STT Họ tà tên Quê quán
1 Ngô Quang Đoan Trình Phố,Tiền Haỉ 2 Hoàng Chuyên Tân ấp
3 Lê Văn Tập Đa Cốc, Kiến Xương 4 Phan Thường Vũ Bình, Kiến Xương 5 Nguyễn Phác Vũ Bình, Kiến Xương 6 Nguyễn Đệ Vũ Bình, Kiến Xương
8 Phạm Tư Giản Cần Phán, Quỳnh Phụ
Như vậy là, Thái Bình - “miền đất dành cho sự trầm tư và yên tĩnh” (Pasquier) đã vượt ra khỏi những hạn chế của mình về điều kiện địa lý, về tâm lý cư dân... để tiếp cận và hòa mình vào công cuộc vận động Đông du - một sự chuyển biến đáng ghi nhận ở đầu thế kỷ XX.
Có được sự chuyển biến đó là do ngay từ khi còn trong tình trạng bị theo dõi, các nhà yêu nước Thái Bình vẫn bí mật tiếp xúc, giao lưu rộng rãi với nhau, khao khát tìm con đường cứu nước mới. Thái Bình đã trở thành nơi gặp gỡ của nhiều nhân sỹ yêu nước nổi tiếng lúc đó như Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Thân phụ Hồ Chủ Tịch); Giải nguyên Phan Bội Châu (Nghệ An); Phó bảng Ngô Đình Chí (Thanh Hóa); Tú tài Chu Lê Hành (Hưng Yên); Phó bảng Vũ Nhuận Phủ (Hải Dương); Đặng Đoàn Bằng (tức Ấm Bằng), Đặng Kinh Luân (Hành Thiện - Nam Định)...
Ghi chép về việc Nguyễn Sinh Huy về Thái Bình vào năm 1904, hồi ký của Nguyễn Công Chuẩn (1885-1956) có đoạn viết:
Cụ quê huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu (1901). Nói về văn chương tài học đã đành, còn về tinh thần ái quốc của cụ thật ít có. Sau khi cụ đỗ đạt, không có chí làm quan, chỉ đi tìm các bạn thân sỹ khắp trong nước, thâm tâm cụ là kết nạp hiền tài để mưu đồ đại sự. Cụ ra ngoài Bắc, đến nhà bạn là ông Tú tài Nguyễn Hữu Đàn ở làng Động Trung. Ông Tú còn có ông anh là Nguyễn Hữu Cương. Cụ gặp anh em ông Tú lấy làm rất tương đắc. Cụ lại được hai ông giới thiệu nhiều thân sỹ ở vùng này như cụ Cử Phát làng Tri Lai - Thư Trì, cụ Cử Khanh làng Nam Huân, cụ Cử Lương Trọng Phan, cụ Mền Lương Mạnh Hoan làng Luật Ngoại - Kiến Xương, cụ Ấm Đoan con trai cụ Tuần Nguyễn Quang Bích...,
những cuộc trò chuyện, các cụ chỉ bàn nhiều về kế hoạch phục quốc...Tôi còn nhớ cụ đọc câu thơ quốc văn cổ:
“Đã sinh ra ở trong giời đất, Phải có danh gì với núi sông.
Dạo ấy cụ ở chơi đây lâu đến một tháng, phần nhiều là ở với anh em cụ Tú” [51].
Sở dĩ có việc vị Giáo sư Nhật Bản Shiwara (Thạch Xuyên thị sỹ nguyên) về nói chuyện tại nhà Nguyễn Hữu Cương vì ông này đã từng du học ở Mỹ, được chính phủ Pháp mời sang Hà Nội dạy ở trường Đông Kinh kỹ nghệ. Lúc đó, Nguyễn Công Chức và Đặng Xuân Mậu (tục gọi là Hai Thân - con thứ Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng) và là học sinh của trường này nên các ông đã mời Shiwara về Động Trung. Trong cuộc gặp gỡ này, Shiwara trao đổi những thông tin về nước Nhật và bố trí mạng lưới dẫn người qua Nhật [153,56-57].
Cùng với thất bại của phong trào Đông du; Duy tân hội cũng tự tan rã. Với đường lối vươn tới thành lập một nước Cộng hoà dân quốc, những người lãnh đạo Duy tân hội đã bắt đầu có ý thức và tìm cách giải quyết những vấn đề then chốt của cách mạng Việt Nam là xác định đối tượng của cách mạng, lực lượng tham gia, phương pháp cách mạng, xây dựng một nhà nước kiểu mới, tranh thủ sự viện trợ của bên ngoài... Phong trào Đông du đã đặt mối liên hệ của Việt Nam với thế giới tiên tiến, với cả những người có thiện chí ngoài Việt Nam.
b. Sang Trung Quốc:
Trong những năm 1908 đến 1910, sau những vụ tàn sát đẫm máu ở Trung Kỳ, Hà Nội và một số tỉnh khác trong đó có Thái Bình, phong trào
cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khó khăn thì cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc thành công gây tiếng vang lớn và có ảnh hưởng nhất định đến cục diện chính trị Việt Nam. Nhân cơ hội đó, vào năm 1912, sau những ngày tháng tích cực chuẩn bị, Việt Nam Quang phục hội được thành lập tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông. Ở Thái Bình, lớp thanh niên yêu nước, con cháu của các gia đình có cha - anh tham gia phong trào Đông du và phong trào mở trường học, nay lại tiếp tục ra nước ngoài tìm đường cứu nước [54,88].
Đường dây liên lạc giữa Thái Bình với Hội Duy Tân và những người cách mạng Trung Hoa vẫn được nối liền thông qua hoạt động của Nguyễn Thị Hồng Đính (21). Những năm 1911-1912, bà cùng một số chí sỹ khác của Thái Bình sang Trung Quốc. Đến Liêm Châu, một số người xin vào học trường quân sự ở Quảng Châu. Năm 1912, khi Việt Nam Quang phục hội thành lập, họ đã trở thành những thành viên tích cực của hội.
Công việc xuất dương được thực hiện qua ông Lã Bính (con rể của Nguyễn Hữu Phu). Đến Quảng Châu, các ông Hàn Liêm, Phạm Tư Giản, Nguyễn Công Năng... tìm gặp Phan Bội Châu và các đồng chí đi lớp trước để nhận sự phân công của tổ chức cách mạng. Ở đây các ông còn được gặp Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật) thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Theo hồi ức của Nguyễn Công Năng, các ông còn được gặp Đặng Đoàn Bằng (Hành Thiện, Nam Định); Kiều Diễm (Thạch Thất, Sơn Tây); Nguyễn Đức Công (tức Hoàng Trọng Mậu, Nghệ An). Sau đó đoàn của Thái Bình, theo lời giới thiệu của cụ Tán Thuật và sự chỉ dẫn của Hoàng Trọng Mậu, Đặng Đoàn Bằng, người ở lại Quảng Châu, người đi Thượng Hải, Hàng Châu, Bắc Kinh tìm Phan Bội Châu và Nguyễn Thượng Hiền. Các ông Nguyễn Công Năng và Vũ Thế Chưởng lên Triết Giang vào học trường quân
sự Hàng Châu, Nguyễn Thị Hồng Đính cùng với chồng là Lương Ngọc Quyến rong ruổi khắp nơi trên đất Trung Quốc lo việc tài chính cho Việt Nam Quang phục hội [54,89-90].
Bảng 2.2 : Người Thái Bình sang Trung Quốc
tham gia Việt Nam Quang phục hội
TT Họ tên Quê quán
1 Hàn Liêm Thuỵ Anh
2 Phạm Tư Giản Cần Phán, Quỳnh Phụ 3 Vũ Thế Chưởng Thượng Hoà
4 Nguyễn Nhị Kỳ Động Trung-Kiến Xương 5 Nguyễn Công Năng Động Trung-Kiến Xương 6 Nguyễn Thị Hồng Đính Động Trung-Kiến Xương 7 Nguyễn Công Diệu Động Trung-Kiến Xương 8 Nguyễn Công Chuẩn Động Trung-Kiến Xương 9 Nguyễn Công Viễn Động Trung-Kiến Xương 10 Hoàng Chuyên Động Trung-Kiến Xương 11 Phạm Tư Tề Động Trung-Kiến Xương 12 Ngô Quang Đoan Trình phố – Kiến xương
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Sự tồn tại của Liên Xô và hoạt động của Quốc tế cộng sản đã chỉ ra cho giai cấp vô sản và nhân dân thuộc địa con đường cách mạng đúng đắn, kêu gọi và tổ chức họ đứng lên tự giải phóng. Với Việt Nam, chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành nhân tố mới quyết định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam.
Năm 1924, sau khi trở lại Quảng Châu, Lê Hồng Sơn đã viết thư cho cụ Đinh Chương Dương (quê Hậu Lộc, Thanh Hoá), lấy địa chỉ số nhà 49 phố Hoa Kiều (Thành phố Nam Định) làm nơi tuyển chọn thanh niên sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị. Người mang thư là Lê Văn Lập (tức Hoàng Lùn, cùng quê với cụ Đinh). Nhờ sự giúp đỡ của nhóm thanh niên học
sinh trọ học ở Nam Định, đặc biệt là Nguyễn Danh Đới (lúc đó đang học trường Thành Chung), đợt đó đã tuyển chọn được 20 người, lập thành 2 đoàn. Trong số 20 người ra đi lần đó chỉ có Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ (thuộc đoàn thứ nhất do chính Lê Hữu Lập dẫn đường) đến được Quảng Châu cùng với những người ra đi từ Vinh.
Sau khoá huấn luyện, Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Thọ được Nguyễn Ái Quốc chọn về Hà Nội xây dựng cơ sở cách mạng và tổ chức các đoàn khác sang Quảng Châu. Được sự giúp đỡ của bạn bè và họ hàng, trong một thời gian ngắn, hai ông đã xây dựng được một chi bộ đầu tiên của Hà Nội gồm 11 người.
Về chi tiết này, Lịch sử Đảng bộ Hà Nội viết:
Cuối năm 1926, sau khi theo học xong lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Công Thu được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước lập đường dây liên lạc đưa đón cán bộ đi Quảng Châu và chịu trách nhiệm xây dựng tổ chức Thanh niên ở Hà Nội... Sau một thời gian ngắn tuyên truyền, bắt mối liên hệ, đồng chí Thu đã thành lập chi hội (lúc đó gọi là chi bộ) Việt Nam Quang phục hội đầu tiên của Hà Nội gồm 11 người do đồng chí Nguyễn Công Thu làm bí thư, tại một địa điểm ở làng Dịch Vọng (Từ Liêm) [77,51-52].
Với nguyên tắc: “ Mỗi hội viên được kết nạp vào hội phải trở thành một phần tử mới của một chi bộ mới” từ chi bộ này sau một thời gian ngắn đã phát triển thành 11 chi bộ mới.
Cùng với việc gây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Nguyễn Công Thu còn tổ chức và thực hiện đưa đón các đoàn của Bắc và Bắc Trung kỳ sang Quảng Châu theo đường giao liên bí mật: Hà Nội- Lạng Sơn - Cống Chạp - Quảng Châu. Đoàn đầu tiên gồm hai người: Nguyễn Sơn, Trần Tư Chính; tiếp
đó là Phạm Văn Đồng, Đỗ Ngọc Du, Ngô Gia Tự, Trần Tích Chu, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Hới, Nguyễn Văn Hoan. Riêng Thái Bình đã có gần chục người được sang Quảng Châu.
Bảng2.3: Danh sách người Thái Bình sang Trung Quốc tham gia Việt Nam cách mạng Thanh niên
Họ tên Quê quán
1 Nguyễn Công Thu Động Trung-Kiến Xương 2 Nguyễn Công Viễn Động Trung-Kiến Xương 3 Nguyễn Danh Thọ Động Trung-Kiến Xương 4 Nguyễn Danh Tề Động Trung-Kiến Xương 5 Nguyễn Danh Đới Động Trung-Kiến Xương
6 Vũ Trọng An Ninh-Tiền Hải
7 Nguyễn Tường Loan Thị xã
8 Nguyễn Đức Cảnh Diêm Điền-Thái Thụy
9 Hồ Sỹ Luyện Vũ Thư
Như vậy, Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Thọ trong những năm 1926 -1927 đã hoàn thành xuất sắc vai trò người tuyên truyền, người tổ chức cách mạng trong nước, đặc biệt ở Hà Nội, với tư cách một trung tâm vùng [54,118].
Từ trung tâm Hà Nội, tổ chức cách mạng này đã lan đến các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng. Trên cơ sở tổ chức Thanh Niên phát triển mạnh ở nhiều tỉnh, thành để có sự chỉ đạo tập trung thống nhất. Tháng 3/1927, Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Bắc kỳ được thành lập, trong đó có 2 người Thái Bình là Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Đới. Đồng chí Nguyễn Danh Đới được bầu là Bí thư Kỳ bộ “Thanh Niên” Bắc kỳ, kiêm Bí thư Hà Nội.
Như vậy, những người yêu nước Thái Bình đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, tổ chức và phát triển phong trào cách mạng ở Bắc kỳ, cũng như đã giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập các tổ chức cách mạng đầu tiên ở Hà Nội và một số địa phương khác.
2.2.2.2. Mở trường học nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài. dưỡng nhân tài.
a. Mở trường học theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục:
Du học là con đường hiệu quả để mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, nhưng đến đầu thế kỷ XX nước ta đã trở thành một nước thuộc địa, việc xuất dương du học đã trở thành bất hợp pháp. Bởi vậy, trong lúc Duy Tân hội bí mật tổ chức phong trào Đông du thì các sĩ phu tiến bộ trong nước lại công khai vận động phong trào Nghĩa thục (mở trường học). Cả hai phong trào này đều nhằm mục đích trước mắt là khai dân trí, chấn dân khí, trong đó Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội là một trong nhiều biểu hiện cụ thể của đường lối lớn lúc bấy giờ được gọi là “Tân học văn minh”.
Đông kinh nghĩa thục xuất hiện ở Hà Nội từ tháng 3/1907 đến tháng 11/1907, dưới hình thức một trường học hợp pháp và mở rộng hoạt động ra các tỉnh xung quanh trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế...
Khi trường Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội khai giảng đã có không ít sĩ phu yêu nước người Thái Bình tham gia như Nguyễn Hữu Cương (1859- 1912, tức Tử Thăng, hiệu là Mai Hồ, là con cả của nhà văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến); Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ (1868-1908), quê làng Thượng Phán – Quỳnh Côi , nay thuộc xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ); Thủ khoa Phạm Tư Trực (1869-1921, quê thôn Hoàng Xá, nay thuộc xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư, ông đỗ thủ khoa thi năm Bính Ngọ (1906)... Với sự giúp đỡ của Lương Văn Can và Nguyễn Quyền – những yếu nhân của Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội, các ông Nguyễn Hữu Cương, Đào Nguyên
Phổ, Phạm Tư Trực đã tích cực tham gia xây dựng và phát triển trường học theo mô hình Đông kinh nghĩa thục ở Thái Bình.
Trường được mở đầu tiên tại Từ đường nhà văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến (Động Trung, Kiến Xương). Có công lớn trong việc vận động xây dựng trường phải kể đến hai nhân vật: Cử Phát (ở Tri Lai) và Tú Chi (ở Ô Mễ) ( nay đều thuộc huyện Vũ Thư). Cho đến nay nhắc đến vai trò của hai ông, người dân quanh vùng còn lưu truyền hai câu ca:
“Cử Phát - Tri Lai mòn chân chạy.
Tú Chi - Ô Mễ khoẻ mồm gào” [115,121].
Để tăng thêm nguồn ngân quỹ, bổ sung nguồn tài chính ủng hộ phong trào Đông du và xây dựng trường Đông kinh nghĩa thục, các nhà yêu nước tiến bộ đã tổ chức ra các cơ sở kinh doanh công - thương nghiệp.
Bảng 2.4: Các hiệu buôn ở Thái Bình - một hình thức gây quỹ
ủng hộ phong trào Đông du và mở trường học.
TT Địa điểm Chủ hiệu Các mặt hàng buôn Địa điểm Trước đây thuộc Nay Thuộc
1 Đống Năm Đông Động- Đông Quan Đông Động Đông Hưng Cử Dị, Nguyễn Công Diệu Trao đổi sản vật biển
2 Thành Mỹ Tri Lai-Vũ Tiên Tri Lai Vũ Thư
Bùi Xuân Phát
Buôn bán hàng thủ công nghiệp nội địa,
hàng thêu đan, mỹ nghệ 3 Cổ Rồng Phương Công- Kiến Xương Phương Công- Tiền Hải Bán nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa 4 Đồng Sâm (Hồng Thái- (Hồng Lý Thoa Bán nông cụ, gỗ
Kiến Xương) Thái-Kiến Xương nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa 5 Chợ Sóc Vũ Trung - Kiến xương Vũ Quý- Kiến Xương Giáo Quynh- Khoá Cới Bán nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa 6 Chợ Mới Luật Nội - Kiến
Xương Quang Bình Kiến Xương Bán nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa
Những hiệu buôn này đều đặt dưới sự chỉ đạo của Ấm Cương (tức Nguyễn Hữu Cương). Hàng bán chủ yếu ở các hiệu buôn là nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa. Mục đích quan trọng hơn là thông qua các hiệu buôn, những người yêu nước Thái Bình muốn giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, hướng quần chúng vào khoa học kỹ thuật mới, đề cao nền kỹ nghệ dân tộc.
Số tiền Nguyễn Hữu Cương và phong trào ở Thái Bình quyên góp cho Hội Duy Tân được chuyển ra nước ngoài bằng đường dây trực tiếp là Ngô Quang Đoan (em vợ Nguyễn Hữu Cương) và Lương Ngọc Quyến. Sau mỗi lần từ Nhật trở về nước vận động thanh niên du học và ủng hộ Hội Duy tân, các nhân vật này lại trở về Động Trung nhận số tiền mà các tổ chức của Thái Bình đã quyên góp cho Hội.
Thông qua hoạt động của các hiệu buôn và qua đóng góp trực tiếp của các hội viên (mỗi người đóng góp 20 đồng bạc trắng, có người đóng tới 300 đồng; gia đình ông Thuận Xương ở thị xã cho vay hàng ngàn đồng), nên sau gần 2 năm hoạt động sôi nổi, phong trào gây quỹ ở Thái Bình đã đóng góp
được một ngân quỹ khá lớn vào cuộc vận động Đông du, xây dựng trường học, mua giấy bút cho học sinh.
Một điều đáng chú ý là, nếu như ở Hà Nội, việc mở trường học là hoạt động có tính chất hợp pháp, thì ở Thái Bình lại không hoàn toàn như vậy. Chính Công sứ Thái Bình lúc đó là Ô-e (Auer) đã nhận xét: “Một số nhà nho