Biện chứng của sự kết hợp giữa chính trị, tư tưởng và tổ chức trong xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng sự sáng tạo của hồ chí minh trong xây dựng đảng cộng sản việt nam vào đảng bộ tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 57)

trong xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh

Kết hợp giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong xây dựng Đảng Cộng sản nói chung được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức và vận dụng vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một điểm sáng của tư duy Hồ Chí Minh thông qua tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ, tận dụng sự tác động biện chứng của xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Quá trình trưởng thành và chiến thắng của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tác động biện chứng của chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Cần phải nhận thức sâu sắc rằng, công tác xây dựng Đảng là biện chứng của các nhân tố trong mối quan hệ thống nhất, gắn bó. Tính hệ thống là yêu cầu của quan điểm toàn diện, với tư duy biện chứng áp dụng vào thực tiễn,

hoàn cảnh Việt Nam. Giữa yếu tố và hệ thống là một mối quan hệ thống nhất, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Các yếu tố tạo thành nội dung của hệ thống xây dựng Đảng đó chính là chính trị, tư tưởng và tổ chức.

1.3.2.1. Xây dựng Đảng về chính trị

Thực chất xây dựng Đảng về chính trị là hạt nhân về lý luận. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin thì không thể đưa một Đảng cách mạng đến thành công. Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chắc chắn nhất, chân chính nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chỉ có thể trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin, sức sống của Đảng mới trường tồn, vai trò của Đảng mới mang lại hiệu quả cao. Chủ nghĩa Mác - Lênin, theo Hồ Chí Minh, là cái cẩm nang thần kỳ để đưa cách mạng đến thành công.

Tinh thần đó của Hồ Chí Minh cũng được nhận thức và vận dụng đầy đủ trong xây dựng Đảng, xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng nhấn mạnh rằng: "Trước hết, phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [5,53]. Học thuyết Mác - Lênin là vũ khí lý luận của mọi giai đoạn phát triển khác nhau, là nền tảng tư tưởng chính trị của các Đảng vô sản. Hơn bảy mươi chín năm qua, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố nổi bật trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định, học chủ nghĩa Mác - Lênin là học tinh thần biện chứng của nó. Nếu học mà không hiểu, hoặc hiểu mà không biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện nước ta thì sẽ không đưa lại kết quả mong muốn. Người nói: "Lý luận cũng như cái tên, thực hành cũng như cái đích để bắn tên. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung cũng như không

có tên... Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế công việc, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn cuốn sách lý luận nếu không biết, đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách" [10, 234-235]. Bởi vậy, tinh thần cơ bản có ý nghĩa quyết định là phải biết vận dụng lý luận vào tất cả các tình huống khác nhau của đời sống xã hội. Có như vậy, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mới thực sự đóng vai trò là "Hạt nhân chính trị", là "Kim chỉ nam" cho mọi hoạt động thực tiễn.

Xây dựng Đảng về chính trị còn được biểu hiện trong tính mục đích, biểu hiện trong lập trường của một Đảng cách mạng. Không bao giờ được quên rằng, mục đích cuối cùng của Đảng là tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nhiều đến mục đích cuối cùng này, xem đó là yếu tố thể hiện lập trường kiên định, không dao động ngã nghiêng trước mọi biến cố. Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam cần phải nhận thức được tiến trình vận động, phát triển của lịch sử xã hội, không bao giờ từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu của Đảng là mục tiêu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Nếu rời bỏ mục tiêu của Đảng thì sẽ rơi vào tả khuynh hoặc hữu khuynh, dao động, không sớm thì muộn sẽ xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời mục tiêu Cộng sản chủ nghĩa.

Như vậy, mục tiêu cuối cùng và sách lược, chiến lược, bước đi thích hợp để thực hiện mục tiêu đó là thống nhất với nhau. Phương pháp biện chứng duy vật Mácxít đã vạch rõ rằng, mục tiêu cuối cùng và chiến lược, sách lược trong từng giai đoạn phải thống nhất với nhau, không được hy sinh mục tiêu, yếu tố lâu dài, cho cái hiện tại là trước mắt, cũng như không được xem mục tiêu là yếu tố tất cả, còn lại đều chỉ là phương tiện. Nhận thức như vậy là không biện chứng, trái với quan điểm khách quan, toàn diện lịch sử cụ thể và phát triển trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Hơn ai hết, Đảng ta là người đã sáng tạo trong việc vận dụng tư tưởng về chính trị của Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam, với những thành công lớn lao mà nhiều Đảng công nhân

khác trên thế giới không thể có được. Đó là biện chứng của quá trình phát triển.

Một vấn đề quan trọng của tư tưởng xây dựng Đảng về chính trị đó là đảm bảo cho tính đúng đắn của đường lối chiến lược, sách lược, cương lĩnh cách mạng trong thời kỳ khác nhau. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh đường lối, chiến lược, sách lược là sự cụ thể hóa của chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định. Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ hoạt động của mình, luôn luôn đảm bảo tính đúng đắn của cương lĩnh, đường lối chính trị, dù là trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói rằng, vận dụng tư tưởng xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh xác định, chưa bao giờ trong sự ra đời và phát triển của Đảng, lại có sự sai lầm về đường lối, mặc dù có sự sai lầm về phương pháp vận dụng như bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, bảo thủ trì trệ, không dám đổi mới. Đó là thành công rất lớn, rất có ý nghĩa về mặt triết học, hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận của khoa học. Xác lập hạt nhân lý luận triết học về thế giới quan và phương pháp luận chính là cẩm nang thần kỳ, để Đảng Cộng sản Việt Nam, trong gần tám mươi năm qua, luôn là Đảng Cộng sản tiên phong, mẫu mực của việc xây dựng đường lối cách mạng, không rơi vào sai lầm, tả khuynh hoặc hữu khuynh về mặt đường lối. Nội dung đó là hết sức quý giá trong việc vận dụng về mặt đường lối. Nội dung đó là hết sức quý giá trong việc vận dụng tư tưởng triết học Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.3.2.2. Xây dựng Đảng về tư tưởng

Cùng với việc xây dựng Đảng về chính trị, việc xây dựng Đảng về tư tưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nội dung công tác xây dựng đảng theo tư tường Hồ Chí Minh.

của giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến của thời đại, đứng ở vị trí của trung tâm lịch sử để lãnh đạo toàn thể dân tộc, thực hiện mục tiêu của cách mạng đặt ra. Vì vậy, dù xuất thân như thế nào, nông dân, trí thức, nhà buôn thì khi trở thành đảng viên Cộng sản, cũng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mà hy sinh, phấn đấu cho Đảng, cho dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước ta hiện nay là của tất cả những người lao động, là những người làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình, xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc của mình, nhân dân lao động đều là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bởi vậy, mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng: "Mình vì mọi người, mọi người vì mình". Tư tưởng đó chỉ có thể là lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân mà nền tảng là liên minh công nhân - nông dân - trí thức.

Mặt khác, xây dựng Đảng về tư tưởng còn biểu hiện ở lập trường kiên định vững vàng, mà theo Hồ Chí Minh đó là: "Phải giữ chủ nghĩa cho vững". Không được dao động ngã nghiên, cơ hội chủ nghĩa, thấy ai mạnh thì theo, quay lại nói xấu Đảng, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa như một số người bán nước cầu vinh. Cần phải phân biệt một cách rạch ròi cuộc đấu tranh giữa hai con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay, tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh nhắc nhở chúng ta, cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản luôn diễn ra dưới mọi màu sắc khác nhau. Có thể trong nhiều trường hợp đó là những viên đạn bọc đường. Về mặt tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã từng dạy, không phải cứ làm ăn giao lưu với tư bản là xóa ranh giới giữa hai hệ thống xã hội. Triết học Mácxít đã chỉ ra, đó là mối quan hệ thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Người Cộng sản cần nhận thức một cách biện chứng mối quan hệ thống nhất và đối lập đó để vừa mềm dẻo về mặt phương pháp, sách lược, vừa cứng rắn về mặt nguyên tắc, không tuyệt

đối hóa ranh giới giữa hai con đường, cũng như không nhầm lẫn, đồng nhất giữa hai hệ thống xã hội về mặt bản chất. Quan điểm này đã nhiều lần Hồ Chí Minh đề cập đến, với tư tưởng hết sức khái quát: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", lấy cái không thay đổi để ứng phó với cái thường xuyên thay đổi, lấy cái nguyên tắc bất di bất dịch để điều khiển sách lược và phương pháp vận dụng trong thực tiễn xây dựng Đảng.

Xây dựng Đảng về tư tưởng phải được biểu hiện trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Phương pháp tư tưởng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng là phải đi từ chủ thể bản thân đến khách thể xã hội. Cho nên cần phải tự rèn luyện trau dồi tư tưởng chính trị đạo đức cho bản thân, nghiêm khắc tự phê bình, rồi yêu cầu rèn luyện tu dưỡng cho mọi người, phê bình người khác. Cán bộ đảng viên phải tự mình nêu gương người tốt, việc tốt để hướng dẫn mọi người cùng hành động, cùng noi theo. Lời nói phải đi đôi với việc làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cá nhân Hồ Chí Minh căn dặn: "Các chú anh hùng thì cần nhận rõ phải luôn luôn cố gắng và tiến bộ mãi. Phải khiêm tốn và gần gũi anh em, làm gương mẫu về mọi mặt. Phải ra sức học hỏi chính trị và chuyên môn hóa. Phải trau dồi đạo đức cách mạng, phải thường xuyên phê bình và tự phê bình. Tuyệt đối chứ tự cao tự đại, cho mình là giỏi rồi". [12,303].

Phương pháp tư tưởng đó của Hồ Chí Minh biểu hiện lấy cái tôi làm chủ thể (đối với mình) để quyết định cái ta, làm khách thể (đối với người) mới xem đến hiệu quả cao nhất trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, xác định.

Biện chứng là yếu tố cốt lõi trong tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh có thể nói rằng, phương pháp tư tưởng của Hồ Chí Minh là phương pháp biện chứng. Biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện trong sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngay trong quá trình thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam, để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Biện chứng

trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. Biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là không được máy móc giáo điều mà phải luôn luôn vận dụng sự sáng tạo những nội dung của lý luận vào hoàn cảnh công tác nhất định, trong đơn vị, trong xí nghiệp, hầm mỏ, nhà máy. Lênin đã từng chỉ ra rằng, chúng ta không nên coi chủ nghĩa Mác như một cái gì xong xuôi, hoặc bất khả xâm phạm, nếu chúng ta không muốn lạc hậu đối với cuộc sống. Đó là thực chất của tư tưởng biện chứng mà từ Lênin đến Hồ Chí Minh luôn luôn có sự gặp gỡ, thống nhất.

Để nâng cao lập trường chính trị tư tưởng, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, để đáp ứng nhu cầu của công tác. Học tập không phải chỉ chú trọng lý luận thuần túy hoặc chuyên môn thuần túy, mà vừa phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, vừa phải nâng cao trình độ chuyên môn. Vấn đề này có ý nghĩa quyết định, bởi triết học Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, tri thức là hạt nhân quyết định của ý thức. Người cán bộ, đảng viên có trình độ cao có tri thức vững vàng thì sẽ có lập trường tư tưởng tốt, phương pháp công tác phù hợp, vì vậy, trong công tác có hiệu quả cao. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ lời dạy của Lênin: "Học, học nữa, học mãi"

Đoàn kết là sức mạnh, chân lý đó đã được Hồ Chí Minh khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Vì vậy, Người cũng yêu cầu trong toàn Đảng, toàn dân phải thực sự đoàn kết, chung sức, chung lòng trong cuộc đấu tranh để giải phóng đất nước và xây dựng Tổ quốc. Trong "Di chúc", Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các Chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Chỉ có trong sức mạnh đoàn kết đó, Đảng và dân mới thống nhất với nhau, sức mạnh của đảng mới thật sự trở thành hạt nhân của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.3.2.3. Xây dựng Đảng về tổ chức

Vấn đề tổ chức là nội dung có ý nghĩa then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Bởi vì, sức mạnh của Đảng, đó là sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của hệ thống chính trị trong tổ chức từ Đảng đến Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Trong sức mạnh tổ chức, vấn đề con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất. Có con người tốt, có đảng viên, cán bộ tốt thì sức mạnh của Đảng được nhân lên; con người không đáp ứng yêu cầu thì tổ chức suy yếu. Hồ Chí Minh khẳng định: "Vì lợi ích mười năm, trồng cây, vì lợi ích trăm năm, trồng người". Đó là chân lý lớn lao mà thời đại nào cũng phải thực hiện, đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, xây dựng con người không phải là số lượng, mà vấn đề đặt ra là chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phẩm chất, đạo đức tư cách của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vận dụng sự sáng tạo của hồ chí minh trong xây dựng đảng cộng sản việt nam vào đảng bộ tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)