Toàn cầu hóa – những vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 57)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đến vai trò của nhà nƣớc

2.2.2. Toàn cầu hóa – những vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước

Toàn cầu hóa đang diễn ra trên rất nhiều phương diện và với tính đa diện của nó, toàn càu hóa cũng đă ̣t ra các vấn đề khác nhau trên các mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa . Trước thực tra ̣ng đó có nhiều quan điểm cho

rằng, vai trò của nhà nước trong toàn cầu hóa đang thực sự suy giảm , song có vẻ như hiê ̣n thực không chứng minh cho lâ ̣p luâ ̣n ấy . Nhà nước, quốc gia vẫn tồn ta ̣i trong toàn cầu hóa và ngày càng khẳng đi ̣nh vai trò của nó . Chỉ có điều, nhà nước cần có sự điều chỉnh vai trò của mình cho phù hợp để thích ứng với hoàn cảnh mới.

2.2.2.1. Toàn cầu hóa - những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực kinh tế

Toàn cầu hoá kinh tế là một giai đoạn mới của quốc tế hoá sản xuất, xuất hiện với cường độ mạnh hơn, nhanh hơn, rộng hơn, đặc biệt từ những năm 70 của thế kỉ XX và trở thành xu thế quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21.

Toàn cầu hóa kinh tế với nội dung chủ yếu là các hoạt động kinh tế - xã hội đã vượt ra khỏi tầm với của một quốc gia, cho thấy sự lệ thuộc, tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự phân công hợp tác với các cấp độ khác nhau tùy theo trình độ phát triển của kinh tế thị trường và mức độ hội nhập của các quốc gia.

Nhìn từ phương diện lí thuyết thương mại quốc tế ta thấy mối liên kết giữa toàn cầu hóa và sự thu nhỏ của các quốc gia. Trong khi những nhà kinh tế chính trị, những người đã phát triển mô hình chính trị dựa trên lý thuyết lợi thế cạnh tranh đã nhìn thấy sự mở cửa có mối liên kết với sức mạnh của nhà nước do tác động của mâu thuẫn lợi ích trong nước, những người khác nhìn nhận toàn cầu hóa như là kết quả của sự thay đổi hệ tư tưởng vốn làm biến đổi chính phủ các quốc gia. Sự lan rộng ra toàn cầu của các học thuyết tân tự do ở tất cả mọi nơi đã làm giảm tính hợp pháp trong sự can thiệp của nhà nước nói chung vào nền kinh tế . Làn sóng của việc phi điều tiết hóa dòng vốn đã cuốn đi sức mạnh của nhà nước ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới trong hai thập kỷ qua có nguồn gốc từ những thay đổi giá trị sâu xa và phức tạp.

Toàn cầu hóa có thể gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế và chính trị quốc gia ngay cả ở những quốc gia mà phần lớn vốn đầu tư thuộc về chính phủ và hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất và phục vụ tiêu dùng trong nước lấn át hẳn các hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù có sự khác nhau trong ảnh hưởng của các yếu tố tạo ra nền kinh tế toàn cầu hóa, tất cả các phân tích về toàn cầu hóa này đều có chung một điểm cốt lõi, đó là sự suy giảm vai trò của các đơn vị kinh tế quốc gia. Tuy nhiên,

việc suy giảm các đơn vị kinh tế quốc gia không đồng nghĩa với việc vai trò của nhà nước quốc gia suy giảm, thậm chí trong toàn cầu hóa các nhà nước đang phải nỗ lực để giải quyết các vấn đề do toàn cầu hóa nảy sinh nhằm phát huy được tốt nhất lợi thế, tận dụng được cơ hội phát triển, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa đưa đến.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thúc đẩy phân công lao động quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia. Nội dung chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế ngày nay là sự phân công chuyên môn hóa sâu theo cả chiều dọc và chiều ngang với các công ty xuyên quốc gia - lực lương chủ chốt để thực hiện và thúc đẩy quá trình này. Do vậy đã làm chuyển biến sâu sắc cơ cấu kinh tế của các nước, chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ, các ngành có hàm lượng khoa học tri thức và công nghệ cao. Toàn cầu hóa thúc đẩy thương mại và đầu tư phát triển, hình thành và phát triển kinh tế tri thức.

Có thể thấy, toàn cầu hóa đang mở ra cơ hội giao thương và khả năng tiếp cận với thị trường và công nghệ mới. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho các quốc gia có thể phát triển nền kinh tế của mình, tạo cơ hội cho sự phát triển rút ngắn. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự mở cửa và hội nhập của kinh tế và thương mại trên toàn thế giới, bản thân mỗi quốc gia nhận được những nguồn đầu tư rất lớn từ nước ngoài cùng quá trình chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thương mại tự do cho phép chuyên môn hóa giữa các vùng khác nhau, mỗi quốc gia có thể sản xuất theo lợi thế so sánh của mình, phát huy được lợi thế cho phát triển. Do đó , toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những thời cơ đưa đến, toàn cầu hóa cũng mang lại những thách thức không nhỏ với các quốc gia.

Toàn cầu hóa kinh tế một mặt làm cho các nền kinh tế quốc gia tăng cường liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thành mạng lưới. Tuy nhiên, bên cạnh sự liên kết và phân công lao động trên quy mô toàn cầu với tính chuyên môn hóa cao thì nền kinh tế thế giới rất dễ bị xáo động bởi các cuộc khủng hoảng, chỉ một xáo động nhỏ tại

một điểm nút cũng có thể làm rung chuyển cả hệ thống; gây ra những cuộc khủng hoảng lan rộng.

Toàn cầu hóa kinh tế đang làm doãng rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển, và bản thân mỗi quốc gia. Bất bình đẳng trong thu nhập đang tăng mạnh giữa những người giàu, có khả năng kinh doanh và đại đa số những người nghèo phải sống chủ yếu bằng sức lao động của mình.

Toàn cầu hóa không những không tạo ra mức sống đồng đều cho mọi người, mọi quốc gia, mọi khu vực mà ngược lại nó làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng, bất bình đẳng ngày càng lớn. “Theo chương trình Liên hợp quốc về phát triển (PNUD) thì cuối những năm 90, 85% thu nhập thế giới tập trung vào 1/5 số người giàu nhất (trong khi vào những năm 60 họ mới chiếm 70%), 1/5 số người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% (những năm 60 còn chiếm 2,3%)” [10, tr.13].

Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở Giơnevơ đã kết luận "nghèo đói, sự không đồng đều và tình trạng mất an ninh đã tăng lên trên thế giới kể từ khi toàn cầu hóa được khởi động". Cách đây 5 năm, số người nghèo là 1 tỷ nay đã lên tới 1,2 tỷ. Các nước công nghiệp hóa giàu hơn các nước nghèo nhất tới 74 lần. Tài sản của 3 nước giàu nhất thế giới lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân nội địa của các nước kém phát triển nhất cộng lại với số dân lên tới 600 triệu người. Còn theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (CNUCED), thì trong số 644 tỷ USD đầu tư quốc tế, 2/3 vào Mỹ và Liên minh châu Âu, tất cả các nước đang phát triển chỉ thu hút được 1/3, trong đó cả lục địa châu Phi chỉ nhận được 8,3 tỷ USD tức chỉ chiếm 1,3% [10, tr.14].

Toàn cầu hóa kinh tế do các nước công nghiệp phát triển thao túng, mở rộng sự phân cực giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Nghèo khổ và hố ngăn cách giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng tăng. Với thực tế ấy, các nhà nước cần phải làm gì để thu hẹp khoảng cách giầu nghèo cũng như bất bình đẳng giữa các quốc gia cũng như trong nội bộ các nước thông qua việc tập trung

vào các chiến lược phát triển nhằm phát huy được lợi thế thúc đẩy sự phát triển thông qua việc xây dựng các khu vực mũi nhọn với ưu thế riêng.

Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự mất an toàn về việc làm, tăng thêm sự cách biệt về thu nhập ở các nước, mà nguyên nhân chính do tự động hóa, tin học hóa nền sản xuất đã làm hàng triệu người lao động không đáp ứng được yêu cầu phát triển bị gạt ra ngoài quá trình sản xuất. Trong tình huống ấy, các nhà nước cần có những chiến lược và sách lược cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với xu thế cạnh trạnh cao, tránh rơi vào tình trạng tụt hậu khi đã bước qua giai đoạn phát huy lợi thế cạnh tranh dựa vào nguồn nhân công giá rẻ.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng gay gắt sự cạnh tranh giữa các nước trong sản xuất thương mại và đầu tư. Trong khi các nước giàu có điều kiện phát huy thế mạnh của mình về khoa học công nghệ, vốn kinh doanh, kinh nghiệm quản lý với sự hợp lực của các công ty xuyên quốc gia, thì các nước đang phát triển đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế vốn yếu kém, cộng thêm khó khăn về nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ thấp kém, nguồn nhân lực bất cập... cộng thêm sức ép, áp đặt của các nước phát triển.

Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới trước hết bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, do họ ở thế mạnh nên thường áp đặt các luật chơi. Các nước đang phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ, vừa có yêu cầu phát triển nên cũng tham gia để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho mình, nhất là các nước đang tiến hành công nghiệp hoá. Lợi ích ở đây là: mở được thị trường cho hàng xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được kinh nghiệm quản lý... Vì vậy ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách hội nhập (ngay cả Trung Quốc, một nước có thị trường 1,3 tỷ dân, lớn hơn bất cứ một khu vực mậu dịch tự do nào, lại có khả năng tự sản xuất được gần như hầu hết mọi thứ, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn kiên trì chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới). Nhiều nước trình độ kinh tế kém phát triển như Campuchia, Nêpan... cũng đã trở thành thành viên của WTO (sau hội nghị Cancun ở Mexico). Đương nhiên, đối với

những nước đang phát triển, kinh tế còn yếu kém, doanh nghiệp nhỏ bé, sức cạnh tranh còn thấp, trình độ quản lý nhà nước và kinh doanh còn hạn chế, thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có cơ hội mà còn có cả khó khăn, thách thức, thậm chí khó khăn thách thức là lớn, nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc nếu như không muốn đứng ra bên lề của sự phát triển. Do đó, chủ động hội nhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành chính... trên cơ sở đó phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển đất nước. Các nhà nước đóng vai trò quyết định trong chủ động hội nhập, giải quyết bài toán thời cơ và thách thức trong hội nhập nhằm phát huy tối đa lợi thế do toàn cầu hóa đưa đến cũng như đưa đất nước hội nhập ngày càng sâu và rộng vào tiến trình chung của nhân loại.

Toàn cầu hóa cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc gia của từng nước vì các nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế chính sách kinh tế xã hội của mình dưới con mắt giám sát của các thị trường kinh tế và tài chính đã được toàn cầu hóa. Các nước chịu sức ép lớn buộc phải đặt các thoả thuận đa phương lên trên chính sách quốc gia. Do đó, việc xây dựng chính sách, luật pháp thế nào để tương thích, khẳng định được tính độc lập tự chủ trong hội nhập. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo nên thách thức đối với nền độc lập quốc gia và quyền lực của nhà nước. Nhiều nước tư bản phát triển sử dụng sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ, thông qua sự chi phối các tổ chức kinh tế quốc tế để tác động đến độc lập quốc gia và chủ quyền của nhiều nước đang phát triển. Thực tế cho thấy chính phủ nhiều quốc gia đã không hoàn toàn độc lập trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội do bị lệ thuộc vào các công ty nước ngoài về thương mại, đầu tư.

Tóm lại, toàn cầu hoá hiện đang đặt ra cho các quốc gia những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết như, nghèo đói, sự phân hoá giàu - nghèo, vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề tội phạm quốc tế, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề dịch bệnh... Thực ra, đó là những vấn đề mang tính kinh tế dưới tác động của toàn cầu hoá. Những vấn đề này đã tồn tại từ lâu , song trong trong bối cảnh toàn cầu hóa nó trở nên cấp bách và trầm trọng hơn bao giờ hết. Chính những vấn đề đó đang đe dọa

hoặc có nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại của nhân loại và đòi hỏi mỗi quốc gia cầ n phải có phương án để giải quyết.

2.2.2.2. Toàn cầu hóa - những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực chính tri ̣

Toàn cầu hóa cùng sự cộng hưởng của cuộc cách mạng thông tin thực sự đang ảnh hưởng tới nền chính trị mỗi quốc gia, cụ thể là vấn đề quyền lực. Cuộc cách mạng thông tin đương đại bắt nguồn từ những tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng về máy tính, truyền thông và các phần mềm vốn giúp cho chi phí xử lý và truyền tải thông tin giảm xuống một cách đáng kể.

Trong suốt hơn 30 năm qua, cứ một năm rưỡi năng lực tính toán lại tăng gấp đôi, đến đầu thế kỷ 21, chi phí giảm chỉ còn một phần nghìn so với những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Vào năm 1993, có khoảng 50 trang web trên toàn thế giới. Tính đến hết thập niên, con số này đã vượt quá 5 triệu website. Từ năm 2000 đến 2005, tỉ lệ sử dụng internet toàn cầu đã tăng 170%, trong đó Châu Phi và Trung Đông có mức tăng mạnh nhất. Băng thông truyền thông cũng được mở rộng nhanh chóng, và chi phí thông tin liên lạc tiếp tục giảm với tốc độ còn nhanh hơn cả mức tăng sức mạnh tính toán. Đến cuối thập niên 1980, điện thoại trên dây cáp đồng chỉ có thể truyền tải một trang thông tin trong vòng một giây; ngày nay, một sợi cáp quang mỏng manh có thể truyền được lượng thông tin của 90,000 tập sách trong khoảng thời gian tương tự. Tính theo tỷ giá đồng đô la hiện tại, giá một cuộc gọi xuyên Đại Tây Dương ngắn đã giảm từ 250 đô la năm 1930 xuống còn ít hơn 1 đô la vào đầu thế kỷ mới. Giờ đây với công nghệ truyền tải giọng nói qua internet, những cuộc gọi như vậy hầu như trở thành miễn phí [132, tr. 233].

Thay đổi quan trọng nhất của cuộc cách mạng thông tin là việc chi phí truyền tải thông tin giảm đáng kể. Vì những lý do thực tế, chi phí truyền thông nay đã trở nên không còn đáng kể, và cũng nhờ đó, lượng thông tin được chuyển đi trên khắp thế giới là vô tận. Kết quả là một sự bùng nổ về thông tin, mà trong đó các tư liệu

Thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ và thông tin đang gián tiếp tạo nên một nguồn quyền lực mới – quyền lực mềm bên cạnh nguồn quyền lực chính thống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)