Khái niệm đạo Hiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo hiếu trong tín ngưỡng của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Sự hình thành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc

2.1.1. Khái niệm đạo Hiếu

Đạo theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang

khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến m c tiêu hay lý tưởng nào đó. Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo, thí d Thiên đạo, Nhân đạo, Trí đạo, Tâm đạo. Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên cái Thiện, cái Đẹp, Tự Nhiên trong sáng lành mạnh và Chân Chính để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình cho con người. Khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là các tôn giáo như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay những tôn giáo khác đang lưu truyền hiện nay. Thật sự tôn giáo chỉ là một trong nhiều Đạo khác nhau, nhưng chủ yếu về tâm linh dựa vào lòng tin hay đức tin của người theo đạo giáo để khuyên con người làm lành tránh dữ. Những đường Đạo khác cũng thế, đều dẫn dạy con người cách sống, cách hành xử, cách yêu thương cho và nhận trên công bình bác ái. Chữ "Đạo" nằm trong c m từ "đạo Hiếu" được hiểu theo một số nghĩa như: Đường lối, nguyên tắc ứng xử với tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà người con, cháu có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội; nội dung học thuật của một học thuyết đạo đức.

Theo chữ Hán, chữ Hiếu ( ) được cấu tạo từ chữ Khảo - cha ( ) ở trên (lược bớt phần dưới) và chữ Tử - con ( ). Theo đó, Hiếu tức là mối quan hệ cha trên, con dưới. Suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ góc độ triết học, Hiếu là một phạm trù đạo đức, thuộc về một hình thái ý thức xã hội. Do đó, sự hình thành và phát triển của đạo Hiếu luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội và sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Theo Từ điển tiếng Việt, “Hiếu là có lòng kính yêu, hết lòng chăm sóc cha mẹ”. Với nghĩa đó, Hiếu được thể hiện ở thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc chu đáo của con cái đối với cha mẹ - người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.

Hiếu trong luân thường đạo lí của Nho giáo xưa là sách của trời, nghĩa của

đất, hạnh của người. Trong trăm điều thiện thì Hiếu là điều thiện hàng đầu (bách thiện hiếu vi tiên). Chữ Hiếu có nội hàm rất rộng, song có thể quy vào những nội dung cơ bản sau:

- Tiểu Hiếu là sự kính trọng, nuôi dưỡng ông bà cha mẹ khi sống, thờ ph ng

khi mất.

- Trung Hiếu là con cái không làm gì để cha mẹ buồn phiền.

- Đại Hiếu, là con cái ngoan ngoãn, thành đạt, kế thừa sự nghiệp của cha mẹ,

phát huy truyền thống tốt đẹp của họ tộc, làm vinh danh tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Xã hội Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, do vậy, tinh thần của Nho giáo về đạo Hiếu cũng thấm đậm trong việc giáo d c con cái trong gia đình truyền thống. Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Nguyễn đã mô phỏng theo nội dung trong sách “Nhị thập tứ hiếu” để truyền bá đạo Hiếu trong xã hội. Đạo Hiếu được coi là đạo của người quân tử. Nhiều nhà Nho, nhà yêu nước nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Bùi Huy Bích…đã biên soạn gia huấn để dạy bảo con cháu. Gia huấn còn gọi là gia lễ, bảo huấn, bảo kính châm... nhằm giáo huấn, khuyên bảo, giáo d c đạo đức gia đình, giáo d c lẽ sống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, gia huấn còn hướng đến việc bảo tồn và xây dựng gia phong đạt tới gia đạo. Tuy nhiên, các nhà Nho Việt Nam trong thực tế đã không “bê nguyên xi” nội dung đạo Hiếu trong Nho giáo để giáo d c con cái. Đạo Hiếu của Nho giáo đã được “Việt hóa” cho phù hợp với những giá trị văn hóa bản địa trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý và lọc bỏ những yếu tố không phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc.

Trong “Việt Nam phong t c” [10], Phan Kế Bính viết: “Ta đọc sách thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trong trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị thập tứ hiếu làm phương châm cho đạo làm con” [10, tr.21]. Vì “nết hiếu là nết đầu trong luân lý của người ta” nên hành vi ứng xử đạo đức của con người không gì lớn bằng chữ Hiếu. Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết ph ng dưỡng cha mẹ” [10, tr.21], “Nết Hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý. Nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa” [10, tr.22].

Cùng với Nho giáo, Phật giáo cũng có nhiều ảnh hưởng tới quan niệm về Hiếu của người Việt Nam. Đối với Phật tử, Hiếu được xem là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Phật tử trước khi xuất gia tu hành đã là người con của gia đình, đã chịu sự giáo d c của gia đình về đạo Hiếu. Khi xuất gia tu hành, Phật tử vẫn tiếp t c được dạy về đạo Hiếu, rằng con cái không những chỉ ph ng dưỡng cha mẹ bằng của cải vật chất chính đáng do mình làm ra mà phải đặc biệt hiếu dưỡng về tinh thần và phương thức báo hiếu. Người Phật tử một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ đi cả cuộc

đời cũng không đền được ơn sâu cha mẹ. Phật dạy, sống ở trên đời phải thực hiện đức từ bi. Theo luật nhân quả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Phải năng làm điều thiện, tránh điều ác. Phải thực hiện ngũ giới, thập thiện, tu theo Bát chính đạo. Khi thấy cha mẹ làm điều ác phải can ngăn, lựa lời nói phải. Đức Phật lấy gương M c Kiền Liên báo Hiếu bằng cách xin tha tội ác cho mẹ, cứu mẹ khỏi tội lỗi từ kiếp trước. Ngày lễ Vu Lan được xem là ngày Cha Mẹ. Phật tử ai may mắn còn cha mẹ được hân hạnh cài lên áo bông hồng đỏ. Còn ai đó không còn cha mẹ để có cơ hội ph ng dưỡng thì cài bông hồng trắng tưởng nhớ, biết ơn. Phật tử đọc kinh Báo Ân cha mẹ, nghe sư tăng bề trên thuyết giảng về hiếu hạnh, bổn phận của con cái, cầu chúc cho ông bà, cha mẹ được bình an. Mùa Vu Lan trở thành mùa báo Hiếu của con cái đối với cha mẹ. Trong chùa, Phật tử không những thường xuyên t ng kinh, niệm Phật, tôn thờ tưởng nhớ công ơn của Phật tổ đã thắp đuốc chỉ đường cho sự giải thoát khỏi khổ đau, mà còn phải nhớ công ơn của các sư Tổ. Trong nhà thờ Tổ phía sau chùa bao giờ cũng có ban thờ các thế hệ sư tr trì có công lao truyền dạy đạo pháp, giữ cho sự nghiệp của Đức Phật được tiếp nối đời đời.

Như vậy, Hiếu là ý thức, tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, biểu hiện qua hành động đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của con cháu. Hiếu là một đức tính cần có của con người, là lẽ phải đương nhiên ở đời. Trong “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay” [91], Nguyễn Thị Thọ (chủ biên), cho rằng “Hiếu là một chuẩn mực đạo đức được hình thành trước hết trong quan hệ gia đình, là trách nhiệm, nghĩa v và bổn phận của con cái. Mỗi cá nhân phải tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo nề nếp gia phong “trên kính dưới nhường. Đối với người Việt Nam, Hiếu là đạo đức gốc, là cái cần phải được giáo d c sớm ngay từ trong gia đình và Hiếu là nền tảng, cơ sở cho những chuẩn mực đạo đức khác” [91, tr.85].

Đạo Hiếu được xem là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, vì vậy đạo Hiếu

là sự phản ánh đời sống xã hội của con người. Chính đời sống xã hội của con người mang tính khách quan nhưng lại là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của những giá trị đạo đức truyền thống đặc biệt là đạo Hiếu. Đạo Hiếu là cái khởi thủy, cái ban đầu cần thiết của đạo làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội. Trần Đăng Sinh trong bài viết “Đạo Hiếu - Đạo làm người trong gia đình Việt Nam” [74] cho rằng,

Đạo Hiếu có thể là triết lý, lẽ sống, phương châm ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình. Con cái sống phải hiếu với ông bà, cha mẹ… Đạo Hiếu không phải là cái có sẵn, để con cái biết hiếu thảo, mỗi gia đình cần biết nuôi dạy con. Sự dạy bảo nghiêm khắc của các bậc cha mẹ, sự học

tập rèn luyện thường xuyên của con cái là điều hết sức cần thiết để hình thành đạo Hiếu [74, tr.38-39].

Đạo Hiếu không chỉ dừng ở mức độ tư tưởng, quan niệm trong cuộc sống mà nó còn được thể chế hóa bởi luật pháp của nhà nước phong kiến. Trong bộ luật thời Lê Sơ đã quy định rất rõ nghĩa v của con cháu đối với ông bà, cha mẹ:

- Đạo làm con phải hiếu kính với cha mẹ, khi tuổi già phải sớm khuya ph ng dưỡng, không để thiếu thốn… Các việc tế tự và an táng phải căn cứ vào Lễ kí; như thế mới hết đạo làm con.

- Đạo làm anh em trong gia đình phải cùng nhau hòa thuận. Anh thì yêu em, em thì kính anh, chớ nên tranh nhau tài sản; chớ nên nghe lời vợ mà quên nghĩa cốt nh c.

- Đạo vợ chồng cũng phải biết kính yêu nhau, dốc lòng ân nghĩa. Vợ phải kính hiếu cha mẹ chồng, thuận hòa yêu thương chồng con, không nên ghen tuông thái quá, cũng không được chán cảnh nghèo đói đòi bỏ nhau.

Đạo Hiếu thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Sự đồng điệu giữa ý thức về cội nguồn và quan niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc trong văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam. Người Phật tử chân chính luôn thực hiện đạo Hiếu, coi đó là chân giá trị của đạo đức truyền thống Việt Nam, cũng là giá trị văn hóa đạo đức Phật giáo. Phật tử luôn nhớ và thực hiện lời Phật dạy: có hai người không thể trả ơn hết được đó là cha và mẹ. Bổn phận ph ng sự cha mẹ, ph ng sự Phật pháp, ph ng sự dân tộc và Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa v của mỗi Phật tử hôm nay. Cùng với Phật giáo, Nho giáo, Công giáo ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quan niệm của tín đồ về đạo Hiếu. Các tín đồ Công giáo ở Việt Nam rất coi trọng đạo Hiếu. Họ, sau kính Chúa là biết ơn cha mẹ, “tín đồ Công giáo luôn coi trọng đạo Hiếu, coi hiếu là một giá trị đạo đức hàng đầu. 100% người Công giáo được hỏi dưới các hình thức khác nhau đều thực hành thờ kính tổ tiên” [91, tr.128].

Đạo Hiếu tiếp t c được kế thừa và nâng cao trong tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh. Tinh thần của chữ Hiếu được phát huy cao nhất khi chữ Hiếu trong gia đình hòa vào chữ Hiếu với đồng bào, dân tộc và trở thành lý tưởng sống của người Việt Nam trong mọi thời đại mà Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình. Người đã gác chuyện báo Hiếu gia đình để báo hiếu Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, Hiếu là hiếu với nhân dân, ta không chỉ thương cha mẹ ta mà còn phải thương cha mẹ người. Ngày nay, tư tưởng “Trung với nước, Hiếu với dân” vẫn luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện và tu dưỡng của người cách mạng:

Vì nước xin hết chữ trung Xin đem chữ Hiếu hết lòng thờ dân

Có thể nói, cùng với sự biến động to lớn trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, nhiều giá trị đạo đức truyền thống cũng biến đổi theo trong đó có đạo Hiếu. Tuy nhiên, đạo Hiếu ngày nay vẫn luôn được tôn vinh và là phẩm chất không thể thiếu được trong chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. Cốt lõi của đạo Hiếu truyền thống vẫn được duy trì. Đó là lòng biết ơn, tình cảm chân thành của con cái đối với bậc sinh thành được thể hiện qua thái độ, hành vi mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Ý nghĩa của chữ Hiếu không dừng lại ở những hành động ph c v trực tiếp cho cha mẹ mà còn là sự trau dồi, rèn luyện bản thân trong học tập, lao động, trong lối sống… để qua đó thể hiện đạo làm con, đồng thời hình thành nên những phẩm chất giúp con cái trưởng thành và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng xã hội; lòng yêu lao động, tôn trọng thành quả lao động; biết tự khẳng định mình bằng lao động nghiêm túc; ý thức tiết kiệm; lòng nhân ái, biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn, vất vả của người khác… Rèn luyện những phẩm chất của lòng Hiếu thảo ngày nay chính là con đường để tạo lập một gia đình ấm no, hạnh phúc; một quốc gia giàu mạnh với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo để hòa nhập và phát triển cùng cộng đồng. Chữ Hiếu của người Việt Nam vượt ra khỏi phạm vi gia đình, đạo Hiếu cao nhất là Hiếu với dân, với nước.

Như vậy, Hiếu là một đức tính của con người, thường gọi là đức hiếu, là lẽ phải đương nhiên ở đời nên mặc nhiên gọi là đạo Hiếu, tác giả đồng quan điểm với Nguyễn Thị Thọ (chủ biên) trong “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay” [91] khi cho rằng, “đạo Hiếu là gốc của mọi giá trị đạo đức, là th ớc đo,

xác định giá trị con ng ời Việt Nam; là tình cảm tự nhiên của con ng ời, biểu hiện tập trung nhất là sự phụng d ng, chăm sóc ông bà, cha mẹ với lòng thành k nh và tự hoàn thiện bản thân mình làm cho ông bà, bố mẹ vui lòng; là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất, nó chi phối các quan hệ khác và các chuẩn mực đạo đức khác trong gia đình, làng xã, đất n ớc”[91, tr.42]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo hiếu trong tín ngưỡng của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)