Tình hình chung của ngành bia rượu trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng khả năng nhận biết thương hiệu (Trang 35 - 37)

III. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Rượu Bình Tây.

1. Tình hình chung của ngành bia rượu trong những năm gần đây.

Ngành rượu bia, cồn ở nước ta có quá trình phát triển lâu dài, cùng với thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Ngành sản xuất bia xuất xứ từ phương Tây, nhưng cũng có mặt ở Việt Nam trên 100 năm, như Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn. Sau ngày hoà bình lập lại 1954, ngành Rượu - Bia - NGK Việt Nam hầu như chưa có gì. Nhà máy Bia Hà Nội đi vào khôi phục lại sản xuất và chỉ đạt 313.000 lít/năm. Tương tự như vậy, Nhà máy Bia Sài Gòn tiếp quản sau ngày giải phóng, phục hồi sản xuất vào năm 1997 và từ năm 1991 mới đạt sản lượng 72 triệu lít/năm. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vào những năm 90, ngành Rượu - Bia - NGK gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng đầu trên thế giới như Cocacola, Pepsicola, Heineken, Carlberg, Foster's... cùng với tình trạng hàng nhập lậu tràn lan,

rượu do dân tự nấu quá nhiều, chiếm 90% thị phần, thị trường rượu của Việt Nam tại Đông Âu không còn nữa. Song đặc biệt 10 năm trở lại đây, do chính sách mở cửa của nước ta; đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải thiện quan trọng; lượng khách du lịch, các nhà kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy ngành phát triển. Chỉ trong thời gian ngắn, ngành Rượu Bia Nước giải khát đã có bước phát triển quan trọng thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia, nước giải khát sẵn có và xây dựng thêm các nhà máy mới thuộc Trung ương, địa phương, các liên doanh với nước ngoài và mở ra các cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực này.

Thị trường rượu mùi có xu hướng giảm dần từ năm 2004 thay vào đó là rượu vang ngay càng tăng; rượu cao cấp thay thế bia có chiều hướng tăng lên. Điều này dự báo một điều rằng rượu tự nấu trong dân sẽ giảm, thị trường rượu nhập ngoại sẽ tăng đáng kể do chính sách thuế được điều chỉnh và chính sách hợp tác giữa các công ty rượu trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh những thành tựu trên đây, sự phát triển nhanh của ngành Rượu Bia, cồn dẫn đến những hạn chế tiêu cực. Sự phát triển tràn lan không theo quy hoạch; phát huy công suất thấp, đầu tư thua lỗ chất lượng sản phẩm kém, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường không đảm bảo để người tiêu dùng phải gánh chịu; cạnh tranh không lành mạnh, gây rối loại thị trường, giá cao, hàng giả, nhãn mác giả, hàng nhập ngoại

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số liệu hoàn cảnh sử dụng

Frequency Percent Valid Percent

le, tet, hop mat 135 45.0 45.0

hang ngay 30 10.0 10.0

Total 300 100.0 100.0

Ngoài ra, qua số liệu cũng cho ta thấy người tiêu dùng có xu hướng sử dụng rượu, bia trong các ngày lễ, trong các buổi họp mặt hay là làm quà biếu. Cả hai trường hợp này chiếm đến 90%, 10% còn lại được sử dụng hằng ngày. Với đặc tính của nước ta, một nước có nhiều ngày lễ lớn, có văn hóa trong quà tặng thì xu hướng này có lợi cho ngành. Xu hướng này cũng dự báo sự phát triển trong tương lai của ngành.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng khả năng nhận biết thương hiệu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w