Những giải pháp cụ thể từ đội ngũ doanh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 141 - 159)

4.3.1. Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và kết hợp giá trị đạo đức thời đại

Chúng ta đã biết, doanh nhân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, là những người tiên phong trong sự nghiệp đó. Do vậy, đạo đức của họ (trước hết là trong kinh doanh), phải mang những giá trị tinh hoa của người Việt Nam. Những giá trị tinh hoa như cần cù, sáng tạo, vượt khó, ham học hỏi phải được các doanh nhân tiếp thu và nâng lên tầm quốc tế trong các giao dịch kinh tế. Đồng thời, trong quá trình cạnh tranh sáng tạo nên các giá trị kinh tế, doanh nhân Việt Nam cũng có trách nhiệm hoàn thiện và đúc rút nên những giá trị mới, làm giàu thêm các giá trị đạo đức của người Việt Nam.

Mặt khác, đạo đức doanh nhân là một bộ phận của đạo đức Việt Nam nên cần kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Yêu cầu giữ vững giá trị đạo đức của dân tộc, đòi hỏi các doanh nhân và doanh nghiệp phải kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức của dân tộc trong hoạt động kinh doanh cũng như trong đời sống văn hoá của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh

nhân và doanh nghiệp phải tận dụng các cơ hội để truyền bá giá trị đạo đức của Công ty và giá trị đạo đức dân tộc, biến các giá trị đạo đức của dân tộc thành sức mạnh đạo đức của doanh nghiệp trong cạnh tranh, qua đó góp phần gìn giữ và phát triển giá trị đạo đức của dân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nhân và doanh nghiệp cần ý thức sâu sắc vai trò chủ động trong việc định hướng và tiếp thu có lựa chọn các giá trị đạo đức của doanh nhân quốc tế, họ tạo ra cơ hội tiếp xúc và học hỏi các giá trị đạo đức của rất nhiều Công ty thành công trên thế giới. Tuy vậy, các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức rằng, giá trị đạo đức của các Công ty quốc tế là sự kết tinh từ giá trị riêng có của địa bàn, dân tộc tính và môi trường kinh doanh của Công ty quốc tế đó, nó có thể phát huy hoặc không phát huy, hay thậm chí có tác động ngược chiều trong điều kiện của Việt Nam. Vì vậy, các giá trị đạo đức trên thế giới cần được học hỏi có chọn lọc và qua quá trình “bản địa hoá”, đồng thời tăng cường rà soát, điều chỉnh các giá trị đạo đức ngoại nhập không phù hợp với các giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4.3.2. Phát huy vai tr của các doanh nhân lớn

Ở nước ta hiện nay, không có cách đào tạo nào có hiệu quả hơn việc định hướng hành vi của doanh nhân thông qua những tấm gương và câu chuyện cụ thể của các doanh nhân lớn. Đây là cách hiệu quả nhất để lan truyền các giá trị đạo đức doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa trong cộng đồng doanh nhân. Bản thân sự thành đạt và thành quả kinh tế của các doanh nhân xuất sắc đã có sức hút rất lớn đối với những người đã, đang và sẽ bước vào con đường khởi nghiệp kinh doanh. Hơn nữa, sự phát triển của những doanh nghiệp đi trước sẽ tạo ra định hướng, cơ hội kinh doanh và cơ hội học hỏi cho các doanh nghiệp đi sau. Thực tế cho thấy, các doanh nhân lớn, tài năng, thành đạt luôn thể hiện rõ nhân cách, văn hoá và trách nhiệm

với cộng đồng. Vì thế, đối với họ, việc hoàn thiện nhân cách, văn hoá kinh doanh không chỉ cần đối với bản thân mà còn cả với toàn thể cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Các doanh nhân thành đạt có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, tìm hiểu giới doanh nhân quốc tế và hội nhập với đạo đức doanh nhân của các nước, từ đó đóng vai trò là “cầu nối” cho các doanh nhân đi sau tiếp cận với đạo đức doanh nhân quốc tế. Càng thành đạt, vai trò kinh tế của các doanh nhân và doanh nghiệp này ngày càng lớn. Họ có cơ hội tiếp xúc và làm ăn với các đối tác và nhà cung cấp lớn trên thế giới. Qua đó, họ có thể tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh của các Công ty lớn, nhập khẩu và phổ biến những kinh nghiệm đó vào Công ty của họ, sau đó sẽ lan toả đến các Công ty khác trong nước. Điều này có thể thấy rất rõ qua trường hợp của Công ty FPT ở Việt Nam. FPT có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của các Công ty thuộc ngành công nghệ thông tin và phần mềm cũng như các Công ty khác ở trong nước xét về cách thức tổ chức quản lý và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo ở nước ngoài, các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm cũng giúp các doanh nhân thành đạt bổ sung kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh quốc tế, nhờ đó họ có thể chia sẻ và giúp đỡ các doanh nghiệp khác ở trong nước. Các doanh nhân thành đạt cũng cần ý thức việc thể hiện bản sắc của văn hoá kinh doanh Việt Nam trong quá trình giao lưu tiếp xúc với các doanh nghiệp và doanh nhân quốc tế, qua đó khẳng định hình ảnh và trình độ của văn hoá kinh doanh Việt Nam.

Không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và quốc tế, hình mẫu các doanh nhân thành đạt cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Do vậy, việc định hướng vào nhóm doanh nhân này để nâng cao vai trò của họ đối với việc nâng cao đạo đức doanh

nhân trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam là việc làm sẽ mang lại hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi phải có sự tôn vinh khách quan và đúng đối tượng với những chuẩn mực cụ thể, góp phần giáo dục doanh nhân và nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của họ. Thời gian vừa qua, rất nhiều giải thưởng tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp đã ra đời. Tuy nhiên, các giải thưởng này mới chỉ mang nặng tính hình thức, nhiều khi còn vì mục tiêu kinh tế của nhà tổ chức nên sức lan toả và ảnh hưởng xã hội về giáo dục đạo đức doanh nhân chưa cao, chưa tạo ra ấn tượng hấp dẫn và cảm ứng thật sự trong cộng đồng doanh nhân và xã hội.

Tiểu kết chƣơng 4

Trong chiến lược phát triển đất nước Đảng ta luôn xác định, con người đứng ở vị trí trung tâm, đồng thời là chủ thể phát triển. Bởi vậy, cần phải xây dựng được đội doanh nhân đủ đức và tài gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học, có sức khỏe, đủ năng lực làm chủ quá trình kinh doanh chân chính. Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người. Bởi vậy, trong quá trình nâng cao đạo đức doanh nhân không thể tách rời quá trình giáo dục đạo đức cách mạng với giáo dục và tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật.

Để nâng cao đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, truyền thống cần cù tiết kiệm, phải biết kết hợp giá trị đạo đức truyền thống với giá trị đạo đức hiện đại.

Đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế. Mỗi thời đại kinh tế - xã hội nhất định có những đòi hỏi tương ứng về mặt đạo đức đối với con người. Để nâng cao đạo đức doanh nhân hiện nay, chúng ta phải chú ý thực hiện các giải

pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những chuẩn mực đạo đức doanh nhân. Những giải pháp đó là: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; nâng cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và xã hội; tăng cường sự quản lý của Nhà nước và sự giám sát của xã hội; nâng cao nhận thức của xã hội đối với doanh nhân; tăng cường các hoạt động tôn vinh doanh nhân có nhân cách và văn hóa; xây dựng các chuẩn mực đạo đức doanh nhân; kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và kết hợp giá trị đạo đức thời đại;

KẾT LUẬN

Đạo đức doanh nhân là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi (trước hết là kinh doanh) của doanh nhân một cách tự giác, tự nguyện. Đạo đức doanh nhân có những phẩm chất căn bản: tính trung thực và có trách nhiệm đối với công việc và xã hội; tôn trọng con người, tôn trọng hiến pháp và pháp luật của nhà nước; biết làm giầu vì mình và vì mọi người; năng động sáng tạo và dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đạo đức doanh nhân có vai trò to lớn, là một động lực thúc đẩy doanh nghiệp và phát triển kinh tế.

Sự tác động của nền kinh tế thị trường đến đạo đức doanh nhân, làm đạo đức doanh nhân biến đổi theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Những doanh nhân chân chính luôn tôn trọng đối tác, tôn trọng người lao động, giữ chữ tín, cạnh tranh bình đẳng, trung thực, tương trợ lẫn nhau, coi trọng trách nhiệm xã hội… Đối lập với họ là những doanh nhân vô nhân tính, luôn dùng thủ đoạn để kiếm lời, coi thường đối tác, bóc lột quá mức người lao động, xem thường trách nhiệm xã hội v.v..

Ở nước ta hiện nay, dưới sự tác động của thể chế kinh tế thị trường, trong hoạt động kinh doanh, doanh nhân Việt Nam đã trở nên năng động hơn, duy lý hơn, có tính cách mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cũng thể chế kinh tế thị trường đó đã kích thích thích lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ một cách thái quá, lối sống chạy theo đồng tiền v.v... Từ đó, nảy sinh và nuôi dưỡng những tham vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp mọi hậu quả xảy đối với người khác và xã hội. Tất cả thực tế trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng đạo đức doanh nhân.

Phải thấy rằng, việc nâng cao đạo đức doanh nhân ở nước ta đã đạt được nhiều thành tích, đặc biệt từ khi nước ta thực hiện kinh tế thị trường đến nay. Cụ thể là, vấn đề đạo đức trong kinh doanh đã và đang được các doanh nhân

và doanh nghiệp của họ ngày càng quan tâm và có ý thức đầu tư. Nhà nước đã thể chế hóa được các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh cơ bản thành các văn bản luật như Luật Lao động, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường. Đạo đức trong kinh doanh ngày càng được đề cao thông qua các giải thưởng, hoạt động tuyên truyền cổ vũ của các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp. Trong nhiều doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty lớn, doanh nhân rất có ý thức về trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh, họ tự nguyện đóng góp và phát triển các chương trình cộng đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi người lao động, nhằm tạo uy tín và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của họ. Đa số doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến tính trung thực, tôn trọng người lao động, tôn trọng khách hàng, đến hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm, chấp hành luật pháp và thực hiện nghiêm trách nhiệm xã hội, coi đó là việc làm tất yếu để tồn tại và phát triển lâu dài.

Bên cạnh những thành tích đạt được, việc nâng cao đạo đức doanh nhân ở nước ta vẫn còn những hạn chế. Những hạn chế đó thể hiện thông qua những biểu hiện cụ thể. Nhiều hiện tượng vi phạm đạo đức trong quát trình kinh doanh diễn ra với mức độ ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Trong quan hệ giữa doanh nhân với người lao động, vẫn còn nhiều vi phạm đạo đức, như việc trả lương dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, xem nhẹ việc tạo lập môi trường thân thiện… Tình trạng vi phạm đạo đức đối với khách hàng đang gia tăng; các vụ việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang xâm hại nghiêm trọng tới lợi ích của cộng đồng xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý và sức khỏe người dân...

Những tiêu cực còn tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân như: các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa thực sự đầy đủ, phù hợp; tính hiệu lực của các văn bản pháp luật còn thấp; công tác giám sát thanh tra và quản lý việc

thực thi pháp luật của các doanh nghiệp còn thiếu và yếu; sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế; ý thức chấp hành pháp luật còn kém; thậm chí còn có những doanh nhân, doanh nghiệp cố tìm “kẽ hở” của pháp luật để “lách”; hệ thống các chuẩn mực đạo đức doanh nhân chưa hoàn thiện; công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức doanh nhân còn thiếu, thậm chí chưa được quan tâm; người dân chưa hiểu hết về kiến thức thị trường và luật pháp có liên quan; việc giáo dục nâng cao vấn đề trách nhiệm xã hội đối với các doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường còn bị xem nhẹ; các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Câu lạc bộ nghề nghiệp, Hội bảo vệ người tiêu dùng,v.v..) mang tính hình thức mà chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình.

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, một đòi hỏi tất yếu mang tính quy luật là phải nâng cao đạo đức doanh nhân với một hệ thống các chuẩn mực phù hợp nâng cao đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay. Cần thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể là:

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

- Nâng cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và xã hội.

- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước và sự giám sát của xã hội. - Nâng cao nhận thức của xã hội đối với doanh nhân.

- Tăng cường các hoạt động tôn vinh doanh nhân có nhân cách và văn hóa.

- Xây dựng các chuẩn mực đạo đức doanh nhân.

- Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và kết hợp giá trị đạo đức thời đại.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Võ Thị Dương (2009), “Suy nghĩ về đức “Chính” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và trách nhiệm của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (4), tr. 33- 35.

2. Võ Thị Dương, Đinh Công Sơn (2011), “Giáo dục và tu dưỡng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục Lý luận

Chính trị Quân sự (3), tr.43- 45.

3. Võ Thị Dương, Đinh Công Sơn (2012), “Rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân theo quan điểm Hồ Chí Minh - một biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (3), tr.35 - 37.

4. Võ Thị Dương, Nguyễn Ngọc Hà (2012), “ Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh”, Tạp chí Triết học (11), tr.62 - 67.

5. Võ Thị Dương (2014), “Trách nhiệm xã hội - một đòi hỏi của văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự

(3), tr. 94 - 97.

6. Võ Thị Dương (2015), “Quan hệ giữa doanh nhân với người tiêu dùng từ góc độ đạo đức và định hướng xây dựng đội ngũ doanh nhân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (3), tr. 95 - 97.

7. Võ Thị Dương, Đinh Công Sơn (2015), “Vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nhân trong sự tác động của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 141 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)