Thực trạng đạo đức doanh nhân trên các mối quan hệ chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 94)

Vấn đề thực trạng đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay được thể hiện trong: hoạt động kinh doanh của doanh nhân và trong các mối quan hệ chính (doanh nhân với người sản xuất, doanh nhân với người tiêu dùng, doanh nhân với xã hội).

3.2.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nhân

Doanh nhân là chủ thể của việc kinh doanh. Như trên đã phân tích, đạo đức doanh nhân giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một động lực phát triển kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Những người kinh doanh chân chính luôn ý thức được điều này. Trong quá trình kinh doanh, họ luôn coi trọng và thực hiện những chuẩn mực về tính trung thực, về sự thực hiện đúng lời hứa, về sự tôn trọng con người, họ nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật.

Thực tế trong đời sống xã hội, người ta vẫn chưa thống nhất được một cách hiểu cần thiết về đạo đức doanh nhân. Không ít doanh nhân cho rằng kinh doanh là kinh doanh, còn đạo đức là đạo đức, đã kinh doanh không thể nói đến vấn đề đạo đức, có chăng kinh doanh chỉ cần chấp hành đúng pháp luật đã quá đủ. Lại có doanh nhân cho rằng, đã kinh doanh là phải “lừa đảo”, và trong quá trình kinh doanh đó ai giỏi thì “lừa” được người khác. Cũng vì suy nghĩ như vậy mà đã có những vụ việc tiêu cực lớn, rúng động xã hội, như Tamexco, Minh Phụng – Epco, vụ buôn lậu ma túy xuyên quốc gia do Vũ Xuân Trường cầm đầu, vụ án Tân Trường Sanh, Vinashin, Vinaline,... Đặc biệt, gần đây nhất là những vụ án tham nhũng, lừa đảo gây thất thoát số lượng tiền của rất lớn của “bầu” Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như làm dư luận bất bình và căm phẫn.

Rõ ràng, những quan niệm trên xa lạ với yêu cầu của việc gìn giữ “chữ tín” trong kinh doanh. Thực tế đã và đang khẳng định, uy tín của một doanh nhân và doanh nghiệp là vốn liếng quý báu nhất của doanh nghiệp đó. Nếu người ta thiếu vốn, thiếu thiết bị, thiếu cán bộ quản lý giỏi thì người ta có thể giải quyết sự thiếu hụt đó một cách khá dễ dàng. Nhưng thiếu uy tín hay mất uy tín thì rất khó “mua”, hoặc “mượn” uy tín và thường là phải trả giá đắt cho sự thiếu hụt này.

Nền kinh tế thị trường không cho phép doanh nhân chỉ hành động một cách vụ lợi, bất chấp những giá trị đạo đức đã được hình thành. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nhân phải góp phần đạt được mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng: “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [31; tr. 34-35]. Điều đó tức là, hoạt động kinh doanh phải nhằm đem lại hạnh phúc cho con người (không phải chỉ cho từng cá nhân mà cho cả xã hội). Hạnh phúc ở đây bao gồm cả những giá trị đạo đức và những giá trị văn hóa của xã hội được thừa nhận, tôn trọng. Chính từ những lý do trên mà cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc vấn đề đạo đức doanh nhân, phải xây dựng được hệ thống các chuẩn mực đạo đức doanh nhân và giáo dục các chuẩn mực đó cho các chủ thể kinh tế. Nếu không doanh nhân với những hành vi kinh doanh phi đạo đức sẽ khó được xã hội chấp nhận và sớm muộn sẽ bị thải loại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Một trong số đó là doanh nhân không có tầm nhìn xa trông rộng, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên lợi ích lâu dài, luôn thường trực thói quen “ăn xổi” và hoạt động theo kiểu “chụp giật”, trong khi hệ thống văn bản pháp luât lại chưa đầy đủ và phù hợp, công tác kiểm tra giám sát bị xem nhẹ, không thường xuyên,… Bởi vậy, việc xảy ra những vụ việc tiêu cực như đã nêu trên là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó cần thấy rằng, trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam vẫn mang nặng “mạnh ai nấy làm”, thiếu tinh thần hợp tác, tương trợ, thiếu tinh thần liên kết, thiếu tính cộng đồng, thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, ít dám chấp nhận mạo hiểm,… Đương nhiên, điều đó sẽ dẫn tới hậu quả là những tổn hại tất yếu phải gánh chịu.

Để khắc phục những khiếm khuyết trên, một trong những biện pháp tích cực là các doanh nhân Việt Nam cần phải chú trọng xây dựng được cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn. Đây là điều mà nhiều chuyên gia kinh tế của thế giới khi nói về các doanh nghiệp Việt Nam từng đưa ra nhận xét: ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa có triết lý kinh doanh. Theo họ, đây là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu dài hạn, xác định được lộ trình để đạt mục tiêu, xác định cách thức kinh doanh,v.v.. Muốn xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn, lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa, năng lực phân tích, thu thập thông tin, khả năng hoạch định chiến lược và năng lực thực hiện chiến lược.

Có một thực tế là, đa số các doanh nhân ở các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, tầm nhìn ngắn hạn, định hướng về mặt thị trường hạn chế, thường chỉ sản xuất những cái mình có chứ không quan tâm đến nhu cầu của thị trường. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm đến vấn đề xây dựng đạo đức doanh nhân, không quan tâm đến sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp mình. Trong nền kinh tế chậm phát triển, hàng hóa thiếu thốn, có thể doanh nghiệp vẫn tồn tại được khi không có chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và đã trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không định hướng rõ ràng, không có chiến lược kinh doanh dài hạn, không xây dựng đạo đức doanh nhân thì rất khó tồn tại và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.

Doanh nhân thấy rằng, cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn đang là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiêp hiện nay.

Nhờ đó mà các doanh nghiệp có kế hoạch, có lộ trình, từng bước hoàn thiện mình (cả về tài năng lẫn đạo đức) một cách chắc chắn để đứng vững trong kinh tế thị trường, góp phần phát triển kinh tế bền vững, hiện thực hóa những mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ.

3.2.2. Mối quan hệ giữa doanh nhân và người sản xuất

Người sản xuất (người lao động) chính là lực lượng chủ yếu giúp doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu sản xuất của mình. Để phát huy hết khả năng của người sản xuất, doanh nhân cần đảm bảo tốt nhất (có thể) điều kiện sống cũng như điều kiện lao động cho họ. Đạo đức doanh nhân đối với người lao động thể hiện ở các nội dung sau:

* Chế độ lương thưởng và bảo hiểm

Tiền lương, tiền thưởng và chế độ bảo hiểm luôn là vấn đề được người sản xuất quan tâm. Ở nước ta, Nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, như: quy định về tiền lương tối thiểu; chế độ trợ cấp, phụ cấp, hệ số phụ cấp các công việc nặng nhọc và độc hại cho người lao động; các chế độ bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;v.v.. Tuy chưa thật sự hoàn thiện và đầy đủ, song các quy định này cũng liên tục được Nhà nước Việt Nam cập nhật thường xuyên theo mức trượt giá của đồng tiền và tình hình phát triển kinh tế của đất nước đảm bảo nguyên tắc với người lao động là đồng lương đủ sống. Những năm qua, về cơ bản các doanh nghiệp và doanh nhân đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật liên quan. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp và doanh nhân chưa thực hiện nghiêm chỉnh chính sách lao động, như ký kết hợp đồng lao động không đúng hình thức, chưa xây dựng cụ thể thang bảng lương, tổ chức làm thêm giờ vượt quá quy định, chậm đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện chưa đầy đủ về chế độ nghỉ phép hàng năm đối với người làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,v.v..

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là: do định giá sản phẩm thấp, định mức lao động cao, kéo dài thời gian lao động, không tăng lương cho người lao động theo quy định hay bố trí thời gian lao động không hợp lý; do tình hình suy thoái kinh tế và lạm phát cao, nhiều người lao sản xuất có mức thu nhập thấp dưới mức chi phí sinh hoạt tối thiểu; do doanh nhân chưa tôn trọng lao động, đối xử không phù hợp với văn hóa Việt Nam...

* Thực hiên an toàn và vệ sinh lao động

An toàn và vệ sinh lao động là một yếu tố rất quan trọng mà các doanh nhân phải chú ý đảm bảo cho người sản xuất, đặc biệt trong các khu vực nghề nghiệp có mức độ nguy hiểm cao. Nhìn chung, các doanh nhân Việt Nam đã có ý thức chấp hành các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh cho người sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những yếu kém cần sớm khắc phục. Cụ thể là: tình trạng vi phạm bảo hộ an toàn lao động và môi trường làm việc xấu tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn là khá phổ biến và đang là một trong số các vấn đề nổi cộm hiện nay. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm tới công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, dẫn tới hậu quả tai nạn lao động hàng năm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tần suất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.

Từ 2001 - 2012, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) đã tăng gấp đôi, bình quân mỗi năm xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động tập trung ở các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, trong đó có khoảng 500 vụ tai nạn gây chết người, gần 600 người chết. Tuy nhiên, số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động thường nhiều gấp 3 lần số liệu được báo cáo về Bộ với khoảng 1.700 người chết/năm.

Cùng với TNLĐ thì bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng là vấn đề khá nhức nhối. Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến hết năm 2008

cả nước có trên 24.000 người mắc BNN. Bệnh nghề có tỉ lệ mắc cao là bụi phổi silic (chiếm 76,7%), điếc do tiếng ồn (chiếm 19,5%)… Gần đây, “qua thăm khám trên 600.000 lượt CN tại TPHCM, các bác sĩ phát hiện hơn 30% mắc bệnh tai mũi họng, hơn 23% bệnh về mắt (tật khúc xạ, viêm kết mạc, mắt hột), gần 10% bệnh tiêu hóa (loét dạ dày, gan mật) và gần 45% lao động nữ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng,v.v.. Chưa kể hàng ngàn trường hợp bị điếc, sạm da, nhiễm độc chì, hóa chất, bụi phổi silic. Sức khỏe CN loại I, loại II giảm sau mỗi năm, đồng thời tăng tỉ lệ sức khỏe loại IV và loại V (loại rất kém). Số lao động mắc BNN xuất hiện nhiều nhất ở các lĩnh vực xây lắp dân dụng, công nghiệp, giao thông, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí chế tạo. Môi trường làm việc xấu và điều kiện an toàn vệ sinh không đảm bảo là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

* Tạo lập môi trường thuận lợi cho người lao động

Môi trường làm việc thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp người sản xuất có động lực làm việc và cống hiến hơn cho doanh nghiệp. Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh của doanh nhân về tạo lập môi trường làm việc ở đây thường phụ thuộc nhiều vào tính tự nguyện của doanh nghiệp mà không có tính pháp lý bắt buộc nhiều. Các vấn đề liên quan tới việc tạo lập môi trường làm việc thân thiện rất đa dạng, như việc ủng hộ thành lập các tổ chức của người lao động (như Công đoàn, Đảng bộ, các câu lạc bộ sinh hoạt); cung cấp phương tiện giao thông đi lại, bữa ăn cho công nhân; đối xử bình đẳng và tôn trọng đối với người lao động; đem lại các cơ hội nghề nghiệp (như các cơ hội thăng tiến, giáo dục đào tạo, tôn vinh nghề nghiệp); gia tăng các các giá trị văn hóa tinh thần cho người lao động (như đi nghỉ mát, dã ngoại, nghỉ lễ, Tết…).

Thời gian qua, đa số các doanh nhân làm ăn đứng đắn đều thực hiện tốt các chính sách lao động cho nhân công, có ý thức xây dựng một bầu không khí làm việc thân thiện và lành mạnh cho người sản xuất. Chính phủ nước ta luôn quan tâm trong việc định hướng cho các doanh nghiệp và doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải ngày càng quan tâm hơn tới việc chăm lo đời sống cho người sản xuất, thông qua việc thành lập các tổ chức cơ sở bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất như Công đoàn và tổ chức Đảng bộ cơ sở.

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đa số. Đa phần những doanh nghiệp này, thực sự vẫn chưa có ý thức xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Vì thế, số lượng các doanh nghiệp và doanh nhân chưa thực hiện được yêu cầu đảm bảo lợi ích cho người lao động cũng là không nhỏ.

* Vấn đề sa thải người lao động

Sa thải lao động là một vấn đề đạo đức mà các doanh nhân và doanh nghiệp cần phải chú ý, đặc biệt trong tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, việc sa thải nay phải đúng theo luật pháp của Việt Nam và hợp đồng lao động quy định. Ví dụ như khi muốn sa thải, luật Lao động quy định chủ doanh nghiệp phải có sự nhất trí của Công đoàn cơ sở. Ngoài ra, đối với lao động ký hợp đồng trên 12 tháng, doanh nghiệp phải cung cấp trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức tiền lương,v.v..

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều thực hiện việc sa thải nhân công một cách hợp lý và đúng luật. Bên cạnh đó, vẫn còn một số những trường hợp tiêu cực gây bức xúc cho người lao động. Nhìn chung, vấn đề đạo đức kinh doanh đối với người lao động của các doanh nghiệp mới dừng ở mức tuân thủ Bộ Luật lao động và các luật liên quan. Số lượng các doanh nghiệp thực sự chú trọng đến khía cạnh đạo đức kinh doanh này một cách tự nguyện còn khá

ít ỏi, và thường tập trung ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước, những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp tốt. Các doanh nghiệp vi phạm các quy định trong Luật lao động thường tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp tư nhân, địa phương, làng nghề. Nhiều hiện tượng lách luật vẫn xảy ra, phúc lợi cho người lao động không được đảm bảo. Rõ ràng, thực hiện tốt đạo doanh nhân với người lao động là khi doanh nhân biết cách cân bằng giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của người lao động. Người lao động là một nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp, vì thế muốn phát triển bền vững và tăng tính cạnh tranh, thì các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cần phải chú ý nhiều hơn nữa tới khía cạnh đạo đức này.

3.2.3. Mối quan hệ giữa doanh nhân và người tiêu dùng

Phải thấy rằng, người tiêu dùng là nhân tố hàng đầu quyết định sự tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)