Thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng đối với DNXL thường xuyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại MBBank trong giai đoạn 2005 2007 (Trang 72 - 78)

- Thu từ hoạt động khác 121 180 +48,7 230 27,

3.2.4.Thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng đối với DNXL thường xuyên

TMCP QUÂN ĐỘ

3.2.4.Thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng đối với DNXL thường xuyên

xuyên

+ Căn cứ vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với hệ thống Ngân hàng Quân đội.

+Căn cứ vào yêu cầu của Ban lãnh đạo trong việc đưa ra các tiêu thức đánh giá phân loại khách hàng nhằm mục đích thực hiện chính sách khách hàng; phân loại tín dụng.

+ Căn cứ vào quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/1/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về kết quả xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng được sắp xếp vào 4 nhóm cơ bản sau:

 Công nghiệp

 Nông - Lâm - Ngư nghiệp

 Thương mại, dịch vụ: Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng..

 Xây dựng

Quy mô khách hàng xếp thành 3 loại:

 Quy mô nhỏ:

+/. Vốn chủ sở hữu : =< 5 tỷ đồng. +/. Doanh thu : =< 10 tỷ đồng. +/. Tổng tài sản : =< 10 tỷ đồng.

 Quy mô vừa:

+/. Vốn chủ sở hữu : > 5 và =< 10 tỷ đồng. +/. Doanh thu : > 10 và =< 50 tỷ đồng. +/. Tổng tài sản : >10 và =< 50 tỷ đồng.  Quy mô lớn: +/. Vốn chủ sở hữu : > 10 tỷ đồng. +/. Doanh thu : > 50 tỷ đồng. +/. Tổng tài sản : > 50 tỷ đồng.

Các tiêu thức xếp loại khách hàng: Định tính:

 Tầm quan trọng của ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

 Viễn cảnh ngành kinh tế trong thời gian 2 năm tiếp theo (môi trường kinh doanh toàn ngành; đối thủ cạnh trạnh).

 Thị phần của khách hàng trong nước và nước ngoài.

 Quan hệ khách hàng và bạn hàng (nhà cung cấp; người tiêu thụ)

 Năng lực và trình độ của Ban lãnh đạo và các vị trí chủ chốt doanh nghiệp.

 Chất lượng các thông tin do khách hàng cung cấp.

 Hỗ trợ nguồn từ bên ngoài.

 Vị trí của Ngân hàng Quân đội so với các ngân hàng khác. Định lượng:

 Số năm hoạt động của doanh nghiệp (số năm doanh nghiệp có cấu trúc như hiện tại và hoạt động trong lĩnh vực hiện tại).

 Giá trị công ty (doanh thu và tổng tài sản).

 Xu hướng lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Số điểm tài chính doanh nghiệp.

 Thời gian quan hệ với Ngân hàng Quân đội.

 Trả nợ gốc, lãi đúng hạn.

 Số lần điều chỉnh nợ, gia hạn nợ.

 Nợ quá hạn trong quá khứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Số lần các cam kết mất khả năng thanh toán.

 Số dư tiền gửi các loại trung bình tháng tại NHQĐ.

Nhờ công tác thống kê và thẩm định khách hàng, ngân hàng TMCP Quân đội có thể đánh giá và phân loại khách hàng thành 5 loại như sau:

Loại 1 - Khách hàng hoạt động tốt, hiệu quả cao, tài chính lành mạnh, xu hướng phát triển tốt, rủi ro thấp. - Doanh thu ổn định, 3 năm liên tục kinh doanh có lãi, xu hướng lãi ổn định không bị mất cân đối về mặt tài chính (như nguồn vốn, tài sản)

- Ban lãnh đạo có năng lực tốt, điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Thanh toán đúng hạn; chưa lần nào có cam kết mất khả năng thanh toán, không có nợ quá hạn tại thời điểm xét duyệt và không có nợ quá hạn trong vòng 2 năm về trước kể từ thời điểm xét duyệt, không có nợ gia hạn trong vòng 2 năm gần nhất.

- Nếu là khách hàng đã quan hệ với NHQĐ lâu năm thì hoạt động chính của khách hàng tại NHQĐ, là khách hàng có doanh số tiền gửi lớn.

- Là khách hàng tiềm năng, đem lại nhiều thu nhập cho ngân hàng.

- Là khách hàng có uy tín, có thể áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng

-Phương án kinh doanh của khách hàng khả thi, hiệu quả, đảm bảo chắc chắn thu hồi vốn khi cho vay. nguồn thu của phương án NHQĐ kiểm soát.

Loại 2 - Khách hàng hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển, tuy nhiên có hạn chế về nguồn lực tài chính và có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thấp.

-Doanh thu ổn định, 3 năm liên tục kinh doanh có lãi, không bị mất cân đối về mặt tài chính (như

nguồn vốn, tài sản).

- Ban lãnh đạo có năng lực tốt, điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Thanh toán đúng hạn. không có nợ quá hạn tại thời điểm xét duyệt hoặc có nợ quá hạn trong quá khứ nhưng giải quyết trong vòng 60 ngày, không có nợ gia hạn trong vòng năm gần nhất.

- Nếu là khách hàng đã quan hệ với NHQĐ lâu năm thì hoạt động phần lớn của khách hàng tại NHQĐ. - Là khách hàng có nhiều triển vọng hợp tác với ngân hàng Quân đội.

- Áp dụng chính sách bình thường có thể tuỳ từng thưong vụ có ữu đãi.

- Phương án kinh doanh của khách khả thi, hiệu quả, đảm bảo chắc chắn thu hồi vốn khi cho vay.

Loại 3 - Khách hàng hoạt động hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro trung bình. - Doanh thu ổn định, 2 năm liên tục kinh doanh có lãi, có một phần tài chính bị mất cân đối về mặt tài chính nhưng không gây mất khả năng thanh toán. - Ban lãnh đạo có năng lực không cao.

- Không có nợ quá hạn hoặc có nợ quá hạn nhưng giải quyết trong vòng 120 ngày, có nợ quá hạn với tỷ lệ dưới 30% tổng dư nợ tại thời điểm xem xét. - Là khách hàng cần phải nghiên cứu kỹ tình hình thực tế tại thời điểm cho vay.

- Có thể chuẩn bị phương án cơ cấu lại nợ của khách hàng.

- Xem xét kỹ phương án cho vay và chỉ cho vay khi quản lý được dòng tiền và đảm bảo an toàn khoản vay hơn rất nhiều so với các khoản vay cùng loại khác.

Loại 4 - Khách hàng có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yếu kém, thiếu tự chủ về tài chính rủi ro cao.

- Hoạt động kinh doanh có lãi, hoặc có lãi nhưng không đáng kể, tài chính bị mất cân đối.

- Có nợ quá hạn nhưng thời gian giải quyết rất dài. - Có nợ gia hạn với tỷ lệ từ 30%-70%.

- Thường xuyên thanh toán không đúng hạn.

- Đã từng mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng qua.

- Là khách hàng phải tập trung rà soát, bám chắc tình hình khách hàng.

- Phải có phương án thu hồi khoản nợ cấp ra. quản lý chặt chẽ dòng tiền.

- Ngừng cấp tín dụng mới. bắt đầu nghiên cứu trích dự phòng rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại 5 - Khách hàng kinh doanh thu lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu kém, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản, rủi ro cao.

- Năng lực quản lý điều hành hiệu quả, ban lãnh đạo thay đổi thường xuyên, nội bộ không đoàn kết thống nhất.

- Có nợ quá hạn nhưng chưa giải quyết được - Nợ gia hạn với tỷ lệ trên 70% tổng dư nọ. - Trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại MBBank trong giai đoạn 2005 2007 (Trang 72 - 78)