Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT HIỆN MẪU CHẤT LIỆU TRONG ẢNH
1.1. Chất liệu và bài toán phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh
1.1.2. Bài toán phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh
Đối với con người, để phát hiện chất liệu trong ảnh chúng ta có thể nhìn và so sánh chúng với chất liệu đã được chúng ta hình dung và mơ tả theo nhiều hướng khác nhau hoặc sờ mó vào chúng. Nhưng trong xử lý ảnh và thị giác máy, hay nói khác hơn là trên phương diện quan sát và nhận biết, chất liệu được thể hiện dưới dạng mẫu chất liệu, nó là ảnh của chất liệu thật, nó phản ánh một số thuộc tính của chất liệu thực tế. Như vậy bài toán phát hiện chất liệu trong ngữ cảnh xử lý ảnh và thị giác máy sẽ chính là bài tốn phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, tức là tìm xem trong một bức ảnh cho trước có mẫu chất liệu nào đó hay khơng. Phát biểu bài tốn cụ thể như sau: Cho trước một bức ảnh 𝓘 và một mẫu chất liệu 𝓜. Hãy tìm kiếm và xác định các vùng chứa mẫu chất liệu 𝓜 trên ảnh 𝓘?
Phát hiện mẫu chất liệu hay nói khác hơn là tìm và xác định vị trí và kích thước của một mẫu chất liệu cho trước trong một bức ảnh nào đó. Trong trường hợp mẫu chất liệu có mơ hình biểu diễn, phát hiện mẫu chất liệu được thực hiện đơn giản bằng cách áp dụng công thức của mẫu chất liệu 𝓜 lên ảnh chúng ta sẽ nhận được các vùng ảnh chứa mẫu chất liệu đó. Đối với loại mẫu chất liệu khơng có mơ hình biểu diễn, việc phát hiện mẫu chất liệu chính là tìm ảnh con trong ảnh lớn. Việc tìm ảnh con trong ảnh lớn đối với con người thì hết sức dễ dàng, nhưng đối với máy tính thì vẫn đang là vấn đề hết sức khó khăn vì thơng thường các ảnh con đều có sự thay đổi quang học và hình học gây ra do nhiều yếu tố như: thuộc tính phản xạ bề mặt, ánh sáng, hướng thu nhận và cấu trúc bề mặt v.v làm cho các ảnh con có thể có tỉ lệ, hướng (bị quay), màu sắc khác nhau và khác với ảnh mẫu chất liệu.
Sơ đồ hệ thống phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh:
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống phát hiện mẫu chất liệu tổng quát