Quan niệm của Triết học Mác về vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 47 - 52)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Vai trò của nhà nƣớc

2.1.2. Quan niệm của Triết học Mác về vai trò của nhà nước

Với cách nhìn duy vật biện chứng, khi nghiên cứu về sự xuất hiện nhà nước, các nhà kinh điển của học thuyết Mác đã chỉ ra rằng: nhà nước không phải là hiện tượng siêu nhiên hay là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người.

Các nhà tư tưởng macxit cũng cho rằng, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện khi có sự phân chia con người thành giai cấp và có đấu tranh giai cấp. Nhà nước luôn luôn vận động, phát triển và chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. Điều này có nghĩa là nó sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa, tức là khi giai cấp bị thủ tiêu. Những luận điểm quan trọng về sự xuất hiện nhà nước đã được Ph. Ăngghen trình bày tập trung trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư

hữu và của nhà nước" và trong một số tác phẩm khác như Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Theo cách lý giải của các nhà kinh điển, trong lịch sử loài người “không

phải lúc nào cũng đã có nhà nước. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả” [3, tr. 21]. Xã hội không cần đến nhà nước mà Ph.Ăngghen nói ở đây chính là xã hội thị tộc, song tất cả những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự hình thành những nhà nước đầu tiên lại nảy sinh ở xã hội này.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực và quyền lực này có hiệu lực thực tế rất cao, có tính cưỡng chế mạnh. Song đó chỉ là quyền lực xã hội, nó có các đặc điểm là: Không tách rời khỏi cộng đồng mà thuộc về cả cộng đồng, hòa

đồng; không có bộ máy riêng để thực hiện. Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực ở bào tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc cũng tương tự như ở thị tộc, song đã thể hiện sự tập trung quyền lực cao hơn vì tham gia vào hội đồng của các tổ chức này chỉ gồm tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của các thị tộc.

Trong chế độ thị tộc, lực lượng sản xuất tuy phát triển rất chậm chạp song vẫn diễn ra không ngừng. Nhờ sự cải tiến công cụ lao động mà số thú rừng săn bắn được ngày càng nhiều hơn. Một số bộ lạc tiên tiến nhất lúc đầu lấy việc thuần dưỡng gia súc và về sau thì lấy việc chăn nuôi và coi giữ gia súc làm ngành lao động chủ yếu của mình.

Những bộ lạc du mục tách rời khỏi những bộ phận còn lại của người dã man: đó là sự phân công lao động xã hội lớn đầu tiên. “Từ sự phân công lao động xã hội lớn lần đầu tiên đã nảy sinh ra sự phân chia lớn đầu tiên trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột” [3, tr. 240].

Của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng vẫn là của cải của cá nhân; nghề dệt, nghề chế tạo đồ kim loại và những nghề thủ công khác ngày càng tách khỏi nhau, làm cho sản phẩm ngày càng có nhiều loại và nghệ thuật sản xuất ngày càng thêm hoàn hảo… Một sự hoạt động nhiều mặt như thế không thể chỉ do độc một cá nhân tiến hành được nữa, sự

phân công lao động lớn lần thứ hai đã diễn ra: thủ công nghiệp đã

tách khỏi nông nghiệp [3, tr. 242].

Sau những lần phân công lao động xã hội lớn, xã hội đã có những biến động cơ bản sau: Nền kinh tế xã hội được chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất và trao đổi. Chế độ sở hữu chung của thị tộc được thay thế bằng chế độ sở hữu tư nhân của từng gia đình; Tình trạng những người trong cùng thị tộc, bộ lạc thống nhất với nhau về quyền lợi và chung sống trên cùng một lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú không còn nữa mà trên vùng lãnh thổ ấy đã có người của các thị tộc, bộ lạc khác nhau cùng chung sống; những người đó được phân chia thành người tự do và nô lệ, thành những người giàu có đi bóc lột và những người nghèo khó bị bóc lột, những người có nhu cầu, lợi ích xung đột với nhau.

Đến giai đoạn phát triển tiếp theo, trong xã hội đã diễn sự phân công lao động lần thứ ba: “… sự phân công này đẻ ra một giai cấp không tham gia vào sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là giai cấp thương nhân” [3, tr. 246], giai cấp này “tuy không tham gia sản xuất một tí nào, nhưng lại chiếm toàn quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc mình về mặt kinh tế; nó trở thành kẻ trung gian không thể thiếu được giữa hai người sản xuất và bóc lột cả đôi bên” [3, tr. 246].

Trước thực trạng trên, chế độ thị tộc tỏ ra bất lực vì nó vốn “sinh ra từ một xã hội không biết đến một mâu thuẫn nội tại nào cả và chỉ thích ứng với xã hội ấy” [3, tr. 251]. Nhưng bây giờ, một xã hội mới đã ra đời, một xã hội mà do toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại của nó mà phải phân chia thành các giai cấp đối lập nhau và mâu thuẫn với nhau ngày càng gay gắt.

Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu sự xung đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. Và lực lượng đó, nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội, chính là Nhà nƣớc [3, tr. 253]. Như vậy, theo quan niệm của triết học Mác, bản chất của nhà nước là tính giai cấp, bản tính giai cấp ấy là do cơ sở kinh tế mà trên đó nhà nước tồn tại quy định. Giai cấp nắm chính quyền nhà nước trong một thời đại phải là giai cấp thống trị về kinh tế, do đó cũng là giai cấp "được thừa nhận là đại biểu chung của xã hội" [68, tr. 585].

Theo cách lập luận của Ph.Ănghen thì nhà nước đã ra đời để thay thế cho chế độ thị tộc, nó nảy sinh từ nhu cầu quản lý, thống trị một xã hội để thiết lập và giữ

gìn trật tự xã hội ấy, nó “tựa hồ như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh với nhau,

đã dập tắt cuộc xung đột công khai giữa họ và cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức được mệnh danh là hợp pháp” [3, tr. 251].

Với cách nhìn duy vật biện chứng, khi nghiên cứu về sự xuất hiện nhà nước, các nhà kinh điển của học thuyết Mác đã chỉ ra rằng: Nhà nước không phải là hiện tượng siêu nhiên hay là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một hiện tượng lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Chế độ thị tộc với hình thức tự quản của một thứ quyền lực nảy sinh từ cộng đồng, tồn tại trong cộng đồng và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng. Nhưng nó không còn tương hợp với điều kiện mới, thậm chí còn trở nên bất lực trong một xã hội mới mà mâu thuẫn giữa các giai cấp càng trở nên gay gắt và chế độ tự quản của xã hội cũ không thể điều hòa được những mâu thuẫn ấy mà thậm chí còn làm cho chúng trở nên gay gắt hơn, khi đó xã hội đòi hỏi phải có một hình thức quản lí mới, một lực lượng quản lí mới đó là:

Một xã hội như thế chỉ có thể tồn tại, hoặc là trong cuộc đấu tranh công khai không ngừng giữa các giai cấp với nhau, hoặc là dưới sự thống trị của một thế lực thứ ba. Thế lực này, dường như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh với nhau, sẽ dập tắt cuộc xung đột công khai giữa họ, hay cùng lắm là để cuộc đấu tranh giai cấp chỉ diễn ra trong phạm vi kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp. Chế độ thị tộc đã hết thời rồi. Nó đã bị phá vỡ bởi sự phân công lao động, và kết quả của việc đó, tức là sự phân chia xã hội thành các giai cấp. Nó đã bị Nhà nước thay thế [3, tr. 251].

Nhà nước đã ra đời để thay thế cho chế độ thị tộc, nó vẫn nảy sinh từ nhu cầu quản lý, thống trị xã hội có giai cấp để thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội ấy. Chính

quyền nhà nước hiện đại chỉ là một uỷ ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản. Trong quan niệm này ta có thể thấy, xét về bản chất, nhà nước

mang tính giai cấp, song khi xét đến vai trò của nó mọi người đều phải thừa nhận, nhà nước như một tổ chức nhằm quản lí những công việc chung, tức những công việc mang tính xã hội. Cũng do xuất phát từ bản chất mang tính giai cấp của nhà nước, nên bên cạnh việc khẳng định vai trò của nhà nước trong việc duy trì và giữ xã hội trong vòng ổn định thì nhà nước còn có một chức năng khác không thể thiếu,

đó là chức năng chính trị. Tuy nhiên, như Ăngghen đã khẳng định “Ở khắp nơi,

chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” [69, tr. 253].

Do đó, xét cho đến cùng, vai trò công quản của nhà nước mới là tinh thần cốt lõi

trong quan điểm của các nhà tư tưởng trước Mác lẫn các nhà kinh điển macxit. Mặc dù xét đến cùng, chức năng chính trị là chức năng bản chất, tuy nhiên, nếu những chức năng xã hội không được thực hiện, không sớm thì muộn nhà nước đó cũng không có cơ sở để tồn tại. Do đó, vai trò xã hội mới là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của nhà nước, luận chứng cho tính cần thiết, tính hợp lí và sự chính đáng của sự tồn tại nhà nước.

Dựa trên sự khái quát các quan niệm về nhà nước trong lịch sử triết học chúng ta thấy rằng, nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực, mang bản chất giai cấp và độc quyền trong việc sử dụng các công cụ cưỡng chế để thực hiện các nhiệm vụ của mình trong phạm vi lãnh thổ. Bên cạnh cách hiểu nhà nước là một tổ chức quyền lực thì nhà nước còn được hiểu là một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về dân tộc cũng có một bộ máy quyền lực chung và thống nhất. Nhà nước ấy được xây dựng dựa trên cơ sở về kinh tế đó là nền kinh tế thị trường (với gốc rễ là sở hữu tư nhân) và cơ sở xã hội là xã hội dân sự. Do đó, chúng ta có thể thấy, mô ̣t trong những vai trò xuyên su ốt của nhà nước luôn đư ợc khẳng định là vai trò công quản hay quản lý các mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội... những vai trò lớn ấy được cụ thể hóa thành các chức năng như: đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đảm bảo an toàn cho công dân ... Để hoàn thành được vai trò này nhà nước phải được đă ̣t lên trên xã hô ̣i và được trang bi ̣ quyền lực tối cao . Tuy nhiên, quyền lực tối cao ấy được xác lâ ̣p không phải là vô ha ̣n mà được giới ha ̣n trong phạm vi lãnh thổ của mô ̣t quốc gia, và trong phạm vi lãnh thổ ấy sẽ không thể thiếu những chủ thể của quyền lực cũng như vừa là khách thể của quyền lực nhà nước . Chủ thể và khách thể của thứ quyền lực công ấy được định danh bằng thuâ ̣t ngữ dân tô ̣c. Như vâ ̣y , có thể thấy , mô ̣t nhà nước sẽ được cấu thành bởi ba thành tố : mô ̣t lãnh thổ xác đ ịnh, mô ̣t dân tô ̣c xác đi ̣nh và mô ̣t quyền lực tối cao . Ba thành tố có

mối liên hê ̣ mâ ̣t thiết và nương tựa lẫn nha u, không tách rời. Thiếu mô ̣t thành tố sẽ không thành mô ̣t nhà nước theo đúng nghĩa . Tuy nhiên, trước tác động mạnh mẽ của bối cảnh toàn cầu hóa những yếu tố nền tảng nêu trên của nhà nước đang có những biến đổi nhất định và sự biến đổi ấy đang dẫn đến việc xem xét lại cũng như nhận định lại về vai trò của nhà nước.

Không có nhà nước nào tồn tại biệt lập với các yếu tố cấu thành nên nó, bởi nếu thiếu các yếu tố nêu trên sẽ không có nhà nước trên hiện thực. Do đó, khảo sát sự biến đổi của nhà nước nói chung thực chất là khảo sát những biến đổi của các yếu tố cấu thành nên nhà nước (mang nghĩa quốc gia) ấy. Đồng thời, sự ra đời của các nhà nước cũng không tách rời với các điều kiện nêu trên. Do đó, trong phạm vi luận án chúng tôi tiến hành khảo sát sự biến đổi vai trò của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa từ cả hai góc đô ̣, nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực và nhà nước với tư cách mô ̣t chỉnh thể - nhà nước quốc gia với những đặc trưng cơ bản nêu trên.

Như đã khẳng đ ịnh ở trên , vai trò cốt lõi và xuyên suốt của nhà nước trong lịch sử và cũng để luận cho sự tồn tại hợp lý của nhà nước từ khi nhà nước hình thành đó là vai trò công quản, tức quản lý các mặt của đời sống xã hội và đươ ̣c cu ̣ thể hóa trên nhiều phương diê ̣n . Tuy nhiên, trong pha ̣m vi của luâ ̣n án , chúng tôi khu biê ̣t vai trò của nhà nước trên ba phương diê ̣n : kinh tế, chính trị và văn hóa , vì đây là ba lĩnh vực lớn của đời sống xã hội, đồng thời thể hiện tập trung và đậm nét vai trò cốt lõi của nhà nước nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)