Ảnh hưởng của phong trào yêu nước vùng phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 139 - 144)

3.1. Cơ sở của sự chuyển biến

3.1.4. Ảnh hưởng của phong trào yêu nước vùng phụ cận

Hải

Phòng, Nam Định...)

Là một tỉnh nông nghiệp, giai cấp công nhân chưa hình thành, nhưng ngay từ đầu thế kỷ XX, phong trào Thái Bình đã chịu ảnh hưởng của phong trào ở Hà Nội, Hải Phòng và đặc biệt là vùng Nam Định liền kề.

Chúng ta biết rằng, cho đến trước 1890 Thái Bình vẫn nằm trong đơn vị hành chính của tỉnh Nam Định, nên hai vùng quê này đã có ảnh hưởng qua lại với nhau và chịu sự tác động lẫn nhau. Nam Định là địa phương có đội ngũ công nhân ra đời từ rất sớm. Ngay từ năm 1883, khi thực dân Pháp khai mỏ, lập đồn điền (Bôren khai thác mỏ đá Quyển Sơn ở Kim Bảng; mỏ đá và cẩm thạch Kẻ Sở ở Thanh liêm...), đội ngũ công nhân đã bắt đầu hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), “nơi đây đã là kho công nhân dồi dào ở đồng bằng Bắc kỳ”, cùng với các cơ sở công nghiệp chế biến được Pháp hỗ trợ về tài chính (chế biến lòng trắng trứng vịt và ươm tơ để đưa về Pháp phục vụ công nghiệp bánh kẹo và dệt vải; đặc biệt nhà máy sợi Nam Định được Pháp đầu tư với quy mô lớn cùng thiết bị tương đối hiện đại). Chính vì vậy Nam Định cũng là nơi có phong trào công nhân phát triển khá mạnh, tiêu biểu như:

- Bãi công của nữ công nhân Nhà máy Chai (1/5/1909) chống bọn chủ khám xét, xúc phạm đến nhân phẩm công nhân nữ .

- Bãi công của 100 công nhân Nhà máy Tơ (27/2 – 7/3/1924) chống việc chủ bắt làm căn cước.

- Bãi công của công nhân Nhà máy Rượu (11/9/1924) chống sự đối xử hà khắc của Giám đốc Rơ-ga.

- Bãi công của 250 công nhân Nhà máy Sợi chống bọn chủ hạ lương thợ.

- Đặc biệt là cuộc bãi công của 2.500 công nhân Nhà máy Sợi (30/4/1925) đòi tăng lương, không được sa thải 300 công nhân đã tham gia cuộc bãi công trước.

Trong tham luận đọc tại Đại hội Quốc tế Cộng sản (1928), đại biểu Đông Dương trong phái đoàn Đảng Cộng sản Pháp đã dẫn cuộc đấu tranh này để chứng minh cho năng lực cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam và sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những cuộc đấu tranh trong năm 1924 - 1925 đã có những biểu hiện chứng tỏ phong trào công nhân Nam Định có liên hệ với phong trào công nhân toàn quốc và sớm tiếp thu ảnh hưởng của phong trào công nhân quốc tế [97,305].

Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá giáo dục của khu vực phía Nam Hà Nội nên vào những năm 1923 -1925 có khá nhiều thanh niên Thái Bình đang học ở trường Thành chung Nam Định. Họ thường tụ tập tại số nhà 49 phố Hoa Kiều thành phố Nam Định để đọc các thơ văn yêu nước tiến bộ, làm câu đối, thơ ca, đả kích bọn thống trị. Tại đây, những người yêu nước Thái Bình được tiếp xúc với thầy Đinh Chương Dương (người Hậu Lộc, Thanh Hoá) - một thầy giáo yêu nước, một người đã từng sang Trung Quốc nhiều lần.

Ngôi nhà số 49 phố Hoa Kiều thành phố Nam Định, không chỉ là nơi gặp gỡ của nhiều thanh niên yêu nước Thái Bình mà còn là một minh chứng về mối quan hệ giữa các dòng họ yêu nước tiêu biểu của hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Đây có thể coi là một trong những cơ sở tạo nên sự chuyển biến trong phong trào yêu nước Thái Bình.

Họ Trần ở Nam Định là một dòng họ có truyền thống, từ Trần Doãn Đạt đỗ Phó Bảng đến Trần Bích San đỗ Hoàng Giáp năm 1865. Họ Nguyễn ở Động Trung, Kiến Xương và họ Trần ở Nam Định đã quen biết từ lâu, nhưng mãi đến đời Nguyễn Hữu Cương - Trần Bích San mới có sự gắn bó do có mối quan hệ thông gia. Năm 1877 ông Trần Bích San qua đời để lại ngôi nhà số 49 phố Hoa Kiều cho vợ chồng con trai là Trần Song Ứng và Nguyễn Phượng Trừu .

Năm 1923, Tâm Tâm xã đã cử Lê Hồng Sơn về nước gây dựng cơ sở. Lê Hồng Sơn ra Hà Nội hội kiến với Lương Văn Can tại số 4 phố Hàng Đào. Cụ Lương đã cử Trần Đình Sóc, con trai bà Phượng Trừu đưa Lê Hồng Sơn về Nam Định liên lạc với Đinh Chương Dương và Nguyễn Công Riệu (tức Ba Liệu). Trong hồi ký của mình, ông Trần Đình Sóc nhớ lại: “ Đầu năm 1923, năm ấy tôi 23 tuổi, đang ở Hà Nội nhà chị ruột tôi, thì cụ Lương Văn Can cho anh Đào Trinh Nhất là cháu rể cụ tìm tôi đến nhà số 4 Hàng Đào, nhà riêng của cụ, vào buổi trưa. Cụ giao cho tôi việc phải cấp tốc đưa đồng chí Lê

Họ Nguyễn Động Trung Họ Trần Nam Định

Nguyễn Mậu Kiến

Nguyễn Hữu Cương

Trần Doãn Đạt

Trần Bích San

Nguyễn Phượng Trìu (Âm Kiểm)

Trần Song Ứng

49 Phố Hoa Kiều

Hồng Sơn xuống Nam Định và tìm cách đưa đồng chí Lê Hồng Sơn gặp ông Đinh Chương Dương, lúc bấy giờ ở Thanh Hoá và ông Nguyễn Công Riệu, lúc đó ở Thái Bình”.

Ngôi nhà số 49 phố Hoa Kiều đã trở thành trạm liên lạc, nơi gặp gỡ của nhiều thanh niên yêu nước Thái Bình trong các tổ chức từ Quang Phục hội đến Tâm Tâm xã và Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngược lại, hoạt động của những người yêu nước Thái Bình cũng có tác động trở lại với phong trào Nam Định. Lịch sử Hà Nam Ninh đã viết về chi tiết này: “ Từ tháng 7/1927, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội phát triển vào Nam Định do nhiều nguồn: nguồn do Kỳ bộ cử về, nguồn do những nhà nho yêu nước tự động hoạt động và liên hệ được với Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, nguồn do các hội viên ở các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng về tự động gây cơ sở” [97,309].

Ngoài Nam Định, Thái Bình còn chịu ảnh hưởng phong trào công nhân của thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Thông qua hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Tường Loan, các cơ sở cách mạng từ Hải Phòng đã chắp mối, mở rộng về một số làng quê của Thái Bình như vùng Bến Hiệp (Quỳnh Côi), Cầu Nghìn (Phụ Dực); từ Hồng Gai chắp mối phát triển về vùng Sơn Cao, Sơn Thọ (Thuỵ Anh) và một vài nơi ở Tiền Hải.

Có thể nói, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội; truyền thống bất khuất, sáng tạo, sự nhạy cảm về chính trị của nhân dân Thái Bình; vai trò của một số trí thức ở những dòng họ tiêu biểu; cộng với những tác động của các trung tâm ở Bắc kỳ có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi của giai cấp công nhân... đã trở thành những cơ sở quan trọng để phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có sự chuyển biến mạnh mẽ, liên tục.

Thái Bình cùng với Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… đã tạo thành một trung tâm của phong trào yêu nước chống Pháp ở Bắc kỳ và cả nước giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)