Nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức doanh nhâ nở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 29)

ở nƣớc ta hiện nay

Nghiên cứu công trình “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – Vấn đề và giải pháp” (do tác giả Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm) tác giả đã phân tích nghiêm túc và sâu sắc những tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức; chỉ rõ thực trạng và nguyên nhân; đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức. Theo các tác giả “cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… từ cấp vĩ mô đến vi mô thì mới giải quyết được vấn đề”[127; tr. 282]. Đây chính là những phương hướng và giải pháp mang tính tổng quát, trên cơ sở đó đề ra những phương hướng và giải pháp cụ thể cho

việc xây dựng đạo đức ở nước ta hiện nay. Điều này cũng có thể thấy ở các công trình nghiên cứu về đạo đức và đạo đức của doanh nhân trong kinh doanh ở những phần trên đã trình bày.

Ở bài viết “Quản lý nhà nước với vấn đề đạo đức kinh doanh”, tác giả Từ Điển có một vài ví dụ minh họa với ba nhóm giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh, bao gồm (luật pháp, chính sách, giáo dục). Các giải pháp về

luật pháp, nhà nước ban hành chính sách về tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng

sản phẩm; về chính sách, thuế khóa, trợ giá, đối với những sản phẩm cần hạn chế đánh thuế cao, đối với những sản phẩm cần thiết thì giảm thuế, trợ giá để khuyến khích sản xuất; về giáo dục, đẩy mạnh giáo dục đối với người tiêu dùng, người sản xuất và toàn xã hội (người tiêu dùng phải có trình độ đọc nhãn, đọc thời hạn sử dụng, không tham rẻ; người kinh doanh phải có lương tâm; giáo dục đạo đức kinh doanh từ nhỏ ở các trường tiểu học cho đến các trường kinh tế, các trường chuyên nghiệp…).

Trong giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh” (do tác giả Ngô Đình Giao chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997), các tác giả cũng đề xuất một số tiêu chuẩn nhằm xây dựng và đánh giá đạo đức doanh nhân trong kinh doanh ở Việt Nam. Đó là: thực hiện đầy đủ chủ quyền của mình trong toàn bộ quá trình kinh doanh; trong kinh doanh phải quyết định đúng đắn ba vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai và phải lựa chọn tối đa những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp; phải sử dụng nguồn lực một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả để đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của mình, cho người lao động trong doanh nghiệp của mình, cho ngành, địa phương mình và cho toàn xã hội; xây dựng các mối quan hệ hợp tác bình đẳng trong kinh doanh, phát triển cạnh tranh lành mạnh; trong kinh doanh, trước hết các chủ doanh nghiệp phải đảm bảo chữ tín; các nhà kinh doanh phải biết lấy tiêu chuẩn

năng suất, chất lượng, giá thành, lợi nhuận và hiệu quả để đánh giá những thành công, thất bại của mình và trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu của người lao động theo kết quả của họ, v.v..

Luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Tuyết Ba với đề tài “Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” (Viện Triết học, năm 2008), sau khi tập trung làm rõ ý thức đạo đức của xã hội Việt Nam trong điều kiện hiện nay thông qua việc phân tích sự vận động và biến đổi của ý thức đạo đức ở thời kỳ có những biến động sâu sắc trong đời sống vật chất và tinh thần kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, tác giả lý giải một cách có hệ thống sự vận động và biến đổi của ý thức đạo đức, chỉ ra nguyên nhân của sự vận động và biến đổi đó. Đồng thời, tác giả đã làm rõ vai trò của ý thức đạo đức trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi mặt trái của nó có điều kiện nảy nở, như chạy theo lợi nhuận, lối sống tôn sùng đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên tất cả, v.v.. Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp mang tính định hướng nhằm xây dựng ý thức đạo đức, tạo ra nền tảng tinh thần vững chắc, góp phần phát triển kinh tế và phát triển xã hội một cách bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Những giải pháp đó là: hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN với tính cách là cơ sở kinh tế của ý thức đạo đức; tăng cường vai trò của pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức; giáo dục đạo đức để góp phần xây dựng ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường. Xét cho cùng, những giải pháp của tác giả Lê Thị Tuyết Ba, nhằm xây dựng ý thức đạo đức nói chung và ý thức đạo đức của doanh nhân trong kinh doanh nói riêng.

Vấn đề xây dựng đạo đức mới cũng được đề cập trong các công trình như: “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng đạo đức mới ở

nước ta hiện nay” (của tác giả Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí triết học, số 11/2006); “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (của tác giả Trịnh Duy Huy, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009); “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” (do tác giả Nguyễn Chí Mỳ chủ biên với sự cộng tác của Nguyễn Thế Kiệt, Nguyễn Tĩnh Gia, Trần Phúc Thăng, Trần Hậu Kiêm, Trần Thành,… Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1999); v.v.. Trong các công trình đó, sau khi phân tích những tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức, các tác giả đã gợi mở một số vấn đề đạo đức mới, luận giải sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường, xác định nội dung các chuẩn mực đạo đức mới, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta.

Trong luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Ngọc Anh (Viện Triết học, năm 2010) với đề tài “Vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay”, tác giả một lần nữa làm rõ và khẳng định hoạt động kinh doanh đã tạo nên sự phát triển của nền văn minh vật chất, tạo nên sự cường thịnh của các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà con người kiếm tiền bằng mọi giá, tiêu diệt, chà đạp lẫn nhau, phá hủy môi trường. Với tính cách là một thành tố của văn hóa kinh doanh, đạo đức trong kinh doanh là một nhân tố để các doanh nghiệp và doanh nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thu được lợi nhuận một cách chân chính, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững. Đạo đức của doanh nhân trong kinh doanh gắn kết với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ được người Việt Nam hết sức trân trọng. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, các doanh nhân Việt Nam đã và đang thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống đó trong hoạt động kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc chấn

hưng đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường tích cực. Bên cạnh đó, luận án còn chỉ ra nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết như: nâng cao tinh thần hợp tác tương trợ trong cộng đồng doanh nhân; khắc phục sự thiếu vắng của triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn trong các doanh nghiệp; khắc phục tình trạng coi nhẹ chữ tín; khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đạo đức doanh nhân gắn liền với trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiêp. Một doanh nhân có đạo đức là doanh nhân luôn có ý thức và hành động thể hiện trách nhiệm xã hội của mình và doanh nghiệp mình. Nhận thức rõ điều này, thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích và khẳng định vai trò quan trọng của trách nhiệm xã hội, đề ra những giải pháp để nâng cao ý thức về trách nhiệm xã hội mà doanh nhân và doanh nghiệp phải thực hiện. Đây cũng là những giải pháp để xây dựng và củng cố đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay. Trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” của Phạm Văn Đức. Tác giả đã đưa ra hai giải pháp cụ thể: thứ nhất,

cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện; thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Trong bài viết “Xây dựng đạo đức kinh doanh – cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, tác giả Đỗ Thị Kim Hoa khẳng định: “Chỉ có đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp mới thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình ở mức độ đạo đức và nhân đạo” [131; tr. 189]. Để làm được điều này không phải là trách nhiệm của riêng các doanh nghiệp mà là trách

nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp, của cộng đồng và của toàn xã hội. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những chính sách, yêu cầu, chuẩn mực cao hơn để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm ấy ở phương diện pháp lý và tiến tới là tự giác thực hiện trách nhiệm xã hội ở mức độ nhân đạo. Các doanh nghiệp phải đưa ra những quy định, quy tắc chuẩn mực riêng cho doanh nghiệp của mình để thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội. Sử dụng dư luận xã hội làm sức ép đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh, buộc họ phải quan tâm xây dựng đạo đức kinh doanh để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Với bài “Vai trò nhà nước trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lưu Minh Văn nhấn mạnh sự tập trung vào mấy vấn đề cơ bản, cụ thể là: hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng xã hội của doanh nghiệp (trước hết là việc xây dựng và hoàn thiện một số bộ luật cơ bản liên quan đến các lĩnh vực như: bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trường; lao động; hoạt động và trách nhiệm doanh nghiệp; bảo hộ tiêu dùng…); cải thiện tính hiệu quả giám sát thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước, nhất là ở cấp địa phương; sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin đại chúng trong giám sát hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện CSR và giáo dục ý thức về thực hiện CSR đối với các doanh nghiệp và đối với toàn xã hội.

Trong cuốn “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, các tác giả đã phân tích khung nhân cách doanh nhân, sau phản ánh thực trạng nhân cách của doanh nhân Việt Nam, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nhân cách doanh nhân nói chung và đạo đức doanh nhân nói riêng. Đó là: rà soát loại bỏ những yếu tố làm “méo mó” nhân cách doanh nhân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường theo nguyên tắc cơ bản của nó; hoàn thiện và ban hành bảng thang giá trị nhân cách doanh nhân; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện về nhân cách doanh nhân; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các thông tin đại chúng về nhân cách doanh nhân; tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc bồi dưỡng kiến thức trao đổi thông tin, xây dựng văn hóa doanh nghiệp; đa dạng hóa các hình thức và tăng cường các hoạt động tôn vinh doanh nhân có nhân cách và văn hóa.

Trong bài viết “Mấy vấn đề đạo đức doanh nhân trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” tác giả Nguyễn Thu Nghĩa, sau khi phân tích thực trạng đạo đức doanh nhân trong cơ chế thị trường, với mục đích phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đã đề ra mấy giải pháp cần thực hiện, đó là: hoàn thiện thể chế của cơ chế thị trường, giáo dục đạo đức kinh doanh cho doanh nhân, giáo dục toàn diện nhiều mặt đạo đức xã hội như đạo đức sinh thái, xây dựng nhân cách doanh nhân phải quán triệt đường lối xây dựng đất nước của Đảng

Tiểu kết chƣơng 1

Các công trình khảo cứu trên đây là những công trình tiêu biểu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến: doanh nhân, đạo đức doanh nhân, chuẩn mực đạo đức kinh doanh, chuẩn mực đạo đức doanh nhân; thực trạng đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân trong điều kiện kinh tế thị trường; phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao đạo đức doanh nhân. Các công trình trình nghiên cứu đó cho thấy, sự chuyển sang nền kinh tế thị trường đã làm cho hệ thống chuẩn mực đạo đức có nhiều biến đổi, trong đó có cả những chuẩn mực đạo đức đã ăn sâu vào tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Nhiều công trình đã nghiên cứu nghiêm túc về sự hoàn thiện và phát triển nền đạo đức mới, trong đó những giá trị truyền thống được khẳng định và tiếp tục phát huy, kết

hợp với giá trị đạo đức hiện đại, đề xuất những giải pháp đế hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường. Nghiên cứu đạo đức doanh nhân cũng là một nội dung trong việc nghiên cứu đạo đức đó. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế với mục tiêu lợi nhuận dễ làm biến đổi quan hệ đạo đức giữa người với người. Không ít doanh nhân, không cưỡng lại được sức hút của đồng tiền đã đánh rơi chữ “tín”, “phụ bạc” với người tiêu dùng bằng mọi thủ đọan lừa lọc; đối với Nhà nước, họ tìm mọi cách để lẩn tránh nghĩa vụ; đối với cộng đồng, họ luôn xem nhẹ trách nhiệm xã hội, “sống chết mặc bay”,v.v..

Để góp phần ngăn chặn những tiêu cực trên, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới đạo đức doanh nhân trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay ở những khía cạnh khác nhau. Những công trình này đã góp phần làm rõ hơn định nghĩa đạo đức doanh nhân; những chuẩn mực đạo đức doanh nhân; những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao đạo đức doanh nhân; v.v.. Đặc biệt, những công trình đó ít nhiều đều khẳng định, mọi chủ thể kinh tế (mà trước hết là doanh nhân) khi tham gia thị trường nhất thiết phải có đạo đức trong hoat động kinh doanh của mình. Tuy vậy, cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nào có được kết quả nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về đạo đức doanh nhân, đánh giá một cách khách quan, thực trạng đạo đức của doanh nhân trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Các nội dung mà các công trình đó đề cập vẫn còn rất chung chung, sơ lược, thiếu tính khái quát và chưa phù hợp với đòi hỏi thực tiễn ở nước ta. Bởi vậy, chưa có một định nghĩa đạo đức doanh nhân thống nhất, khoa học; chưa xác định được một hệ thống chuẩn mực đạo đức doanh nhân đầy đủ và phù hợp với thực tế; chưa có sự đi sâu phân tích tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức doanh nhân ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)