Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ toàn diện, coi trọng hoàn thiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của Đảng bộ theo yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng sự sáng tạo của hồ chí minh trong xây dựng đảng cộng sản việt nam vào đảng bộ tỉnh thừa thiên huế (Trang 128 - 130)

hoàn thiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của Đảng bộ theo yêu cầu chung và đặc điểm riêng của tỉnh

Bản chất của quá trình xây dựng Đảng là xác lập một cách có hiệu quả trên ba mặt cơ bản nhất: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ba mặt đó không tách rời nhau trong công tác xây dựng và phát triển Đảng hiện nay. Đó cũng là điều kiện quyết định cho việc hoàn thiện quy chế dân chủ cơ sở và trong tất cả mọi hoạt động của Đảng. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra nội dung sau: "Đảng phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu, đổi mới công tác xây dựng Đảng. Phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật; thường xuyên tự phê bình và phê bình, nói thẳng, nói thật, giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng." [6, 276 - 277].

Tư tưởng trên trở thành quan điểm chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, nhất là ở cơ sở, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi lẽ, với sự phát triển của các quan hệ kinh tế đa chiều, hội nhập và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, hơn bao giờ hết, cần đặc biệt coi trọng tăng cường và phát triển công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ba mặt trên liên hệ thống nhất với nhau để hình thành nên toàn bộ giá trị cơ bản của mỗi cán bộ, đảng viên cũng như của tổ chức cơ sở Đảng. Thiếu đi một mặt nào trong ba mặt đó, cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong phẩm chất và phong cách công tác của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức xây dựng Đảng là phải tuân theo nguyên tắc tập trung cao nhất khi tạo nên sự đoàn kết thống nhất thông qua quá trình xây dựng và phát triển, vấn đề dân chủ trong Đảng là điều kiện, là môi trường để mỗi người phát huy tính Đảng một cách tự giác nhất, tham gia thảo luận, trao đổi những vấn đề về đường lối của Đảng, từ đó, hình thành nên tư duy sáng tạo và tính tự giác thực hiện đường lối đó trong hoạt động ở cơ sở. Vì vậy, phát huy dân chủ cơ sở có ý nghĩa nhân văn, văn hóa trong Đảng sâu sắc, tạo nên nội lực cho sự phát triển Đảng. Từ dân chủ trong Đảng, mở rộng dân chủ ra quần chúng nhân dân, tạo nên niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là một quá trình phát triển gắn với sự phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng Đảng. Người nói rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo quy luật hình thành và phát triển của Đảng. Dân chủ là của quý của nhân dân, vì vậy, phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả các đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình, làm cho Đảng tăng cường sức mạnh đoàn kết

và trí tuệ tập thể. Tư tưởng xuyên suốt Hồ Chí Minh là bản chất biện chứng trong mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung trong quá trình thực hiện dân chủ. Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu mực cho nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, để tạo nên khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng, tạo nên niềm tin sâu sắc của quần chúng nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tư tưởng cũng được vận dụng vào trong thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua quá trình xây dựng và phát triển cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các Đảng bộ trực thuộc, phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật, nguyên tắc của Đảng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng sự sáng tạo của hồ chí minh trong xây dựng đảng cộng sản việt nam vào đảng bộ tỉnh thừa thiên huế (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)