Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT HIỆN MẪU CHẤT LIỆU TRONG ẢNH
1.2. Các cách tiếp cận phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh
1.2.1. Tiếp cận dựa vào đặc trưng địa phương
Tiếp cận này dựa trên cơ sở lựa chọn các điểm nổi bật và xây dựng các mô tả bất biến đối với một số phép biến đổi ảnh nào đó cho các điểm nổi bật này để tạo ra các đặc trưng bất biến địa phương thông qua các đặc trưng mức thấp của nội dung ảnh như: cường độ sáng, màu sắc, biên, cạnh hoặc các đáp ứng lọc của các phép biến đổi miền không gian tần số. Các đặc trưng này có tính phân biệt cao và sử dụng chúng trong việc đối sánh, nhận dạng hay tra cứu thông qua nội dung ảnh. Đây là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn để giải quyết nhiều bài toán Thị giác máy những năm gần đây trong nhận dạng đối tượng [7,10], nhận dạng kết cấu bề mặt [63,64], tra cứu ảnh [83,85,86,100], nhận dạng loại đối tượng [29,36,37], nhận dạng chất liệu [27,51] v.v. Tiếp cận dựa vào đặc trưng địa phương để phát hiện mẫu chất liệu trên cơ sở tìm kiếm và xác định các điểm nổi bật cho mẫu chất liệu và xây dựng các mô tả bất biến với nhiều nhất các thay đổi có thể cho mỗi điểm nổi bật đã xác định được để tạo thành các đặc trưng địa phương và phát hiện mẫu chất liệu bằng cách đối sánh trực tiếp mỗi đặc trưng địa phương trên mẫu chất liệu với các đặc trưng trên ảnh. Tiếp cận này phù
hợp với các mẫu chất liệu có thuộc tính kết cấu bề mặt cao [54]. Tùy thuộc vào cách chọn điểm nổi bật và cách xây dựng mô tả bất biến đối với các phép biến đổi nào sẽ có các loại đặc trưng địa phương khác nhau. Với cách tiếp cận địa phương, cũng có nhiều nghiên cứu mơ tả mẫu chất liệu bằng các thành phần cơ bản và mối quan hệ sắp xếp không gian giữa chúng. Mỗi chất liệu có thuộc tính cấu trúc nhất định, do đó có thể có nhiều phương pháp phát hiện cấu trúc chất liệu. Thuộc tính cấu trúc của các phần tử chất liệu đã được sử dụng rất thành công. Việc xây dựng các cấu trúc của từng loại phần tử chất liệu có thể được mơ hình hóa bằng phương pháp hình học, phương pháp học máy như SVM [9]. Phương pháp có cấu trúc phát hiện tốt cho các trường hợp chất liệu khơng phẳng, có tính gồ ghề như vỏ cây, gỗ, đá.v. v. Vấn đề chính của loại phương pháp này là phải tìm kiếm các phần tử chất liệu phù hợp. Sau đây là một số các phương pháp trích chọn đặc trưng địa phương.