I có kích thước và là các ma trận chéo đơn vị tương ứng).
x UDV sn H (1.25) Biến đổ
1.6 Anten thông minh cho OFDM
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng anten thông minh cho các hệ thống thông tin di động OFDM để nâng cao tính năng, hiệu quả của hệ thống (trong đó có vấn đề dung lượng) là vấn đề có tính cấp thiết, đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhiều công trình đã được công bố và cho đến nay nó vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự.
Chúng tôi chỉ điểm lại các kết quả chính ở các công trình [16], [24] và [60]. Các công trình liên quan có thể kể đến như [1], [3-5], [10], [14], [21], [29], [33], [36], [59] và [61].
Trong [24], Wong xem xét sử dụng anten thông minh cho mạng di động. Tuy nhiên tác giả mới chỉ xem xét đến một tế bào. Các vấn đề về nhiễu chưa được giải quyết đầy đủ. Tác giả đã thực hiện việc tối ưu trọng số phức (biên độ và pha) của dàn anten tại cả trạm gốc và người dùng để cực đại mức SNR ở đầu ra.
Trong [60], Li và Sollenberger chủ yếu xem xét áp dụng anten thích nghi cho hệ thống OFDM/TDMA để nén nhiễu đồng kênh. Khi dùng cấu trúc thu phân tập với hai anten thu, bộ xử lý sai số trung bình bình phương (MMSE-DC) cải tiến có thể nén nhiễu đồng kênh được khoảng 5dB. Khi sử dụng kết hợp cả dự đoán kênh thuận và ngược, tác giả đã khai thác trạng thái kênh quá khứ, hiện tại và tương lai vào việc dự đoán kênh. Do đó độ chính xác của đáp ứng kênh dự đoán tăng lên. Véc-tơ trọng số phụ thuộc cả vào ma
trận tự tương quan của tín hiệu và đáp ứng của kênh truyền. Có thể thấy nhược điểm của các công trình [24] và [60] là hệ anten xử lý tín hiệu sẽ phức tạp.
Trong [16] tác giả đề cập khía cạnh tăng dung lượng hệ thống WiMAX di động dùng anten thông minh với các minh họa bằng đồ thị. Tuy nhiên tác giả không tập trung để làm rõ nguyên nhân của sự tăng lên này.
1.7 Kết luận
Các hệ thông tin di động thế hệ mới như WiMAX hay LTE (Long Term Evolution) cần có sự hỗ trợ của cả kỹ thuật đa anten và kỹ thuật truyền dẫn đa sóng mang. Chính vì vậy chương này đã trình bày các kiến thức cơ sở đó cùng với các khái niệm liên quan đến quy hoạch tần số và dung lượng hệ thống.
Các hệ anten thông minh cho OFDM đã được giới thiệu. Tuy nhiên chúng còn bị hạn chế vì khả năng điều khiển rất phức tạp. Thật vậy, trước hết trọng số của các anten này phụ thuộc cả vào ma trận kênh truyền và ma trận tự tương quan của tín hiệu thu, tiếp theo là các yêu cầu về tối ưu trọng số phải được thực hiện cả về pha và biên độ (do sử dụng dàn anten thích nghi). Ngoài ra, khả năng tạo búp sóng anten bám theo người dùng di động dựa trên các thông tin về hướng sóng đến của người dùng trong các hệ anten thông minh nói trên chưa được đề cập.
Vấn đề xây dựng một hệ anten thông minh đáp ứng yêu cầu nâng cao dung lượng cho hệ thống và có khả năng điều khiển đơn giản sẽ được trình bày sâu ở Chương 2. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ đề xuất sử dụng một phương pháp điều khiển búp sóng mới gọi là phương pháp quay búp thích nghi.
CHƢƠNG 2