7. Kết cấu của luận án
2.1. Sự hình thành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc
2.1.2. Khái niệm tn ng ng
Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người từ xưa cho đến nay. Cho nên, tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như văn hóa dân gian, tôn giáo học, nhân học,…Ở mỗi chuyên ngành, do có cách tiếp cận riêng, nên đến
nay có nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng. Quan niệm tín ngưỡng tuy được hiểu theo nhiều hướng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các hiện tượng siêu nhiên, hư ảo có tính chất thiêng liêng huyền bí.
Để có quan niệm về tín ngưỡng, cần đặt trong mối quan hệ với niềm tin. Theo Phạm Ngọc Quang, “niềm tin là một mối quan hệ (giữa người và người, giữa người và lực lượng siêu nhiên, giữa người và vật). Nó ít nhất bao gồm: người tin, đối tượng được tin. Đối tượng được tin có thể rất đa dạng: là những con người c thể; những vật thể được coi như là cần có sức mạnh giúp đỡ hoặc làm hại con người; những con người được người đời gán cho sức mạnh siêu nhiên… và niềm tin mà con người theo đuổi có nhiều loại khác nhau: có niềm tin khoa học, niềm tin tiền khoa học và niềm tin phi khoa học. Tín ngưỡng là một trong những số niềm tin tiền khoa học, phi khoa học đó…” [70, tr.9]. Như vậy:
Niềm tin là điểm xuất phát của mọi tín ngưỡng. Lòng tin, sự ngưỡng vọng của con người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, một lực lượng siêu thực, hư ảo, vô hình là nội hàm cơ bản của tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng dân gian. Đối với người có tín ngưỡng, lực lượng siêu nhiên đó là có thật, đang tác động vào cuộc sống của họ. Để thuận lợi trong cuộc sống, tránh mọi tai ương, họ tôn thờ, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy và lòng tin ở một lực lượng siêu nhiên, sự sợ hãi sẽ bị trừng phạt hay hi vọng sẽ được che chở, niềm tin rằng mình sẽ được giải thoát khỏi mọi tai ương, trắc trở… là hạt nhân ban đầu của tín ngưỡng [70, tr.10].
Theo Đặng Nghiêm Vạn, niềm tin phải là niềm tin siêu lý, không dựa vào một lí tính và thực nghiệm, một niềm tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống kinh nghiệm hoặc do sự tu luyện để dần khẳng định vững chắc. Đó là niềm tin không cần chứng minh, tin để rồi tin. Tin vào những điều vĩnh hằng, tuyệt đối, một cuộc sống như ý muốn, một cuộc sống bất diệt [108, tr.83]. Từ đó ông đi đến kết luận: “Khác hẳn với niềm tin đời thường, thông qua nhận thức dựa vào lí tính những sự vật hiển nhiên hay cảm nhận những điều rút ra từ sự học hỏi và kinh nghiệm sống, niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp ta có thể nhìn nhận được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức mạnh “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần t c. Niềm tin đó không hẳn từ sự bất lực, mà còn là một nhu cầu mong muốn chế ngự cái chết cho mình trở nên bất tử, hay trở về “sống” ở một thế giới vĩnh cửu đầy hạnh phúc” [108, tr.86].
Ngô Đức Thịnh viết: “Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an giữa cá nhân và cộng đồng... Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có đặc điểm chung còn tôn giáo thì ít mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức nào đó thì có thể trở thành tôn giáo” [86, tr.16].
Trong “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” [20] Nguyễn Đăng Duy cho rằng, "tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy [20, tr.351].
Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” [108, tr.67]. Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng liêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người. Hiện tượng này gắn liền với các phong t c, tập quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của cộng đồng dân tộc đó.
Phan Kế Bính, Toan Ánh, Nhất Thanh... xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian, với các nghi lễ thờ cúng biểu hiện qua lễ hội, phong t c tập quán của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Chí Bền xem tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành của văn hóa, được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng, là lòng ngưỡng mộ, thành kính với những thế lực có ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ với con người. Nguyễn Chính cho rằng, tín ngưỡng là tín ngưỡng tâm linh, vì tín ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín ngưỡng tôn giáo. Đó là niềm tin, sự trông cậy và yêu mến một thế giới siêu nghiệm mà con người với kinh nghiệm và tri thức đã có vẫn chưa lý giải được. Dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý - xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành, phát triển tín ngưỡng gắn
liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó. Tín ngưỡng có các đặc điểm sau:
- Tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý, là niềm tin của con người vào một thực thể nào đó;
- Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng là một lực lượng vô hình mà con người tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, có tính linh thiêng, huyền bí;
- Tín ngưỡng ảnh hưởng, chi phối hành động, ứng xử của cá nhân và cộng đồng được hiện thực hoá thành hiện tượng tâm lý xã hội.
Từ những đặc điểm ấy, Trần Đăng Sinh trong “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [73], đã đưa ra quan niệm về tín ngưỡng mà tác giả luận án thấy hợp lý hơn cả khi xem xét dưới khía cạnh triết học. Theo đó, t n ng ng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội đ ợc hình thành trong quá trình lịch sử - văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin d ới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con ng ời và cộng đồng trong xã hội [73, tr.33]. Quan niệm trên có thể xem là một khái
niệm khá đầy đủ về tín ngưỡng ở nghĩa rộng - niềm tin vào cái siêu nhiên, quán triệt sâu sắc quan điểm duy vật lịch sử, gợi ý ra hệ thống kết cấu của tín ngưỡng.
2.1.3. T n ng ng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của ng ời Việt ở đồng bằng Bắc bộ
2.1.3.1. T n ng ng thờ cúng Tổ tiên của ng ời Việt ở đồng bằng Bắc bộ
Tổ tiên là khái niệm để chỉ những người có cùng huyết thống, đã mất như kỵ,
c , ông, bà, cha, mẹ... là những người có công sinh thành và nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống.
Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là tổ tiên tô-tem của thị tộc. Từ tổ tiên tô-tem chuyển sang tổ tiên người thực là quá trình chuyển từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc ph hệ. Tổ tiên tô-tem giáo trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên được thần thánh hóa, được coi là tô-tem (vật tổ) của thị tộc, là các vật thiêng và các thần che chở của gia đình thị tộc. Thời kỳ thị tộc ph hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy. Khi họ mất, thì những biểu tượng về họ là: ý niệm về linh hồn người chết; tổ tiên - tôtem; thần che chở của gia đình thị tộc. Đó là những yếu tố chính tạo nên biểu tượng về tổ tiên được thờ cúng. Ý niệm về linh hồn người chết khiến cho người ta tưởng nhớ tới tổ tiên người thật của gia đình và thị tộc với đầy đủ tính xác định về nhân hình và cá tính. Ý niệm
về tổ tiên tô-tem gây một sắc thái xa lạ, mơ hồ song vẫn gần gũi, còn ý niệm về thần che chở cho gia đình và thị tộc mang lại cảm giác được ban ơn, che chở đối với thành viên thị tộc.
Theo Tô-ca-rép, ở châu Phi, người Giaga phân tổ tiên được thờ cúng thành ba loại:
- Người mới chết - là đối tượng được thờ cúng rất nghiêm ngặt vì người ta còn nhớ rất rõ những người này.
- Người chết trước nữa - đây là đối tượng không được hiến tế vì bị lãng quên và coi là thần bí.
- Người chết đã lâu - cũng là đối tượng không được thờ cúng vì bị quên hẳn không còn ý niệm nữa [87, tr.317].
Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là những người đàn ông giữ vị trí chủ gia đình, gia tộc, đã mất, có quyền thừa kế và di chúc tài sản theo quan niệm của chế độ ph quyền. C.Mác, khi nghiên cứu "quyền thừa kế" trong gia đình ở La Mã thời cổ đại, cho rằng: Người chủ gia đình La Mã có quyền lực tuyệt đối đối với toàn bộ những cái thuộc phạm vi kinh tế gia đình... Thông qua người thừa kế, ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc sẽ tồn tại mãi mãi. Song di chúc đó không nhất thiết đem lại cho người thừa kế một thứ tài sản nào, nó chỉ bắt buộc người đó thực hiện ý chí của người chết, điều này được coi như một nghĩa v có tính tôn giáo.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, quan niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Tổ tiên không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống - gia đình, họ tộc... mà đã mở rộng ra trong phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của người có công tạo dựng, gìn giữ cuộc sống cộng đồng. Họ là những anh hùng, danh nhân văn hóa mà khi sống được tôn sùng kính mến, khi mất được tưởng nhớ, thờ ph ng trong các không gian tôn giáo. Có khi tại các cơ sở thừa tự khác ở Việt Nam, họ là những Tổ sư, Tổ nghề, Thành hoàng làng, anh hùng dân tộc,...
Ở Việt Nam, vua Hùng được xem là ông Tổ của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ và cũng là ông Tổ chung của cả 54 dân tộc, là người có công khai quốc, được thờ ở Đền Hùng - Phú Thọ. Phùng Hưng được nhân dân suy tôn là "Bố Cái đại vương". Trần Quốc Tuấn, có công đánh giặc giữ nước, được tôn làm "cha" của muôn dân được thờ ở Kiếp Bạc - Hải Dương và nhiều nơi khác.
Tổ tiên còn là người có công truyền nghề, tạo dựng cuộc sống hiện tại cho con cháu được tôn thành các "tổ sư", "tổ nghề".... Như vậy, khái niệm tổ tiên được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổ tiên cùng huyết thống.
Trong xã hội có giai cấp, tổ tiên tô-tem giáo vẫn còn có dấu ấn khá đậm nét. Đó là các tổ tiên siêu nhiên, những nhân vật huyền thoại phản ánh tư tưởng, nguyện vọng và tình cảm của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa bảo vệ cuộc sống cộng đồng. Họ vẫn được tôn thờ, kính trọng như các tổ tiên nhân thần trong các không gian tôn giáo. Các Thành hoàng làng ở Việt Nam có nguồn gốc siêu nhiên cũng được xem như là ông Tổ của cộng đồng làng.
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là yếu tố mang tính thực
hành lễ nghi, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quỳ, lạy…) của người gia trưởng, tộc trưởng là các hậu sinh, hậu thế. Đó là chuỗi hoạt động dưới dạng hành lễ và được các gia tộc, cộng đồng, quốc gia quy định bởi quan niệm, phong t c, tập quán của mỗi loại nhóm chủ thể cộng đồng, dân tộc trong các thời kỳ.
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, tình cảm hướng về cội
nguồn của con cháu. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên. Đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết, song linh hồn vẫn sống thường lui tới gia đình ngự trên bàn thờ trong những ngày giỗ, lễ tết.
Người Xlavơ thờ tổ tiên, thể hiện ở tình cảm biết ơn, mong tổ tiên về ăn uống với con cháu và mong tổ tiên giúp cho việc làm ăn của gia đình thuận lợi, lúa mì tươi tốt, gia súc sinh sôi nảy nở mang lại nhiều của cải...
Người Trung Quốc, ý thức về tổ tiên khá sâu đậm, đặc biệt là tổ tiên của dòng họ. Họ quan niệm rằng: Người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên bàn thờ gia đình nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức, ngược lại người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi những ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở họ một cách bí ẩn. Người Trung Quốc thờ cúng tổ tiên cũng là để kính báo tổ tiên mỗi khi trong gia đình, họ tộc có những việc lớn như làm nhà, cưới xin, thăng quan, tiến chức...
Người Ấn Độ, thờ tổ tiên xuất phát từ quan niệm cho rằng, người chết muốn được phán xét lên trời chứ không phải xuống địa ng c thì phải được con cháu thờ cúng.
Người Việt Nam ý thức tôn thờ tổ tiên thể hiện đạo hiếu của con cháu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", là sự mong muốn tổ tiên "phù hộ độ trì" cho con cháu ăn nên, làm ra và không bị làm hại.
Biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh đẹp đẽ mà con cháu gán cho tổ tiên. Tổ tiên luôn là hình ảnh về những người tài giỏi, có công, có đức. Nơi thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng, ảnh được trang trí, bày đặt cầu kỳ, trang trọng.
Cúng là yếu tố mang tính lễ nghi, là sự thực hành một loạt động tác của
người được quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ được qui định do quan niệm, phong t c, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc. Nghi lễ cúng được