Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đoạn đường cao tốc nội bài lao cai qua địa bàn thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ giai đoạn 2006 2011 (Trang 91 - 94)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2. Những khó khăn, tồn tại

3.4.2.1. Giá đất bồi thường chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường

- Mặc dù Luật Đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định giá đất bồi thường phải sát giá thị trường trong điều kiện bình thường nhưng trên thực tế hầu như giá bồi thường, hỗ trợ đều thấp hơn giá thị thường. Đây là nguyên nhân chính gây bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi. Thực tế tại Dự án giá đất bồi thường còn chưa phù hợp, tại một số vị trí còn thấp so với giá thực tế nên một số hộ dân không đồng tình với phương án bồi thường.

- Việc áp dụng giá đất bồi thường giữa vị trí, khu vực trong cùng một dự án không thống nhất, vì theo quy định của pháp luật nếu có sự chênh lệch lớn

giữa các vị trí giáp ranh nhau thì được điều chỉnh. Vì vậy một số hộ dân có đất bị thu hồi không được điều chỉnh tăng lên đã yêu cầu bổ sung giá bồi thường.

3.4.2.2. Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn

Việc xác định điều kiện bồi thường, hỗ trợ liên quan đến nguồn gốc đất đai, nhưng hồ sơ tài liệu lưu trữ không có, hoặc không được cập nhật; quá trình bàn giao tài liệu, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ các cán bộ địa chính không đầy đủ. Mặt khác chính sách đất đai của nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử có rất nhiều biến đổi, trước năm 1980 có 3 hình thức sở hữu, đến Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân; từ chỗ quản lí đất đai đơn thuần là biện pháp hành chính đến nay đã thêm các biện pháp về kinh tế và dân sự, đối tượng sử dụng đất cũng biến động phức tạp qua việc điều chỉnh chính sách của Nhà nước…. đã làm cho hiện trạng quản lí, sử dụng đất thực sự đa dạng, phức tạp. Vì vậy nhiều trường hợp xác định nguồn gốc đất đai để có mức bồi thường, hỗ trợ thích hợp trong quá trình thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc gặp khó khăn.

3.4.2.3. Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác

Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung.

3.4.2.4. Yếu tố tâm lý của người có đất bị thu hồi

Nhiều hộ dân từ đời cha, ông đã sinh sống trên mảnh đất bị thu hồi, ngôi nhà đang ở là một nơi quen thuộc, cuộc sống đã ổn định, họ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi, đặc biệt là chỗ ở.

Trong một thời gian dài (trước khi thực hiện Luật Đất đai 2003), những hộ dân bị thu hồi đất ở rất thiệt thòi, giá bồi thường quá thấp so với giá thị trường, ... Tuy rằng từ khi thực hiện Luật đất đai 2003, việc bảo vệ lợi ích cho người dân có đất bị thu hồi đã cải thiện rất nhiều, nhưng họ vẫn có tâm lý lo lắng, không muốn bàn giao mặt bằng.

Qua đánh giá thực tế công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án cho thấy mặc dù có những thuận lợi khi dự án được thực hiện sau khi Luật đất đai 2003 ra đời với những sự đổi mới về chính sách nhưng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, bất cập phải giải quyết trong quá trình thực hiện dự án. Từ kết quả đánh giá có thể rút ra các điều kiện chủ yếu để công tác GPMB đạt hiệu quả cao gồm:

- Phải có sự chỉ đạo tập chung, thống nhất và sự hỗ trợ, tạo điều kiện cơ sở vật chất của Đảng uỷ và chính quyền. Đây là điều kiện tiên quyết và mang tính bắt buộc để đảm bảo cho sự thành công của một dự án. Chỉ có sự thống nhất của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương thì công tác GPMB mới tiến hành thuận lợi, được nhân dân ủng hộ nhiệt tình và ít khiếu kiện…

- Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể… để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Nhà nước.

- Tất cả các cán bộ tham gia thực hiện GPMB phải được tập huấn kỹ lưỡng, đào tạo đủ về các chính sách liên quan đến đền bù, hỗ trợ và TĐC. Cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện GPMB cùng với chủ đầu tư và các cấp cơ sở nhằm phát hiện và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân trong quá trình GPMB. Kiên quyết xử lý theo pháp luật bằng các biện pháp hành chính, thi hành cưỡng chế thậm chí truy tố đối với những trường hợp cố tình chống đối, đảm bảo tiến độ GPMB, thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch đề ra.

- Phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và công bằng:

+ Công khai về các chính sách GPMB (chính sách về giá, hỗ trợ di chuyển, đào tạo nghề,…) và chính sách liên quan đến TĐC đến từng đối tượng trong diện phải di dời. Phải tuyên truyền phổ biến, giải thích chính sách, công khai quy hoạch, phương án bồi thường cho mọi đối tượng.

+ Dân chủ trong việc xem xét ý kiến, kiến nghị của nhân dân một cách kịp thời, hợp lý để kịp thời tổng kết, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến của người dân và giải thích cho người dân hiểu.

+ Công bằng trong việc áp dụng chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và TĐC.

- Phải có một kế hoạch cụ thể cho công tác GPMB với chính sách đền bù, hỗ trợ và TĐC xuyên suốt, nhất quán, một cơ cấu tổ chức thực hiện phù hợp, một đội ngũ cán bộ đủ năng lực; một sự chỉ đạo điều phối thống nhất cùng với sự phân bổ tài chính hợp lý cho việc thực thi. Tất cả những điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của công tác GPMB và đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách bồi thường, hỗ trợ, và TĐC là ít nhất phải khôi phục hoặc cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng bởi dự án.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đoạn đường cao tốc nội bài lao cai qua địa bàn thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ giai đoạn 2006 2011 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w