát triển từ gia đình và làng xã với tư cách là một hình thức tổng thể và hoàn thiện nhất trong giao tiếp giữa mọi người.

Khi nhiều làng mạc liên kết với nhau thành một cộng đồng duy nhất, toàn vẹn, một cộng đồng đủ lớn để có thể tự túc được thì nhà nước được khai sinh từ những nhu cầu cơ bản của đời sống, và tiếp tục tồn

tại cho một đời sống tốt đẹp. Và như thế, nếu các hình thức ban đầu của xã hội là tự nhiên, thì nhà nước cũng vậy, vì nhà nước cuối cùng của mọi xã hội, và tính tự nhiên của sự vật chính là chung cục của nó [2, tr. 46].

Như vậy, theo Aristotle, nhà nước ra đời trên cơ sở sự liên kết tự nhiên và tự nguyện giữa mọi người vì lợi ích của mỗi người và vì lợi ích chung. Do đó, bản chất của nhà nước trong quan niệm của Aristotle là một tổ chức quyền lực công cộng, thuộc về cộng đồng và không tách rời cộng đồng. Sự xuất hiện của nhà nước trực tiếp từ nhu cầu quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, vì nếu không có sự quản lý thì con người không thể sống và sống tốt, không có sự an toàn cho mọi người, do đó, sự xuất hiện của nhu cầu quản lý cũng là tự nhiên.

Bên cạnh thuyết gia trưởng khi giải thích về nguồn gốc của nhà nước chúng ta phải kể đến thuyết khế ước xã hội khi giải thích về nguồn gốc của nhà nước. Quan điểm này cho rằng, nhà nước ra đời trên cơ sở một hợp đồng hay thoả thuận xã hội tự nguyện giữa mọi người trong trạng thái tự nhiên nhằm bảo tồn cuộc sống, tự do và tài sản của họ, do vậy quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho nhà nước. Quan điểm này được đề cập đến bởi rất nhiều học giả

như Thomas Hobbes, John Locke, Jean Jacque Rouseau… Song mỗi người lại lý giải về nhà nước và nguồn gốc của nhà nước theo một cách riêng.

Kế thừa tư tưởng chính trị của Machiavelli, Hobbes đối lập nguyên tắc cá thể hóa quyền lực với Aristote, chỉ giữ lại một luận điểm nền tảng, mà hầu như nhà tư tưởng nào của thời đại khai sáng cũng đều chấp nhận, đó là: một nhà nước tốt đẹp

phải phụng sự lợi ích của con người. Học thuyết hai trạng thái (trạng thái tự nhiên

và trạng thái công dân) của Hobbes thể hiện mặt tích cực lẫn hạn chế của triết học chính trị của Hobbes. Đặc trưng của trạng thái tự nhiên là không có bất kỳ thiết chế nhà nước nào, đó là trạng thái “bên ngoài xã hội công dân” như Hobbes đặt tên. Trạng thái tự nhiên của đời sống con người được đặc trưng bởi sự thống trị của quyền tự nhiên. Đó là trạng thái không có đạo đức, trạng thái của “bản năng phổ biến”, gần với thế giới loài vật. Trong trạng thái ấy tất cả dường như đạt đến sự tuyệt đối: tự do tuyệt đối, ham thích tuyệt đối, quyền lực tuyệt đối. Theo Hobbes, trong trạng thái tự nhiên mọi quyền của con người chỉ mang tính hình thức: bình đẳng mà không bình đẳng thực sự, tự do mà không tự do, công bằng mà không công bằng. Trạng thái tự nhiên là trạng thái thú vật, không có ý thức cộng đồng. Trạng thái ấy tiếp diễn lâu dài sẽ đe dọa sự tự hủy diệt của chính con người. Lối thoát duy nhất, tất yếu chỉ có thể là thay thế trạng thái tự nhiên bằng trạng thái công dân, trạng thái nhà nước. Sự thay thế đó xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và duy trì nòi giống, cái nhu cầu không chỉ dựa trên trình độ cảm tính, mà cả lý tính của con người.

Nhà nước, theo Hobbes, là “vật thể (cơ thể) nhân tạo”, ra đời như kết quả sự

thỏa thuận giữa người với người, trên cơ sở tin cậy nhau và chuyển quyền lẫn nhau.

Quan điểm “chuyển quyền” trong quá trình xác lập nhà nước có thể hiểu: nhà nước được xác lập theo tinh thần tự nguyện hi sinh tự do hình thức, tránh xung đột, đảm bảo ổn định xã hội.

Hobbes còn giải thích rằng, nếu cơ thể nhân tạo, tức nhà nước, được con người tạo ra nhằm đảm bảo hoà bình và sự tự bảo vệ chung, thì xiềng xích nhân tạo chính là các luật công dân, cái mà con người cần thường xuyên hợp sức củng cố cho cuộc sống của mình không bị rơi vào vòng xoáy của tự do tự nhiên như ở trạng thái

trước đây. Cần phải hiểu, Hobbes nhấn mạnh, tự do công dân chính là tự do trong khuôn khổ luật pháp, chứ không phải tự do muốn làm gì tuỳ thích.

Cũng như Hobbes, J.Locke quan niệm trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi phạm. J.Locke cũng cho rằng, con người luôn ích kỷ và đầy ham muốn. Chính vì vậy mà ngay từ thời kỳ còn trong trạng thái tự nhiên, khi nhà nước chưa ra đời, bên cạnh quyền tự nhiên của mình, con người đã phải tự cho mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Khi xã hội văn minh ra đời, thể chế nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội - một bước tiến văn minh hơn và giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh.Vai trò của một chính quyền dân sự hợp lý là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức quyền được sống, được tự do, có sức khỏe và của cải của

mỗi công dân.

Như vậy, theo J.Locke, nhà nước ra đời dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của mọi người dựa trên cơ sở của sự chuyển quyền nhằm đảm bảo cho hòa bình và an ninh cho mọi người, giúp mọi người tránh được những bất ổn trong trạng thái tự nhiên, bảo vệ các quyền tự nhiên của con người.

Đến Jean Jacques Rousseau (1712 – 1788), ông cho rằng, sự hình thành xã hội và nhà nước dựa trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội. Con người trong trạng thái tự nhiên là bình đẳng, nhưng gặp nhiều khó khăn lớn không thể tự vượt qua nên đã cùng nhau thỏa thuận, kí kết để hình thành khế ước. Con người trao quyền lại cho cộng đồng khi liên kết với nhau để hình thành một

cộng đồng chính trị với quyền hành tối thượng. Quyền hành tối thượng thuộc về cộng đồng chứ không phải một nhóm lãnh đạo hay một cá nhân nào. Quyền hành tối thượng ấy đòi hỏi một tổ chức bộ máy nhà nước hợp lý để bảo đảm trật tự xã hội. Toàn bộ quyền lực được chuyển giao cho bộ phận cầm quyền nhưng chủ quyền vẫn thuộc về nhân dân.

Qua quan điểm của thuyết hợp đồng hay khế ước xã hội về nhà nước và nguồn gốc của nhà nước nói riêng, có thể thấy, điểm hợp lý của quan điểm này là ở chỗ nó thừa nhận rằng nhà nước không xuất hiện ngay từ khi xã hội loài người xuất

hiện mà nó chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước ra đời do nhu cầu quản lý xã hội, bảo đảm sự an toàn cho mọi người và sự an ninh cho xã hội; nhà nước có vai trò quản lý xã hội, giữ gìn trật tự, sự ổn định của xã hội và bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng. Đồng thời thuyết khế ước cũng luận giải cho cơ sở hợp pháp của nhà nước chính là khế ước xã hội, khế ước ấy thể hiện ý chí chung, nguyện vọng chung của nhân dân, là nơi thể hiện tập trung các quyền cơ bản của con người và những quyền ấy được chuyển giao cho nhà nước và nhà nước có vai trò đại diện để bảo vệ những quyền tự nhiên cơ bản ấy mà trong trạng thái tự nhiên nó luôn có nguy cơ bị xâm phạm.

Hegel cho rằng, không phải ngay từ đầu thì nhân loại đã có nhà nước. Nhà nước là giai đoạn phát triển cao của xã hội loài người. Nhưng một khi đã có nhà nước, theo Hegel, thì không có chuyện tiêu vong nhà nước như quan niệm của các nhà mác xít sau này. Hegel quan niệm, nhà nước tồn tại vĩnh viễn. Hegel viết: “Thoạt đầu, một dân tộc không phải là một Nhà nước, và sự quá độ của một gia

đình, bộ lạc, dòng tộc, đám đông nhân dân,v.v... sang tình trạng của Nhà nước tạo

nên việc thực hiện hình thức của Ý niệm nói chung ở bên trong nó” [36, tr. 838]. Hegel cho rằng, nhà nước có mục đích cao cả là đảm bảo quyền cơ bản của người dân, nó hợp nhất lợi ích phổ biến với lợi ích đặc thù, mục tiêu này nhằm đem lại an sinh phúc lợi.

Mục đích của Nhà nước – Hegel viết – là [mang lại] hạnh phúc cho

những công dân của nó. Điều này hiển nhiên là đúng, bởi nếu họ không

an lạc, nếu những mục đích chủ quan của họ không được thỏa mãn, và nếu họ không thấy rằng nhà nước, xét như Nhà nước, là phương tiện cho sự thỏa mãn ấy, thì bản thân nhà nước sẽ không đứng vững [36, tr. 694].

Nhưng Hegel cũng lưu ý rằng, nhà nước không coi lợi ích của những cá nhân riêng biệt là mục đích tối hậu của sự tồn tại của nó. Nói khác, nhà nước là một thể thống nhất của lợi ích cá nhân riêng biệt và lợi ích chung của cộng đồng, và nó không phải phục tùng lợi ích của cá nhân.

“Nhà nước là điều kiện tiên quyết duy nhất cho việc đạt được những mục đích đặc thù và sự an lạc” [36, tr. 691] cho các cá nhân. Có thể thấy, Hegel rất coi trọng

vai trò của nhà nước và không còn nghi ngờ gì, ông là một trong những nhà tư tưởng quan trọng về một nhà nước phúc lợi.

Như vậy, theo Hegel, nhà nước được coi là một thiết chế xã hội đảm bảo các quyền cơ bản của con người (gồm quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền tư hữu) một cách vững chắc nhất. Có thể nói, đây chính là điểm tích cực nữa trong quan niệm của Hegel về nhà nước khi cho rằng nhà nước có vai trò quản lý xã hội, nhà nước lệ thuộc vào xã hội dân sự. Thực chất, xã hội dân sự là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng cái cây nhà nước trưởng thành và nở hoa.

Nhà nước này vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất phi giai cấp. Bởi trong tư tưởng của Hegel, nhà nước không chỉ là thiết chế chính trị của một xã hội có giai cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, duy trì trật tự xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị theo cách lý giải về nhà nước của C.Mác, Ph.Ăngghen sau này mà là tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực của mọi lĩnh vực đạo đức, pháp luật, chính trị, văn hoá… của xã hội, nhờ đó mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường. Với cách hiểu rộng như vậy, Hegel cho rằng, nhà nước không thuộc về giới tự nhiên mà là Tinh thần khách quan, là “giới tự nhiên thứ hai”. Nói khác, nhà nước trong quan niệm của Hegel không phải chỉ bó hẹp trong

đơn nghĩa là nhà nước giai cấp, nhà nước thống trị mà rộng hơn, nó còn là quốc gia dân tộc với chiều sâu lịch sử, văn hóa và nền đạo đức đặc trưng. Theo nghĩa đó, Hegel cho rằng, nhà nước tồn tại trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.

Qua việc phân tích các quan điểm trước Mác về nhà nước và vai trò của nhà nước hầu hết các nhà tư tưởng đều cho rằng, không phải ngẫu nhiên nhà nước ra đời, mà nhà nước ra đời để đảm trách những vai trò nhất định trong xã hội. Cho dù xuất phát từ thuyết tự nhiên hay thuyết khế ước xã hội khi lí giải về nguồn gốc của nhà nước thì các nhà tư tưởng cũng đều có chung nhận định, nhà nước ra đời nhằm tạo dựng công bằng, chính nghĩa và hạnh phúc; Dựa trên việc khái quát các quan điểm của các học giả chúng ta thấy rằng. Sự xuất hiện của nhà nước xuất phát trực tiếp từ nhu cầu quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, vì nếu không có sự quản lý thì con người không thể sống và sống tốt, không có một môi trường sống an toàn cho mọi người, do đó, sự xuất hiện của nhu cầu quản lý cũng là lẽ tự nhiên. Vai trò của

một nhà nước hợp lý là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức quyền được sống, được tự do, có sức khỏe và của cải của mỗi công dân. Có thể thấy, các nhà tư tưởng giai đoạn trước Mác đều nhìn thấy và luận chứng cho vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện cụ thể thông qua vai trò quản lý mọi mặt của đời sống, nhằm đảm bảo sự ổn định cho xã hội, an toàn cho công dân, đảm bảo các quyền tự nhiên của họ, lấy đó làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)