3.1. Cơ sở của sự chuyển biến
3.1.1. Những chuyển biến về kinh tế – chính trị – xã hộ
3.1. Về cơ sở của sự chuyển biến.
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX -
đầu thế kỷ XX ở các địa phương đều chịu sự tác động chung của những điều kiện trong nước và quốc tế. Điều đáng lưu ý là, sự chuyển biến này lại diễn ra không đồng đều, mức độ chuyển biến ở mỗi nơi không giống nhau. Đó là do những điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương quy định, chi phối
Với Thái Bình, có thể nói, ngoài tác động của sự chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong tỉnh cũng như cả nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; nơi đây còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác; đó là: truyền thống bất khuất, sáng tạo, nhạy cảm trước những biến động lịch sử của quần chúng nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và vai trò của lớp trí thức ở một số dòng họ, với tư cách là những người chuyển tải, truyền bá tư tưởng tiến bộ của thời đại; và của các trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội phụ cận (đặc biệt là Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng...). Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên cơ sở để phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở Thái Bình có sự chuyển biến cả về tư tưởng, tổ chức và hình thức thể hiện.
3.1.1. Những chuyển biến về kinh tế – chính trị – xã hội ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:
Cho đến cuối thế kỷ XIX, đất nước ta hoàn toàn đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp; xã hội phong kiến Việt Nam đã chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Cũng như các địa phương khác của cả nước, tình hình kinh tế
– chính trị – xã hội Thái Bình có những thay đổi. Đây có thể coi là cơ sở đầu tiên để phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình phát triển và có sự chuyển biến.
Về chính trị – xã hội: Cùng với việc đàn áp các phong trào yêu nước, bộ máy thống trị của thực dân Pháp cũng dần được thiết lập và kiện toàn. Đây là công việc được chính quyền cai trị xác định là việc làm trước tiên để chúng có thể thực hiện được mục đích khai thác, bóc lột tàn nhẫn đối với nhân dân địa phương.
Về kinh tế: Trước khi Pháp xâm lược, nền kinh tế nước ta chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, tự cung, tự cấp. Thủ công nghiệp tuy có nhiều nghề nhưng quy mô nhỏ, phân tán. Thương nghiệp chỉ là buôn bán nhỏ và chỉ giới hạn ở mức trao đổi trong từng vùng, buôn bán với nước ngoài bị ngăn chặn do chính sách bế quan toả cảng của triều đình nhà Nguyễn. Sau khi đánh chiếm được nước ta, chính sách kinh tế mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam là: bán hàng hoá, khai thác tài nguyên bằng cách vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và cho vay lãi. Ở Thái Bình cũng vậy, những chuyển biến bước đầu trong lĩnh vực thương mại đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trước đây. Việc giao lưu hàng hoá có nhiều thuận lợi và phát triển đã tạo điều kiện để người Thái Bình có thể tiếp xúc được với các địa phương khác trong và ngoài nước.
Về văn hoá: Để xây dựng một nền giáo dục phong kiến nửa thực dân nhằm nô dịch và đồng hoá nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp một mặt ra sức duy trì để lợi dụng nền Nho học với chế độ khoa cử lỗi thời, mặt khác, ở các đô thị lớn chúng mở một số ít trường tiểu học Pháp – Việt. Với chúng thì: “Những nguyên tắc làm cho gia đình vững chắc, cha mẹ được tôn kính, chính quyền được tuân thủ, đều rút từ các sách Hán học. Bắt đầu tập đọc những chữ viết đầu tiên là họ học những nguyên tắc rường cột của luân lý đạo Khổng, họ
khắc sâu vào lòng những nguyên tắc sẽ hướng dẫn họ suốt cả cuộc đời. Chính các trường làng đã cung cấp cho họ nền giáo dục đó.” [79,41].
Thái Bình tuy là một tỉnh nông nghiệp, nhưng đến đầu thế kỷ XX (1913), đã có 10 trường Pháp – Việt (ở thị xã và các huyện) với 493 học sinh [165]. Đây chính là lực lượng năng động, là những người đầu tiên tiếp xúc được với các tư tưởng tiến bộ và sau này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng mới của giai cấp vô sản vào phong trào quần chúng.
Sự phân hoá giai cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc: Trước kia, dưới chế độ phong kiến, người nông dân Thái Bình đã phải chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của bọn phong kiến, đến nay lại chịu thêm tầng áp bức nữa của bọn thực dân Pháp xâm lược, nên sự bần cùng hoá trong nông dân Thái Bình càng tăng lên gấp bội. Cuộc sồng nghèo khổ do bị tước đoạt ruộng đất, sưu thuế nặng nề, lao dịch liên miên... đã đẩy người nông dân Thái Bình phải rời bỏ quê hương đi vào làm công ở các nhà máy, xí nghiệp ở miền Trung – Bắc kỳ, các đồn điền, hầm mỏ ở Nam kỳ, đi lính, đi phu dịch phục vụ cho các công trường xây dựng của Pháp... xin lấy cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm ví dụ.
Năm 1914, để giải quyết vấn đề thị trường, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914 – 1918). Nhiệm vụ chủ yếu của xứ Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực; đồng thời phải duy trì an ninh ở thuộc địa, và phải giữ cho guồng máy chính trị, kinh tế chạy đều” [90,232]. Công việc đầu tiên mà thực dân Pháp tiến hành là đưa hàng vạn người Việt Nam sang chiến trường châu Âu. Đến 2/2/1918, chúng đã huy động 92.411 người Việt Nam sang tham gia tại mặt trận Pháp. Ngoài ra, Việt Nam còn đóng góp gần 400 triệu Phrăng, 35 tấn gạo, ngô, thuốc lá... cho cuộc chiến tranh này [90,232].
Thái Bình cũng là địa phương có nhiều người phải đi lính tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong hồ sơ 81271, phông thống sứ Bắc kỳ - Trung tâm lưu trữ Quốc gia I chúng tôi có gặp tài liệu: “Các bằng sắc, các cấp bậc quan trường cấp cho người bản xứ quê Thái Bình tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất hồi hương”. Trong tài liệu này đã có 115 người (Phụ lục1.3). Đây mới chỉ là danh sách những người may mắn còn sống sót trở về. Chắc chắn sẽ còn không biết bao nhiêu người phải bỏ xác trong cuộc chiến tranh tàn khốc của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở châu Âu mà trong Luận án này chúng tôi chưa có điều kiện đề cập kỹ hơn. Tuy nhiên, số người này sau khi trở về, ít nhiều cũng có ảnh hưởng đối với người dân và xã hội Thái Bình. 3.1.2. Truyền thống đấu tranh bất khuất, sáng tạo, nhạy cảm trước những biến động lịch sử của người dân Thái Bình.
Điều kiện tự nhiên và cư dân là những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên truyền thống tốt đẹp cho một địa phương. Ở Thái Bình, điều kiện tụ cư và lao động trong một bối cảnh thiên nhiên có nhiều mặt không thuận lợi như chúng tôi nêu ở chương 1 đã tạo nên một môi trường rèn luyện, hình thành truyền thống lâu đời trong quá trình lịch sử của cư dân Thái Bình.
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, trước đây có nhiều ý kiến cho rằng Thái Bình như một ốc đảo, ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển nên hạn chế về các mặt hoạt động. Nhưng nhìn lại diễn biến của lịch sử chống xâm lược trên đất Thái Bình thì không phải như vậy. Thực tế, hệ thống sông ngòi dày đặc ở Thái Bình (63 con sông lớn nhỏ, bình quân 5 - 6km/km2) không chỉ để giải quyết vấn đề thuỷ lợi, trị thủy, phương tiện giao lưu, giao thoa về văn hóa mà còn là phòng tuyến trong các cuộc chiến tranh. Cả nước cũng vậy, hầu như không có cuộc kháng chiến chống xâm lược nào của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay lại không gắn với địa danh các con sông.
Tìm hiểu quá trình hình thành đất đai và tụ cư của tỉnh Thái Bình đã góp phần làm sáng tỏ một thực tế: vùng đất Thái Bình được hình thành từ hơn 2000 năm trước đây, từ một vùng đất hoang hóa, đầm lầy, thưa người, bằng sức khai phá, chinh phục, cải tạo không biết mệt mỏi của bao thế hệ cư dân, đã biến nơi đây trở thành một vùng đất trù phú, kinh tế dồi dào, đồng ruộng tốt tươi... Và từ trong sự nghiệp vĩ đại đó đã đúc kết nên tính cách của người dân Thái Bình: kiên cường, dũng cảm, sáng tạo trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để bảo vệ thành quả lao động của mình.
Cư dân Thái Bình có nguồn gốc từ sự hội tụ của nhiều luồng cư dân - sự hội tụ “chín người mười làng”. Sự hội tụ này đã kết tinh nên tri thức và những ứng xử - ứng xử với tự nhiên, xã hội, với những thế lực áp đặt từ bên ngoài… của người dân đồng bằng sông Hồng. Nói như Pasquier thì: những điều kiện tự nhiên đã “ làm trỗi dậy trong đầu óc người dân Thái Bình ý thức đấu tranh kiên trì và liên tục cần thiết để thúc đẩy công cuộc cải tạo thiên nhiên”, những công trình thuỷ lợi của Thái Bình đã giúp cho người dân Thái Bình “ có khả năng mở rộng không ngừng khả năng hoạt động nông nghiệp của họ bằng cách buộc đất đai phải nổi lên và biển cả phải luì xa.” [96,10].
Đặc điểm này cũng góp phần lý giải truyền thống quật cường của nhân dân Thái Bình trong các cuộc kháng chiến giữ nước. Cũng chính Pasquier - Công sứ Thái Bình đã phải thừa nhận: “Thái Bình đã là nơi nuôi dưỡng và ném vào trong cuộc chiến đấu những nhà học giả uyên thâm hoặc đầy tham vọng, đôi khi đã từng nắm trong tay vận mệnh của cả nước An Nam…”[96,10]. Trong báo cáo gửi Bộ thuộc địa Pháp về việc thành lập tỉnh Thái Bình, Toàn quyền Đông Dương đã nhận xét rằng “người vùng này ngang ngạnh khó trị”. Cái “ngang ngạnh khó trị” đó cũng được biểu hiện phần nào trong bài thơ “ Thái Bình đâu có dễ làm quan” của một nho sĩ viết gửi Vi Văn Định khi ông này về nhậm chức Tổng đốc Thái Bình (năm 1929):
“ Này bảo Đốc Vi sớm liệu hồn Thái Bình đâu có dễ làm quan,
Xăng thiêu Bảng Báo xương còn khét, Đạn nổ Duy Hàn khói chửa tan,
Báo chửi Tuần Đào in còn ướt, Thơ trêu Phạm Thụ dán tràn lan. Muốn sống hãy khôn đừng dại nữa,
Giữ lấy dòng xưa của họ Hàn.” (27) [111,69].
Điều này cũng góp phần lý giải hiện tượng người Thái Bình thường xuất hiện với tần số cao trong các sự kiện chống giặc ngoại xâm và chống áp bức, cường quyền (Hoàng Công Chất - thủ lĩnh phong trào nông dân thế kỷ XVIII; Phan Bá Vành – thủ lĩnh phong trào nông dân lớn nhất Bắc kỳ đầu thế kỷ XIX; Tạ Hiện, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Quang Bích cuối thế kỷ XIX…).
Những “tri thức và ứng xử” được cư dân Thái Bình vận dụng trong môi trường “đất chật người đông”, một vùng địa đầu của đồng bằng sông Hồng, luôn phải chống chọi với thiên tai, lụt bão và giặc ngoại xâm. Môi trường sống và quá trình ứng xử với môi trường không chỉ giúp người dân Thái Bình
sớm hình thành và định hình truyền thống bất khuất, sáng tạo mà còn rất nhạy cảm trước những biến động của lịch sử .
Đặc điểm cư dân, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội … với những yếu tố tâm lý cởi mở đã làm cho ý thức về cộng đồng, cộng cảm của cư dân trong từng làng xã sớm được chuyển hóa thành ý thức dân tộc. Điều này cũng có thể làm sáng tỏ một nhận xét: nếu tính bảo thủ, cục bộ thường được xem là thuộc tính cố hữu của người nông dân nói chung thì với người nông dân Thái Bình, đặc điểm này lại không quá nặng nề. Đó là một trong những cơ sở dẫn đến sự chuyển biến nhanh và mạnh mẽ của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nó cũng góp phần lý giải tính
nhạy cảm và khả năng thích ứng trước những biến động chính trị của người dân Thái Bình để người Thái Bình xuất hiện nhiều ở các sự kiện được coi như dấu mốc của lịch sử dân tộc (28).
3.1.3. Vai trò của lớp trí thức, đặc biệt là từ các dòng họ giàu có - yêu nước tiêu biểu:
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình giai đoạn này cũng là sự chuyển biến của lớp trí thức yêu nước, đặc biệt là từ các dòng họ giàu, yêu nước; với cha - con, ông - cháu nối tiếp nhau đứng lên chống Pháp:
- Gia tộc Nguyễn Mậu Kiến ở Động Trung, Kiến Xương - Dòng họ Doãn Khuê ở Song Lãng - Vũ Thư.
- Dòng họ Nguyễn – Nguyễn Thành Thà, Nguyễn Khải Lương ở Bình Lăng - Hưng Hà,
- Dòng họ Nguyễn Quang Bích ở Trình Phố – Tiền Hải...
Dòng họ Nguyễn ở Động Trung (nay thuộc Vũ Trung, huyện Kiến
Xương) có thể coi là một trong những hiện tượng tiêu biểu cho truyền thống yêu nước của nhân dân ta thời Cận đại [54,96] - một gia đình có 7 người (cha - con, ông - cháu) lần lượt hy sinh vì đất nước:
- Nguyễn Mậu Kiến (1819 – 1879), mất tại đồn Vàng, Hưng hoá, Phú Thọ - Nguyễn Hữu Cương (1885 – 1912), mất tại bệnh viện Cần Thơ
- Nguyễn Hữu Bản (1841 – 1883), mất tại Thành Nam Định - Nguyễn Hữu Phu (1857 – 1890),
- Nguyễn Công Vân (? - ? )
- Nguyễn Công Tích ( ? – 1913), mất tại Phú Thọ. - Nguyễn Công Úc (? – 1913), mất tại Phú Thọ
Bởi vậy, khi biên soạn cuốn “Việt Nam nghĩa liệt sử” xuất bản tại Trung Quốc (1918), Phan Bội Châu và Đặng Đoàn Bằng đã phong tặng gia đình ông sáu chữ: “Cả nhà vì nước hy sinh”.
Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một số trí thức cả bốn đời của dòng họ này (Nguyễn Mậu, Nguyễn Hữu, Nguyễn Công, Nguyễn Danh) đều có mặt ở những bước chuyển quan trọng của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình – từ thời kỳ theo khuynh hướng quân chủ cuối thế kỷ XIX đến thời kỳ theo khuynh hướng dân chủ tư sản và phong trào vô sản ở đầu thế kỷ XX.
Khi thực dân Pháp tiến đánh thành Nam Định, Nguyễn Mậu Kiến đã cùng hai con và các cháu của mình là Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Bản, Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Công Úc, Nguyễn Năng Thố dũng cảm chiến đấu bảo vệ thành. Để có thể đánh thắng kẻ thù, ông cùng các con chủ trương xây dựng Động Trung thành căn cứ chống Pháp, lập “Chiêm bái đường”- một trung tâm in sách lớn của cả nước, mở trường dạy học để nâng cao dân trí, lập kho hậu cần trong căn cứ và hỗ trợ cho các căn cứ kháng chiến khác…
Sang những năm đầu của thế kỷ XX, chính Nguyễn Hữu Cương cùng các con là Nguyễn Thị Hồng Đính, Nguyễn Thị Trừu đã tự nguyện rời bỏ tư tưởng quân chủ, nhanh chóng tiếp cận với tư tưởng mới của thời đại, tích cực tham gia và đã trở thành những nhân vật chủ chốt trong phong trào Đông du, thành lập và duy trì hoạt động của phong trào Nghĩa thục ở Thái Bình và trong cả nước.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc, trong số những thanh niên yêu nước sang Trung Quốc tìm gặp Phan Bội Châu (người có ảnh hưởng rất lớn đến những thanh niên yêu nước tiến bộ ở Việt Nam lúc
đó), có chàng thanh niên thuộc thế hệ thứ ba của dòng họ Nguyễn - Nguyễn Công Viễn.
Đến Quảng Châu, thực tế hoạt động của Việt Nam Quang phục hội đã trở thành điều trăn trở của Nguyễn Công Viễn và một số thanh niên khác. Kết