Những công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo hiếu trong tín ngưỡng của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Những công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣờ

Việt ở đồng bằng Bắc bộ

Qua khảo sát cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng còn rất ít. Vấn đề này chủ yếu được đề cập đến rải rác trong các công trình nghiên cứu chung về tín ngưỡng ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Những công trình nghiên cứu chung đó là tài liệu quý báu để tác giả luận án bóc tách, tiếp t c nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ hơn một cách có hệ thống về đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.

Bàn về đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, trong công trình "Leopold Cadiere - văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt” [43] (bản dịch Đỗ Trinh Huệ), Leopold Cadiere viết, “bổn phận lớn lao của mỗi thành viên gia đình và đặc biệt là con cái đó là chữ hiếu. Tình cảm mãnh liệt ấy nối kết con cái với cha mẹ và mọi thành viên trong gia đình lại với nhau. Trọng tội mà con người có thể phạm đó là tội bất hiếu” [43, tr.112].

Trong công trình “Những khía cạnh triết học trong thờ cúng Tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay” [73], Trần Đăng Sinh viết:

Lòng tôn kính, biết ơn đối với tổ tiên, đó chính là cách ứng xử đặc biệt là đạo Hiếu - Đạo làm người. Đạo Hiếu đòi hỏi con người phải tôn kính, ph ng dưỡng bố mẹ, ông bà khi sống, thờ ph ng tôn nghiêm khi mất. Kính hiếu với tổ tiên đồng thời cũng phải hiếu học, tôn sư trọng đạo. Người có hiếu phải sống xứng đáng với tổ tiên, rèn luyện nhân cách, giữ điều nhân nghĩa, giữ đúng gia phong của gia đình, dòng họ... thông qua việc thờ cúng Tổ tiên trong gia đình, dòng họ, người Việt ở đồng bằng Bắc bộ thể hiện ý thức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở con cháu về nguồn gốc của tổ tiên” [73, tr.14].

Đó cũng là quan điểm của ông trong công trình “Đạo lý uống nước nhớ nguồn, cơ sở triết học và giá trị trong lịch sử dân tộc” [75], ông chỉ rõ: "Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên dần dần trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành “đạo Hiếu”. Đạo Hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị văn hóa đạo đức nổi trội trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam" [75, tr.44].

Trong “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay” [91] Nguyễn Thị Thọ (chủ biên) viết: “thờ cúng Tổ tiên là một hình thức ứng xử tinh tế giữa người sống

với tổ tiên đã khuất, thể hiện trách nhiệm lâu dài của con cháu với tổ tiên... trong cộng đồng gia đình thì lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đạo Hiếu với tổ tiên trở thành những sợi dây liên kết giữa những con người trong cuộc sống hiện tại và tạo nên tình đoàn kết xã hội…từ đạo Hiếu, với lòng nhân ái, và chính trong t c thờ cúng Tổ tiên tính cộng đồng được xây dựng, củng cố… đạo Hiếu trong t c thờ cúng Tổ tiên tích hợp với triết lý của các tôn giáo khác để trở thành một thứ triết lý mang nhiều nét đặc thù của Việt Nam” [91, tr.92-93].

Bàn về đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng, trong “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay” [91], Nguyễn Thị Thọ (chủ biên), cho rằng: “đạo Hiếu được ẩn dấu những nội dung rất uyên thâm và sâu sắc thông qua tín ngưỡng thờ Thành hoàng và lòng biết ơn đối với những người có công lao với cộng đồng, dân tộc, đặc biệt là những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì quốc gia, dân tộc… Sau khi du nhập vào làng xã Việt Nam, tín ngưỡng thờ Thành hoàng đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân, trở nên hết sức đa dạng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn” [91, tr.94-95]. Trần Đăng Sinh trong “Đạo lý uống nước nhớ nguồn, cơ sở triết học và giá trị trong lịch sử dân tộc” [75] cho rằng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đạo Hiếu “trong gia đình thể hiện ở tín ngưỡng thờ cúng ông bà, cha mẹ; trong dòng họ là thờ cúng Tổ tiên; ra ngoài làng là thờ cúng Thành hoàng. Làng nào cũng thờ Thành hoàng, mỗi một vị Thành hoàng có nguồn gốc, công trạng khác nhau…việc thờ cúng đó đều xuất phát từ sự biết ơn, sự ghi nhớ công ơn của dân làng với người có công với làng” [75, tr.59].

Trong “Thờ ph ng Thành hoàng làng ở đồng bằng Bắc bộ” [45], Vũ Ngọc Khánh viết:

Người Việt ở đồng bằng Bắc bộ ai cũng thờ ph ng Tổ tiên, sự tin tưởng vào sự hiện diện thường trực của tổ tiên trong suốt cả cuộc đời mình… thờ Thành hoàng thực ra là một dạng của tín ngưỡng Tổ tiên ở mức cao hơn. Ông tổ của một dòng họ cũng như ông tổ của một làng… tín ngưỡng thờ Thành hoàng là niềm tin trân trọng đối với lịch sử của đất nước. Mỗi gia đình chúng ta luôn luôn gắn bó với tổ tiên của mình: chim có tổ, người có tông” [45, tr.346]. Tuy ông không bàn trực tiếp đến đạo Hiếu nhưng qua cách luận giải trên, tác giả luận án tìm thấy biểu hiện của đạo Hiếu trong hai loại hình tín ngưỡng tiêu biểu này.

Có thể nhận thấy cho đến nay, theo kết quả sưu tầm và thống kê của tác giả luận án thì chưa có một công trình nào nghiên cứu đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ một cách có hệ thống. Nhìn chung, những công

trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả kể trên đã tiếp cận đạo Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam, trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng ở những góc độ tiếp cận khác nhau từ nguồn gốc hình thành, từ sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên - xã hội, tôn giáo… Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học cho tác giả luận án tiếp t c nghiên cứu, khái quát những biểu hiện của đạo Hiếu ẩn chứa trong các loại hình tín ngưỡng tiêu biểu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo hiếu trong tín ngưỡng của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)